Nhân vật nh là những trạng thá it tởng

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn việt hà qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn (Trang 49 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Nhân vật nh là những trạng thá it tởng

Hiện thực trong quan niệm của các nhà tiểu thuyết đơng đại là hiện thực luôn mở, luôn vận động và không có hoàn kết. Mỗi câu chuyện diễn ra và cứ thế tiếp tục, chuyện này lại dẫn đến chuyện kia, nhân vật luôn ở trong trạng thái động, không chỉ có hành động mà họ luôn luôn suy nghĩ, nghĩ về những gì đã qua và những gì sẽ đến. Trớc hết, đó là sự thích ứng của con ngời trớc những vấn đề đặt ra trong xã hội, cụ thể là cuộc sống sinh hoạt mới nơi đô thị cùng những nguyên tắc riêng của nó.

Hồ Anh Thái đã xây dựng nhóm nhân vật là bộ ba đồng loã: Cốc, Phũ, Bóp và nhân vật xng "tôi" trong Cõi ngời rung chuông tận thế với cuộc hành trình đi tìm khoái lạc cho đến khi kết thúc tác phẩm, những biến cố lớn đã xẩy ra với họ là cái chết thảm khốc. Những nhân vật này tiêu biểu cho sự sa đoạ, sự thác loạn của

những thanh niên thời mở cửa. Bên cạnh đó, nhà văn đi vào vũ điệu đốt vía tập thể ma mị của một bộ phận các cô gái bán dâm sau ghềnh đá: "Hơng chẳng có mà phấn cũng chẳng có"... không nhìn rõ mặt, hình hài cũng chập chờn, gia đình, chồng con đang chờ họ mang tiền về mua thuốc, họ cầu xin hết thảy... Hồ Anh Thái đã khắc hoạ đợc "cái hiện thực sờ sờ đầy tính thời sự của đời sống đơng thời mà ai cũng biết: tệ nạn mua bán dâm, đua xe trái phép, hối lộ, quyền lực xã hội đen hoành hành, tình yêu riđo trong ký túc xá sinh viên... tất cả những tệ nạn đó "hôn phối" với nhau theo cách bất chấp lẽ phải" [74].

Với Cơ hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà trên cơ sở "phản ánh đợc vài ba khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống" (Lênin), đã giúp ngời đọc suy nghĩ và hình dung về xã hội với những gì đang diễn ra trong xã hội ta: Hiện trạng đời sống đang có nguy cơ đe doạ sự tồn vong của quốc gia; sự băng hoại về đạo đức, sự suy đồi nhân cách; sự xuống cấp vô phơng cứu chữa của thói vô luân nơi một bộ phận trí thức hôm nay. Những con ngời nh: Hoàng, Nhã, Tâm, Bình, Thuỷ, Sáng... đều nh thế. Họ lừa đảo nhau để sống, họ buôn lậu, họ gạt tình, tự lu manh hoá... Nhng họ đều đáng thơng, đều là nạn nhân "bị hút vào dòng giao thoa văn hoá Đông Tây ở thời điểm xoáy lốc mà anh chàng tiểu nông Việt Nam đợc cuộc đổi mới và mở cửa, tạo cơ hội dấn thân vào, dù đó chủ yếu là các chàng trai và cô gái Hà Nội, Thăng Long" (Đức Uy). Đây có thể xem là bức tranh chung của sự nhộn nhạo, sự nhiễu nhơng ở các thành phố, các đô thị những năm đầu kinh tế thị trờng. Con ng- ời dù muốn có cuộc sống đàng hoàng: học hành, đỗ đạt và đi làm kiếm tiền cũng không thể đợc: "tất cả đều không theo, tất cả đều trôi dạt theo con đờng mà thật tâm họ không muốn".

Hoàng, Nhã, Thuỷ, Tâm, Bình... trong Cơ hội của Chúa, có cuộc sống nh thế nào trong tơng lai? Sự thất bại, éo le, trắc trở trong công việc và tình yêu liệu đã buông tha cho họ cha? Những mánh mung lừa đảo nhau liệu họ có từ bỏ không?... Vũ, Cẩm My trong Khải huyền muộn sẽ làm gì và nghĩ gì về nghề nghiệp, cũng nh ý thức đạo đức của mình và những ngời xung quanh đang dần dần thay đổi? Rất nhiều điều đáng để quan tâm và buộc họ phải nghĩ, phải tính. Câu chuyện về họ vẫn dở dang, họ không thôi nghiền ngẫm và tìm ra giải pháp, lối đi cho mình để đạt đợc mục đích mà mình theo đuổi. Thậm chí có những điều họ biết

là không nên nhng vẫn chấp nhận nh một lẽ thờng tình, rồi sau đó là hoài nghi và sám hối.

