Thực trạng về công tác phối hợp GDĐĐ cho HSTH huyện

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 79)

Hoằng Hóa

Sau thời gian dài phấn đấu đến nay, huyện Hoằng Hóa đang trên đà hội nhập và phát triển. Công tác giáo dục đạo đức cho HSTH trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Tỷ lệ HSTH được xếp loại xuất sắc, tốt về mặt đạo đức ngày càng tăng. Tỷ lệ HSTH xếp loại trung bình, về mặt đạo đức đã được hạn chế rất nhiều. Điều đó chứng tỏ rằng, bước đầu sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài nhà trường đã có kết quả.

Các đơn vị trong trường đã phối hợp với nhau thống nhất nội dung, chương trình giáo dục và tìm ra các biện pháp thực hiện nhằm đưa việc học tập và rèn luyện của sinh viên ngày càng đi vào nề nếp.

Tuy nhiên, so với yêu cầu thì việc phối hợp các lực lượng trong công tác GDĐĐ cho HSTH còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục: việc phối hợp giữa tập thể HSTH và tập thể sư phạm trong việc GDĐĐ cho HSTH chưa thực sự tốt; một bộ phận cán bộ giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho HSTH. Một số đồng chí còn rất thờ ơ với công việc này, cho nên, chưa có đầu tư thích đáng vào nội dung các bài giảng của các môn học. Họ cho rằng công việc này là của giáo viên chủ nhiệm, nhiệm vụ của họ chỉ đơn thuần là giảng dạy mà thôi. Đây là một quan niệm sai lầm và thiếu trách nhiệm cần phải chấn chỉnh kịp thời.

Việc phối hợp tự đánh giá của học sinh với tập thể lớp, giáo viên chủ nhiệm,, nhà trường tại huyện Hoằng Hóa chưa thực sự tốt. Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục HSTH trong thời gian qua đã làm nhưng chưa đều khắp. Nhà trường mới chỉ chú ý đến những đối tượng HSTH vi phạm khuyết điểm bị kỷ luật. Những HSTH khác thì hằng năm chưa thông báo kết quả học tập rèn luyện đến từng gia đình hay địa phương cụ thể biết. Đặc biệt là những học sinh có thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Nếu như nhà trường phối kết hợp tốt thì sẽ động viên khích lệ được các em học sinh hơn, gia đình hay địa phương có những gương điển

hình đó cũng sẽ tự hào và hãnh diện hơn đồng thời coi đó là tấm gương sáng cho cáchọc sinh xóm noi gương phấn đấu.

Đối với chính quyền địa phương thuộc địa bàn của trường.Việc trao đổi thông tin, nắm bắt thông tin giữa nhà trường và địa phương về tình hình HSTH ở nhà chưa được thường xuyên, chưa kịp thời, nhiều khi thiếu chính xác. Chính vì thế, cần phải có những cải cách trong công tác phối kết hợp quản lý giáo dục đạo đức cho HSTH thì mới có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 79)