Nới lỏng và phá vỡ cốt truyện

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn việt hà qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn (Trang 61 - 65)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Nới lỏng và phá vỡ cốt truyện

Trong quan niệm truyền thống, một tác phẩm văn học đích thực phải có đầu có cuối, nội dung rõ ràng, mạch lạc và nhất là phải có "chuyện". Câu chuyện đó nhất quyết phải đợc tồn tại trên một cốt truyện nhất định và vận động theo xu hớng có mở nút, cao trào và thắt nút theo một vòng tròn khép kín, bởi thế ngời đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung, tóm tắt câu chuyện và kể lại một cách liền mạch.

Đến với tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà, ta đợc chiếm lĩnh một lối thể nghiệm mới về cốt truyện. Nó đã bị giản lợc đến mức tối đa, đảo lộn một cách không có trật tự lớp lang và rất khó kể lại. Cái quan trọng lúc này là tuân thủ "mạch ngầm" bên trong dòng tâm trạng của nhân vật chứ không phải là sự tuân thủ theo chiều tuyến tính diễn ra của các sự kiện bên ngoài. Dù rằng, cuộc đời của các nhân vật không phải không có những biến chuyển tạo nên những bớc ngoặt quan trọng. Họ cũng không tách mình hoàn toàn độc lập với những ngời xung quanh, dẫu cho mỗi ngời là một tính cách, có lối nghĩ riêng, phong cách sống riêng.

Đó là điểm nhấn đáng nhớ trong cuộc đời Hoàng lúc Thuỷ - ngời mà anh rất yêu rời bỏ anh. Tất cả trớc mắt anh đều nh sụp đổ; Nhã đau đớn khi hai lần bị bán

đứng: lần thứ nhất bị Lâm bán đứng vì cái lợi, lần thứ hai bị Sáng bán đứng vì cái danh khiến cô không còn tin vào bất cứ ngời đàn ông nào (trừ Hoàng); Tâm day dứt khi quyết định rời gia đình, trái ý bố mẹ và xa Huyền để đến với trời Tây - nơi mà anh sẽ có cơ hội làm giàu và đổi đời. Hay Vũ - một quan chức cấp cao thấy bùi ngùi khi chứng kiến cảnh trợt dốc của đạo đức con ngời, cũng nh công việc của họ; Bạch - nhà văn cay đắng trớc những "đồng nghiệp" - tập hợp những ngời vô trách nhiệm và dị hợm, không còn ý thức đợc vai trò và trách nhiệm của mình; Cẩm My với những buồn vui và không ít lần cảm thấy chua xót trớc cuộc đời...

Những con ngời ấy và những câu chuyện về họ nhiều lúc đợc tác giả sắp đặt cạnh nhau nh không hề có sự liên quan nào, nhng tất cả đã tạo nên một khối thống nhất. Đó là những con ngời - những thanh niên trẻ - những nạn nhân của đồng tiền ngự trị đang tất bật lao vào vòng cuốn của cơ chế thị trờng. Bên cạnh những gì họ gặt hái đợc thì chính họ cũng đang dần bị tha hoá mà ngay chính bản thân mình không biết. Hình nh ở họ thời gian là cái gì đó không chờ đợi, nó luôn hối thúc họ phải nắm lấy từng giờ, từng phút để tiếp tục đi trên con đờng đầy hứa hẹn nhng đầy trắc trở và lắm chông gai của thời kỳ mở cửa. Đấy phải chăng là tâm trạng chung của con ngời hiện đại mà Nguyễn Việt Hà muốn gửi thông điệp đến với chúng ta khi tác giả lựa chọn kiểu cấu trúc tác phẩm khác với các tiểu thuyết gia truyền thống? Mọi cái đều do nhân vật tự chọn lấy, hành động và chấp nhận. Tất cả đợc dệt lên từ những mảnh tâm trạng khác nhau, không đầu, không cuối cứ thế diễn ra một cách tự nhiên.

