Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn việt hà qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn (Trang 89 - 105)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Giọng điệu trần thuật

Giọng điệu là "thái độ, tình cảm, lập trờng t tởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tợng đợc miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm" [49, 112]. Giọng điệu trong tác phẩm văn học là "một phạm trù thẩm mỹ", có vai trò quan trọng góp phần "tạo phong cách nhà văn", là cơ sở để ngời đọc phân biệt nhà văn này với nhà văn khác.

Khi trần thuật, tác giả tạo ra những sắc thái giọng điệu khác nhau, cái mà M.Bakhtin gọi là "tính đa thanh trong giọng điệu". Do đó, việc "nghiên cứu giọng điệu là tìm hiểu ngôn ngữ của chủ thể, cách nói của chủ thể về vấn đề đợc nói đến và với đối tợng mà lời văn nhắm tới"(Nguyễn Đăng Điệp), trở nên rất cần thiết. Nhất là việc tìm hiểu nó trong một thể loại luôn luôn mới - thể loại tiểu thuyết, mà Nguyễn Việt Hà là một gơng mặt tiểu biểu, có đóng góp không nhỏ trong việc làm mới ấy. Trong tiểu thuyết của anh, giọng điệu trần thuật của tác giả hoà lẫn với giọng điệu của nhân vật, hoá thân, nhập vào từng nhân vật, để nhân vật tự viết lấy giọng điệu của nó. Điều đó thể hiện một tinh thần dân chủ và nhu cầu đối thoại, tranh biện nhằm nhìn nhận lại các giá trị truyền thống cũng nh các giá trị hiện đại. Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nét đặc trng riêng cho mỗi loại hình

lời văn nghệ thuật là giọng điệu. Không những thế, giọng điệu còn góp phần khu biệt đặc trng phong cách của mỗi nhà văn.

ở hai cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà có sự phối hợp của nhiều giọng điệu trần thuật, với sự đa dạng, đan cài lẫn nhau tạo nên thứ giọng đa thanh, đa giọng điệu. Nhà văn "dờng nh trao ngòi bút cho nhân vật, để nhân vật tự viết lấy với giọng điệu riêng của nó" (Antonov). Tác phẩm là phát ngôn của nhà văn về hiện thực đời sống, một mặt phản ánh thực tế khách quan, mặt khác phản ánh cả chính bản thân mình qua cách nghĩ, lập trờng, thái độ... một cách riêng biệt không lặp lại.

Cơ hội của Chúa Khải huyền muộn xuất hiện nhiều loại giọng điệu: giọng trữ tình, giọng hài hớc châm biếm, giọng giễu nhại, giọng triết lý... Nhng ở đây, chúng tôi tập trung đi vào tìm hiểu hai loại giọng điệu chủ yếu đó là giọng giễu nhại và giọng triết lý.

3.2.3.1. Giọng giễu nhại

Theo M.Bakhtin, văn giễu nhại là loại văn "nói bằng giọng của kẻ khác" nh- ng "đa vào đó một khuynh hớng nghĩa đối lập hẳn với khuynh hớng của lời ngời đó" [11, 136]. Còn Trần Đình Sử thì cho rằng: "Nhại là nhắc lại, là bắt chớc lời nói của ngời khác để trêu chọc, để bỡn cợt, là sự miêu tả những sự vật, hiện tợng với bề ngoài có vẻ bóng bẩy, mực thớc, khuôn mẫu nhng nhằm mục đích phê phán, đả kích, chế giễu, phơi bày cái thối nát mục ruỗng bên trong".Giễu nhại là một thuật ngữ khó định nghĩa, khó khoanh vùng. Vì nó là một khái niệm động, luôn biến đổi, biến hoá khác nhau trong những văn bản khác nhau... Song, "theo hầu hết các nhà nghiên cứu, dù nhìn từ góc độ nào thì giễu nhại cũng có hai đặc điểm chính: nhại và giễu là bắt chớc và châm biếm"(Nguyễn Hng Quốc). Giọng giễu nhại chỉ là một phần của hình thức giễu nhại. Giọng giễu nhại thẩm thấu vào tất cả các yếu tố khác trong tác phẩm, chúng ta chỉ có thể đợc lĩnh hội, cảm nhận thông qua quá trình đọc, cảm nhận những câu những chữ, những khoảng trống, những tiếng vọng từ những dấu chấm câu, ngữ điệu của những lối diễn đạt, ngôn ngữ của những hình ảnh trong tác phẩm.