Ngay cả tác giả cũng vậy, sống với anh là trăn trở, là luôn luôn nhìn nhận lại, là trải nghiệm và chiêm nghiệm. Cuộc sống hiện đại nhanh nhng vô cùng phức tạp, thành thực trải lòng mình, không ngần ngại nhìn thẳng vào sự thật là bản lĩnh của con ngời hiện đại, mà Nguyễn Việt Hà là một ngời nh thế. Bằng việc xây dựng hình tợng nhân vật nhà văn trong tác phẩm (Hoàng trong Cơ hội của Chúa; Bạch trong Khải huyền muộn), Nguyễn Việt Hà giúp ta thấy rõ điều đó. Đây là nhân vật "đóng vai trò là ngời chú giải trong tác phẩm, phác thảo những ý đồ nghệ thuật, ý đồ sáng tác của tác giả do vậy loại hình nhân vật này đợc nhà phê bình ngời Mỹ C.Malmgrem gọi là "mặt nạ tác giả" hay "siêu văn bản tác giả". Với nghề nghiệp giống nghề nghiệp của tác giả, có thể khơi gợi chuyện hậu trờng văn học một cách tự nhiên, nhân vật nhà văn đợc xem là nhân vật "thực" của trần thuật có khả năng liên kết và lôi kéo sự chú ý của độc giả" [60, 33]. Có những lúc các nhân vật này bối rối giữa cuộc đời, nhất là về công việc viết của mình.

Một sự bế tắc trong t tởng của Hoàng: "Mai cậu định làm gì".

ừ nhỉ, mai tôi phải làm gì. Tôi vẩn vơ đi bộ trên vỉa hè ngân ngấn những vệt nớc của trận ma vừa tạnh. Đã nhiều lần tôi không biết ngày mai sẽ làm gì. Cái thời hăm hở của tôi sẽ chẳng bao giờ vòng lại..." [44, 470].

Hoàng bớc vào cuộc sống với một niềm tin dành cho Chúa, nhng niềm tin đó cũng dần bị những va vấp trong cuộc sống làm rạn vỡ. Hoàng dờng nh là một ngời thất bại, thất bại trong công việc, trong tình yêu, thất bại trên đờng đi tìm đức tin. Cuộc sống càng hiện đại lại càng phức tạp và khó hiểu đối với Hoàng. Công việc mà Hoàng hứng thú và bền bỉ hơn cả là viết truyện. Viết đối với Hoàng là công việc duy nhất anh làm mà vẫn giữ đợc, thực hiện đợc cứu cánh cho bản thân mình, mà đây là cứu cánh tinh thần rất khác với mục đích hám danh vụ lợi. Hoàng không màng đến nhuận bút, thậm chí công bố cũng chẳng biết.

Thuỷ khi đã xuất ngoại cùng Trần Bình lại không thôi day dứt, điều đó đợc cô bộc lộ trong th gửi cho Nhã: "... luôn nghĩ mình sẽ chẳng còn xứng đáng nhìn thẳng vào những ngời cũ chuyện cũ nữa. Ngời ta bảo lấy chồng giống nh đi qua sông. Em cha qua hẳn đợc sông vẫn loay hoay trên con thuyền đang cháy. Chỉ

mong là mình đừng chìm ở giữa dòng. Còn bờ bên kia là thiên đàng hay địa ngục em đâu có quan tâm. Nhng em biết ở đó mình vĩnh viễn không có hạnh phúc" [44, 500].