Nói đến điều này phải kể đến những đóng góp không nhỏ của các tác giả tiểu thuyết Việt Nam hiện đại với nhiều tác phẩm không viết theo tuyến tính, thuận theo chiều của thời gian mà chính là sự đồng hiện nhiều sự kiện cùng một lúc, câu chuyện diễn ra không đầu, không cuối. Nó trôi theo "dòng ý thức" của nhân vật, mở ra chiều kích không cùng về mặt ý nghĩa t tởng và giá trị nghệ thuật cho tác phẩm, đánh dấu hiện thực đa chiều của nhịp sống đơng đại. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một cuốn tiểu thuyết biểu hiện rõ nhất về sự cách tân này. Ngời lính chỉ có hạnh phúc trong quá khứ, mâu thuẫn với hiện tại là đổ vỡ, hoài nghi, hẫng hụt. Kiên - một ngời lính trở về sống trong sự bủa vây của quá khứ đau buồn, quá khứ của tổn thơng. Anh đã dồn hết tâm lực để viết lại những nung nấu trong lòng và mong muốn những điều mình viết ra sẽ trở thành một tác phẩm

lớn lao. Nhng chính anh lại phải từ bỏ nó nh cha anh đã từng đốt hết những tác phẩm của đời mình. Hiện tại không đủ niềm tin sống đối với Kiên. Nỗi buồn sau chiến tranh của Kiên là nỗi buồn của con ngời thời hậu chiến. Với Kiên, trong tâm tởng anh luôn có một mạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa ký ức gần và ký ức xa của một ngời lính - một nhà văn. Và đằng sau nỗi buồn nhân thế của nhân vật là sự cảm nhận sâu sắc về những mất mát của con ngời thời hậu chiến. Bảo Ninh đã sống lại quá khứ đã sống, sống một cách thực sự: nhà văn vừa kể, vừa nghĩ, vừa cảm và đã chạm đợc đến cái "chập chờn tận cùng của ý thức".

Thời gian trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà cũng không theo trật tự tr- ớc - sau mà đan xen, trộn lẫn quá khứ - hiện tại. Nó đợc xem nh là một biểu hiện cao nhất của sự phân thân trong đời sống tinh thần của con ngời đời t đa sự, nhiều lo âu, đầy trải nghiệm. "Quá khứ đồng hiện cùng thực tại và tơng lai tạo thành những lớp thời gian, có khi tuỳ tiện, lộn xộn... đã phá vỡ cấu trúc truyện truyền thống, đa kiểu cốt truyện tâm lý lên hàng đầu và đẩy cốt truyện sự kiện xuống hàng thứ yếu" [15, 99].

Trong Cơ hội của Chúa, thời gian quá khứ - hiện tại trôi theo trí tởng tợng chủ quan, dòng hồi ức của các nhân vật. Hoàng và Tâm gặp lại nhau sau năm năm xa cách diễn ra ngay lúc mở đầu tác phẩm mà mãi đến hàng trăm trang sau Tâm mới kể lại về Hoàng: "Hoàng trông hơi xanh và gầy, áo vét tông kiểu cổ nhng sạch và phẳng phiu... đối với tôi, Hoàng luôn là thần tợng". Hay lúc Thuỷ bỏ đi, Hoàng nhớ lại: "Hôm Thuỷ đi xa tôi biết, nằm bâng quơ một lúc lâu, tôi lấy làm may là tôi không bỏ đi xa". Quá khứ và hiện tại đan xen, đứt đoạn, chắp nối, xáo trộn trong tác phẩm theo quỹ đạo sống, trạng thái phức tạp của tâm lý nhân vật thể hiện trớc hiện thực phân mảnh, đầy biến động, không theo một quy luật nào.

Tiểu thuyết Khải huyền muộn không theo mạch tuyến tính thông thờng mà đợc dựng lên bởi hai mạch truyện đan xen, móc nối với nhau. Nguyễn Việt Hà đang thực hiện một cuộc hành trình không có hồi kết, câu chuyện đợc tác giả đặt dấu chấm hết bởi "một cuốn tiểu thuyết sẽ trọn vẹn hết ở chỗ ngời viết không thể và không còn muốn viết cố nữa"[43, 351]. Đó lại là tính triết lý sâu xa ẩn dới lớp sự kiện "tiểu thuyết trong tiểu thuyết", là vòng tròn khép kín của mọi suy t, là sự mở ra những day dứt về kiếp ngời, là sự mở rộng không gian đa chiều, thời gian bất tận tạo chiều sâu trong tác phẩm của nhà văn.