Khi các giá trị tinh thần đang bị đảo lộn, những mặt trái của cuộc sống lộ rõ, giọng giễu nhại đã nổi lên nh một giọng chủ đạo trong tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết của các nhà văn trẻ. Đọc tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà ta bắt gặp giọng

văn của anh dờng nh "giễu cợt tất cả". Nhà văn đã thấy nhiều sự lỗi thời, lố bịch, vô nghĩa của cuộc sống hiện đại tồn tại hàng ngày xung quanh anh. Sử dụng giọng giễu nhại, Nguyễn Việt Hà đã "công khai chống lại thứ quy tắc bảo thủ, lỗi thời, thói trịnh trọng cứng đơ, tính giáo huấn, những quan hệ xã giao nhiều đạo đức giả dối, lối tha gửi khúm núm, nhiều huý kỵ".

Không phải đến Nguyễn Việt Hà giọng giễu nhại mới đợc sử dụng, giọng điệu này đã xuất hiện rất nhiều trong các sáng tác văn học trớc đó và có thể nói nền văn học nào cũng có giọng điệu này. Điều khác ở đây là mức độ giễu nhại và cách thức thể hiện riêng của nhà văn thể hiện qua cách trần thuật.

Hồ Anh Thái khá mẫn cảm trớc cái xấu đáng chê cời của con ngời, của cuộc đời, mẫn cảm quá đến mức thành dị ứng, nhìn đâu cũng nhận ra, mọi lúc, mọi nơi, mọi hạng ngời, mọi lĩnh vực... tiêu biểu nh: Mời lẻ một đêm. Có thể coi đây là đỉnh cao của giọng giễu nhại trong sáng tác của Hồ Anh Thái.

Trong truyện anh, ta bắt gặp khá nhiều chất giọng giễu nhại. Sự xuất hiện của loại giọng điệu này hiếm khi xuất hiện trong t duy nghệ thuật sử thi. "Cái nụ cời chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật tẩy những trớ trêu, nghịch cảnh trong đời chỉ có thể có đợc khi nhà văn không nhìn đời bằng cảm hứng lãng mạn thuần túy màu hồng mà nhìn nó nh những mảnh vỡ"(Nguyễn Đăng Điệp). Giọng giễu nhại đợc tác giả sử dụng từ những cuộc thi hoa hậu đến những đam mê rẻ tiền của công chúng: "Cùng lúc hàng chục tụ điểm ca nhạc đều bán vé, các ca sỹ chạy sô phải đua nhau chạy hết hơi. Những kẻ hâm mộ không còn đủ sức để mang hoa đi tặng cho hết tất cả những hoa hậu á hậu, những cựu hoa hậu, những cựu siêu sao và đơng kim siêu sao". Tác giả đã để các sự việc, tình tiết, nhân vật tự lật tẩy, tự lột bộ mặt theo đúng bản chất của nó.

Cùng với Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà sử dụng giọng điệu này khá nổi bật và thành công. Nó trở thành "nốt nhấn" cho nhiều sự kiện, nhiều chi tiết trong tác phẩm. Nó nổi lên nh một điểm sáng để cho sự vật phơi bày trần trụi, không cần lấp liếm dới lớp vỏ ngôn từ hoa mỹ. Khi đọc cuốn Cơ hội của Chúa, Hoàng Ngọc Hiến đã khẳng định: "Cơ hội của Chúa thừa thãi những câu hóm hỉnh, đùa giễu, về phơng diện này có thể xem tác phẩm của Nguyễn Việt Hà là một cái mốc". Có những câu đợc đánh giá rất cao, nó "đạt tới tinh diệu của tinh thần".