"Cô ngời mẫu" với anh "nhà văn" trong Khải huyền muộn với những cuộc đối thoại không ngừng và không thôi nghĩ về nhau, về công việc của họ, liên tục nối vào dòng truyện của "cuốn tiểu thuyết" mà họ đang xây dựng. Câu chuyện cứ thế tiếp tục cho đến lúc cô ngời mẫu thật từ chối việc tiếp tục làm "nhân vật" - Cẩm My. Lúc này họ trở thành hai đời sống song hành, kể về chính họ nh là một đối tợng mô tả. Họ sống trong cái nhìn và ký ức của ngời khác và quay lại làm "chứng nhân" cho sự tha hoá của chính mình. Nhà văn Bạch mang cả gánh nặng về vấn đề viết tiểu thuyết tâm sự: "Tôi viết vì tôi cô đơn. Tôi viết vì những ám ảnh của một thời ngập đầy kỷ niệm hoặc chiến tranh hoặc tuổi thơ nhọc nhằn. Tôi viết vì những bức xúc với hiện thực xung quanh" [43, 164]. Anh loay hoay bất lực trớc tơng lai nhân vật bởi chính anh đã ý thức sâu sắc những giới hạn trong cuộc đời và cả trong sáng tạo. Dù rằng về lý thuyết vai trò của nhà văn là sáng tạo ra nhân vật, thế nhng "cha có ngời viết văn tử tế nào dám vỗ ngực là mình sẽ sắp xếp đợc cho t- ơng lai của nhân vật. Trớc một trang viết mới ngời viết tử tế nào cũng đều tự biết là mình đang đứng trớc một cái đầy bất trắc không đoán định đợc” [43, 31-32]. Vì lẽ, tác phẩm văn học cũng nh cuộc đời đều có quy luật riêng của nó và nhà văn cũng không phải là ngời đa ra đợc những lối thoát cho số mệnh của nhân vật và cho chính mình do bản chất của văn chơng theo cách nói của Nguyễn Bình Phơng thì nó cũng "giống nh hoa": để ngửi, để ngắm nhng bập vào ăn là có thể ngộ độc [74].

Vấn đề nhân vật nhà văn suy nghĩ và băn khoăn không phải là viết nh thế nào mà vì sao phải viết? Giữa cuộc sống xô bồ tất bật, thị trờng còn rối rắm hơn cả chiến trờng, nhân vật nhà văn sống trong hoàn cảnh đó ắt hẳn không thoát khỏi sự liên đới. Sự tinh tế, nhạy cảm của ngời cầm bút càng khiến họ tự nhận thức sâu sắc về mình. Xây dựng nhân vật nhà văn trong tác phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu t- ởng tợng mà còn tạo cơ hội bộc bạch sẻ chia những tâm sự ẩn khuất trong tâm hồn tác giả. Những băn khoăn, những sự lựa chọn khó khăn của nhân vật nhà văn cũng chính là những suy nghĩ rất thực của chính bản thân tác giả - một con ngời luôn đau đáu trớc vấn đề nhân cách, nhân tính, bản sắc, sự tác động của cơ chế thị trờng

đối với con ngời và xã hội hôm nay. Dới góc nhìn của nhân vật nhà văn, cuộc sống hiện ra với nhiều màu sắc, trạng huống khác nhau. Quan trọng hơn, những day dứt, giằng xé, những định hớng nghệ thuật của nhân vật nhà văn là yếu tố thể hiện rõ nhất ý thức trách nhiệm và cá tính sáng tạo của ngời cầm bút.

Đọc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh ta cũng hiểu đợc phần nào về gánh nặng đó của nhà văn. Bằng khả năng quan sát và sự trải nghiệm thực tế của mình, Kiên đã nhìn thấy "chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con ngời". Chiến tranh mang bộ mặt gớm guốc, bất nhân, là "gánh nặng chém giết, gánh nặng bạo lực mà thân phận con sâu cái kiến của ngời lính phải cõng trên lng đời đời kiếp kiếp" [46, tr.237]. Đây là một sự thật trần trụi mà không phải ai cũng dám nói ra. Trong khi những nhà văn cùng thời với Bảo Ninh nghiêng về phía ngợi ca sự hào hùng, oanh liệt của những cuộc chiến tranh "thần thánh" với sức mạnh vĩ đại của dân tộc và sự anh dũng tuyệt vời của nhân dân Việt Nam thì Bảo Ninh thông qua suy tởng, ký ức của nhân vật "nhà văn cấp phờng" tìm hiểu một phơng diện khác, một bộ mặt khác của chiến tranh. Đó là "nỗi ám ảnh, nỗi buồn đau dai dẳng của những ngời lính sau cuộc chiến và những cảm nhận về thân phận con ngời trong chiến tranh, góp thêm một cái nhìn mới về chiến tranh từ phía những ngời chiến thắng. Nếu nh các tác phẩm viết về chiến tranh trớc đó đều đứng từ góc độ số phận của dân tộc, cộng đồng để nhìn cuộc chiến thì Bảo Ninh là ngời đầu tiên trong văn học hiện đại ở Việt Nam nhìn chiến tranh từ số phận của một cá nhân con ngời, bởi thế cuộc chiến trong tác phẩm dờng nh là "cuộc chiến của riêng anh" [60, 42]. Nhân vật Kiên không thôi suy nghĩ khi mà chiến tranh đã lùi vào quá khứ, nhng những d âm nó mang lại thì vẫn vang vọng trong đầu anh, xuất hiện dờng nh thờng trực với sự đối sánh, đan xen trong thế giới tâm hồn anh. Quá khứ và thực tại khiến anh không thôi suy nghĩ, chiêm nghiệm và thậm chí là đớn đau, dằn vặt. Tất cả hiện lên qua dòng ý thức miên man của những kỷ niệm và hồi ức trong anh. Đó là tâm trạng của con ngời - nhà văn - ngời lính thời hậu chiến.