Lối kết thúc của tiểu thuyết truyền thống là bao giờ câu chuyện cũng có hậu, ngời ác, ác đến cùng và sẽ bị trừng phạt, ngời lơng thiện sẽ đợc đền đáp một cách xứng đáng. Còn tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà có lối mở đầu ngẫu nhiên và kết thúc "mở" lơ lửng, khó hiểu, dở dang nh chính hiện thực cuộc sống không bao giờ hoàn tất, không biết đâu là điểm dừng, không xác định đợc hồi kết mở ra chiều kích không cùng về mặt ý nghĩa t tởng và giá trị nghệ thuật cho tiểu thuyết của anh. Đúng nh cách nói của Rôman Ingarden: "Mọi tác phẩm văn học đều dang dở luôn đòi hỏi sự bổ sung mà không bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản". Cuộc đời của các nhân vật nh Hoàng, Nhã, Tâm, Thuỷ, Bình... (Cơ hội của Chúa) và Vũ, Cẩm My, Bạch... (Khải huyền muộn) sẽ ra sao khi họ đã bị cuốn vào cuộc sống ngày càng phức tạp ấy? Mỗi cuộc đời - mỗi số phận ấy sẽ còn tiếp diễn và không ai trong số họ có thể biết trớc đợc điều gì. Bằng cách này, Nguyễn Việt Hà đã tạo ra một thế giới mới, nơi đó "con ngời có thể chiêm ngỡng mình từ nhiều chiều hơn là chỉ thấy cái bóng của mình đổ dài xuống lịch sử" [70, 185]. Ngời đọc tác phẩm có thể vừa suy luận vừa tự nhận thức vấn đề trong mọi tình huống theo cảm nhận của mình.

Bên cạnh đó, sự thâm nhập một số thể loại khác vào trong tiểu thuyết cũng là một nhân tố làm co giãn cốt truyện. Nếu nh trớc đây ranh giới giữa các thể loại thờng đợc vạch rõ thì nay trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, mối quan hệ này đã đợc xác lập lại, giữa chúng có sự đan xen nhập nhòa giữa nhật ký, th, những chuyện kể ngoại đề... thậm chí là những sáng tạo của các nhân vật trong tác phẩm. Điều này vừa tạo nên "những khoảng ngng nghỉ cho tác phẩm, kích thích trí tò mò của độc giả và hơn hết là tác giả có thể thể hiện đợc mình qua nhiều phơng diện, qua nhiều cách nhìn nhận đánh giá khác nhau ở nhiều cấp độ, nói đợc cặn nhẽ những suy nghĩ (có khi đối kháng) của mình mà không làm cho ngời đọc cảm thấy bị gò ép theo một khuôn khổ nhất định nào, họ có thể tiếp nhận văn chơng một cách dân chủ hơn và bởi vậy mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc đã có một tính chất khác" [60, 22- 23].

Đó là những trang nhật ký của Thuỷ, những bức th Thuỷ gửi cho Nhã, Trần Bình gửi cho Thuỷ, những câu chuyện về tôn giáo... đan cài, lẫn lộn khiến cho tác phẩm có thể thay đổi quy mô dung lợng mà không bị ràng buộc bởi cốt truyện cứng nhắc. Qua đó, thể hiện một thế giới "không thuần nhất và muôn hình vạn

trạng, không khép mà mở, không xác thực mà đầy bí hiểm bất ổn, hoài nghi" (Đoàn Cầm Thi). Cốt truyện trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà không còn là trọng yếu nh trong tiểu thuyết truyền thống nữa, nó trở nên đơn giản và rất lỏng lẻo. Với việc tạo nên kiểu cốt truyện lắp ghép và phân mảnh, Nguyễn Việt Hà chủ yếu chú ý "bày ra một sự hỗn mang trong tác phẩm nh là muốn đặt chúng trong mối tơng ứng với sự nhiễu loạn một số giá trị, nhiễu loạn một số tiêu chí trong quan hệ xã hội - con ngời đơng đại" (Nguyễn Hoà). Đây là các kết cấu mang rõ tinh thần "khớc từ truyền thống", nghĩa là "vợt khỏi mô hình tiểu thuyết quen thuộc, xác lập mối quan hệ mới giữa văn chơng với hiện thực, giữa nhà văn với bạn đọc để tạo ra những kinh nghiệm đọc mới"[70, 213].

Nh vậy, sự đổi mới ấy là tất yếu và dễ hiểu. Vì hiện thực mà Nguyễn Việt Hà hớng tới thời điểm này là hiện thực của những mảnh vỡ, vụn rời, đổ nát, một thứ hiện thực đợc viết lên từ chính tâm thức của nhà văn, là hiện thực trong con mắt cảm nhận chứ không phải thứ hiện thực cố tình tạo ra theo chủ ý hay bởi kỷ xảo ngôn từ.

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn việt hà qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w