Giọng giễu nhại trong tác phẩm thể hiện một cá tính riêng, độc đáo và Nguyễn Việt Hà đã giễu nhại rất nhiều tầng lớp ngời, nhiều mối quan hệ cũng nh nhiều thói đạo đức giả. Đó là hệ quả của quan niệm mới về hiện thực, về thế giới phân mảnh với sự sụp đổ của những đại tự sự và sự lên ngôi của những tiểu tự sự. Đó là sự du nhập của văn hoá phơng Tây vào Việt Nam, làm cho: "Tháp Rùa ngơ ngác nhìn Hà Nội đang quen dần buôn lậu và tập tọng nghiện ngập. Đàn ông đã biết bật nắp Heineken và đàn bà cũng quen với vị Coca" [44, 47]. Đó là thời buổi "nhập nhoạng, ngổn ngang, nhố nhăng", với diện mạo của nền kinh tế đầu những năm chín mơi: "Mọi ngời lũ lợt kéo nhau đến xem những phiên toàn mà bàng hoàng cời nh mếu. Ba vạn chính nghìn tổng, chánh, phó giám đốc trong và ngoài quốc doanh đều mù và điếc theo mọi nghĩa" [44, 401-402]. Thời đại mà "những con điếm bỏ nghề quay sang giảng dạy tiết hạnh, những thằng lu manh chộp giật bằng cấp xoay sang làm sếp" [44, 387]. Hay giới trẻ thì "đến quán bar để nốc, để hút, để nẩy bần bật" [44, 288].

Lối sống phơng Tây đã ảnh hởng đến nếp sống của từng gia đình, đến nếp nghĩ và cách dùng ngôn ngữ của tầng lớp trẻ. Và còn chịu ảnh hởng của những bộ phim Hàn Quốc, Trung Quốc, các chơng trình nội địa. Bởi thế, giới trẻ đã thể hiện mình bằng cách uống rợu Tây và sống một cách tự do, phóng khoáng. Tất cả đã làm thay đổi phong cách con ngời từ ăn mặc đến kiểu tóc, đi đứng... Đây là khung cảnh ở một vũ trờng miền Bắc đợc Nguyễn Việt Hà xây dựng, mới đọc nghe chừng hài hớc và nực cời nhng đó là cả vấn đề trong xã hội mới, nh một bức tranh thu nhỏ về cảnh sống, sinh hoạt với những thú vui của lớp trẻ đang tiếp cận với những luồng văn hoá mới: "Trên sàn một luc choai choai 16, 17 đang giật chân tay. Bọn lớn hơn tản quanh các bàn phong độ, cao đạo, tự hào về thâm niên trong bộ môn khiêu vũ quốc tế. Một vài nhóm nhỏ chỉ ngồi ăn nhậu, thởng thức không khí nhộn nhạo. Đầu tóc quần áo theo đúng catalogue thời trang Tiệp năm 1989. Khinh bỉ nhìn lũ ngời xung quanh, cái lũ mọi cha đợc nền văn minh xuất khẩu lao động Đông Âu khai hoá" [44, 116]. "Phòng khiêu vũ đông nghẹt thanh niên dậm dựt theo tiếng nhạc Boney M. Một vài đôi nhảy ngời bản xứ uốn éo điệu xì lô áo bỏ trong quần nhng đi chân đất. Các cô cậu ngời Hà Nội nhìn biết ngay, ở nhà trót ăn mặc đứng đắn nên ra đây hở hang quá đỗi, cố chứng rỏ dân thành phố lớn hơn phải đồi truỵ" [44, 131].

Khải huyền muộn, nổi lên những cảnh sống mới: "Trời nắng chang chang nóng. Có một bể bơi không tờng chắn, rất nhiều thiếu nữ nằm ngổn ngang phơi ngời, tự lấy tay xoa ngực trần bằng những nắp hộp kem loằng ngoằng chữ Hàn Quốc. Trên ti vi cũng nhan nhản phim Hàn. Những bộ phim đơng nhiên là hấp dẫn vì nội dung đều có một bi kịch đơng nhiên là thê thảm, chuyện tình giữa anh Chimđangsun và cô Xinhiếp" [43, 44]. Phim truyền hình Trung Quốc cũng có tác động không kém phần mạnh mẽ đến cách ứng xử của ngời Việt. Khi nhận lỗi các vị quan chức cũng tự xỉ vả mình bằng cách: "tất cả giơ mạnh tay đều đặn tát vào hai má theo kiểu Thái giám có lỗi, mốt nô tài đang thịnh hành trong phim Khang Hy đại đế" [43, 64]. Các chơng trình truyền hình nội địa cũng hấp dẫn và cảm hoá ngời xem đến mức: "Mẹ vợ Vũ vốn Thứ trởng về hu đã ngoài bẩy mơi, dạo này những lúc ghen ngợc, cũng đều nhí nhảnh chua chát cái giọng tấu hài của chơng trình Gặp nhau cuối tuần" [43, 52].

Có khi tác giả tạo ra hai sự đối lập đứng cạnh nhau làm nổi bật sự khác biệt và chúng trở nên kệch cỡm, sự nhập nhằng, ám muội dới cái vỏ bọc nghiêm túc đáng tin cậy. Tất cả những hình ảnh, từ ngữ mà tác giả sử dụng là biểu hiện sống động của một khuôn mặt cời, nhng nhìn kỹ thì ta lại thấy nó nhăn nhó, tội nghiệp. Con ngời chạy theo những ảo vọng phù phiếm, đánh đổi những gì quý giá để lấy những thứ "rẻ tiền", là sự rệu rã, mệt mỏi của hầu hết những ngời tham gia vào trò chơi danh lợi... Nguyễn Việt Hà đã không giấu nổi cái nhìn mỉa mai trớc những hiện trạng của xã hội đơng đại. Khi các giá trị truyền thống bị lung lay thì đạo đức gia đình cũng có nguy cơ rạn vỡ. Tác giả đã giễu nhại thói đạo đức giả dối xuất hiện nhan nhản trong xã hội.

Đó là gia đình Thảo trong Khải huyền muộn: "Bố nó chăm bà nó đã đợc m- ời lăm năm. Chuyện bố nó nuôi mẹ đợc đăng lên mục "Giữ gìn truyền thống cũ" của một tờ báo đoàn. Mẹ nó cắt bài báo ép lên khung kính treo ngay của ra vào. Phía trên bài báo là một tấm ảnh cả nhà nó đứng quay xung quanh bà nội đang móm mém cời trong bộ áo dài đại lễ màu điều" [43, 26]. Hay vợ Vũ thể hiện tấm lòng hiếu thảo của một cô dâu vì: "chỉ biết bố mẹ chồng qua ảnh nên đơng nhiên trở thành một cô con dâu hoàn hảo: "Mỗi kỳ giỗ hai cụ, vợ Vũ đều làm không dới năm mơi mâm. Chục năm lại đây, có xông xênh tiền, vợ Vũ còn lập đàn chay gõ

mõ đọc kinh Phật lầm rầm cúng trớc suốt ba ngày" [43, 77] và số tiền đóng học phí cho thằng Bảo ở Mỹ phần nhiều là từ "tiền phúng giỗ" mà có.

"Cái mơ ớc sẽ trở thành ngời sang trọng luôn dày vò vợ Bạch. Bố công nhân mẹ cũng công nhân, vợ Bạch đã quá hiểu để khinh bỉ cái gọi là dân nghèo thành thị"[43, 192]. Sau đó cô tìm mọi cách để học và khi có học thức, kiếm đợc tiền cô đã đồng ý lấy Bạch. Sau một thời gian đã kịp cầm tiền ra đi và kiếm một ông chồng mới là "thơng gia thành đạt ngời Sing gốc Tầu" [43, 211]. Đến cách học đòi làm dáng của vợ Vũ cũng thật nực cời: "Vợ Vũ làm cái đầu xoăn tít theo cái mốt của cô nàng diễn viên Nam Mỹ trên truyền hình mà Vũ rất ghét, lúng liếng liếc chồng. Sáng danh Chúa, sao mà nó giống hệt cái xúp lơ đợc huy chơng vàng trong hội chợ rau sạch toàn quốc" [43, 276].

Từng là một công chức nhà nớc, Nguyễn Việt Hà hiểu hơn ai hết đời sống của tầng lớp này. Bởi vậy, tầng lớp công chức và đời sống của họ trở thành đối t- ợng giễu nhại của anh. Thực trạng công việc của họ... nhàm chán và đơn điệu: một phòng có tới mời tám ngời nhng "công việc chỉ đủ cho năm ngời" [43, 52]. "Hoàng đi làm theo tuyến nhất định. Sự đơn điệu trong quỹ đạo chuyển động là một đặc trng mang đầy tính công chức. Đi xe đạp vòng nửa bờ hồ. Khi tan về nốt vòng kia. Một tháng vẽ đủ ba mơi vòng. Những số không tròn trĩnh ngấm ngầm minh hoạ cho một thứ triết lý h vô rẻ tiền" [44, 89]. "Khu vờn cơ quan trở thành thứ vờn trẻ để gửi con ông cháu cha" của những công tử và tiểu th. "Sáng đến vơ quan "rút tập chứng từ" dầy để trên mặt bàn. Nó là biểu tợng vàng ngọc của tám tiếng. Cuối giờ cứ y nguyên nh vậy cất vào. Đi làm nhà nớc cũng không cần phải học cao biết rộng, làm mãi thành quen.

Thực trạng của các ngành hiện ra trong văn chơng của Nguyễn Việt Hà thật lố bịch, đáng nực cời. "Hôm ti vi đang quay hội nghị tổng kết ngành điện, ông Giám đốc sở truyền tải đọc báo cáo thành tích dài mời tám trang dới ánh sáng một cây bạch lạp" [49]. Hay "Vụ phó hồn nhiên tin rằng đã đá bóng giỏi thì rất khó học chữ giỏi, đặc biệt là những cầu thủ quen chơi bóng bằng đầu. Những ngời đầu đặc khi tết bóng thờng đi căng và khó đoán hớng. Khá nhiều những tuyển thủ của đội U17 hoặc đội U21 đang cố gắng hoàn thành chơng trình tiểu học. Một hiện thực tồi tệ, hiện thực này đợc cải tạo vài quan chức thể thao đang chạy tiền làm tiến sĩ thể chất hệ tại chức đau đớn tuyên bố" [43, 48-49]. "Hội trờng trang nghiêm im phăng

phắc. Ba phần t đại biểu đã thiu thiu ngủ. Hầu hết bọn họ là dân chuyên nghiệp họp nên mắt vẫn mở to, cổ vẫn thẳng, phải tinh ý mới nghe thấy tiếng ngáy khe khẽ" [43, 49].

Giọng giễu nhại trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà đã bộc lộ một cái nhìn suồng sã, phi thành kính, thậm chí nhiều lúc cay đắng, tàn nhẫn. Thể hiện tinh thần phủ định quyết liệt vào cái lỗi thời, căm ghét sâu sắc sự dối trá, tiêu cực, đồi bại và phi lý. Đó cũng chính là nhu cầu khẳng định cá tính riêng của mỗi nhà văn. Chất giọng giễu nhại cùng với sự phối trí của yếu tố tơng phản trong tác phẩm của mỗi tác giả là khác nhau, nhng ta vẫn nhận ra từng ngời một, Nguyễn Việt Hà là một ví dụ. Giọng văn của anh nh đang thách thức với những gì đang diễn ra

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn việt hà qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn (Trang 89 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w