Nguyễn Việt Hà là ngời thuộc thế hệ sau so với Bảo Ninh - thế hệ các tiểu thuyết gia đi trớc đã gặt hái không ít thành công trong việc xây dựng hình tợng nhân vật nhà văn nhng với việc đa loại nhân vật này vào trong tác phẩm của mình

thì anh đã dẫn ngời đọc vào thế giới của đời sống nhà văn một cách cụ thể chi tiết: từ cách sống, cách nghĩ của bản thân đến đời sống sinh hoạt của lớp nhà văn ở Hội Nhà văn Việt Nam hôm nay và chân dung biếm họa về giới mình bằng một giọng văn hài hớc, châm biếm. Ngoài khuôn mặt "sâu sắc, nhầu nát cảm động", "trông luộm thuộm, chẳng có vẻ gì khác thờng" các nhà văn hôm nay còn rất nhiều ngời đang nuôi ảo tởng, tự huyễn hoặc về mình. "Giống hệt nh mối tình đầu, tất cả các ngời viết thờng khởi nguyên từ trong trắng. Rồi gần nh tất cả bị tha hóa bởi sự ma mị quyến rũ từ cái gọi là danh hiệu nhà văn" [43, 330]. Và sự tha hóa, sự khốn cùng về đạo đức khi không tìm thấy lối ra của những chức danh phù phiếm nhiều khi biến những con ngời có danh xng cao quý "nhà văn" rơi vào tình cảnh lố bịch. "Những nhà văn đã thành văn đấy mê muội nhan nhản đi lại ở khắp nơi. Họ nghĩ là họ đặc biệt và họ luôn lo lắng bị lẫn vào những ngời bình thờng khác. Họ nghiêm khắc hãi sợ ngời khác không biết là họ đang viết văn đang làm thơ. Những khái niệm có vẻ có giá trị bởi đợc nhiều ngời tử tế tôn trọng. Họ tất bật nhìn ngó xung quanh, họ không có khả năng đi một mình, đi âm thầm. Họ mất vẻ bình th- ờng, xơ xác không làm nổi một cái nghề dung dị nào. Họ sợ cái đám đông bầy nhầy mà họ phải vất vả lắm, lơn lẹo lắm mới thoát ra đợc sẽ dễ dàng nuốt chửng lại họ. Mối mặc cảm bị nuốt lẫn vào đó thờng trực ám ảnh đã đẩy họ tự tạo ra nhiều sự lố lăng khác biệt. Chính vì thế trông họ ở đâu cũng dễ nhận ra" [43, 330].

Tác giả để cho nhân vật là nhà văn kể về việc viết văn cùng vô số những hệ lụy, những mặt trái, những thói h tật xấu của những ngời trong nghề và công việc sáng tác văn chơng. Với chủ đề văn học - đạo đức và sám hối, tác giả đa ngời đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi khám phá thế giới bí ẩn của nhà văn, của đời sống văn học với vẻ bề ngoài tởng nh bình lặng nhng ẩn chứa nhiều sự phức tạp, sự đan xen lẫn lộn giữa trong sáng và giả dối, giữa lao động nghệ thuật nghiêm túc và trạng thái trì trệ của h danh. Nguyễn Việt Hà đã đa ra một cái nhìn nhiều chiều về nhà văn đồng thời thể hiện một thái độ tự phản tỉnh, tự nhận thức về mình một cách chân thành và thẳng thắn. Trên con đờng văn nghiệp, có lúc nhà văn phải đứng trớc những biến động, những tình thế khó xử, phải suy nghĩ, đấu tranh để lựa chọn một hớng đi hợp lý và đúng đắn nhất.

Với việc bộc lộ những tâm tình về những hành động, ứng xử, suy nghĩ về cuộc sống vật chất và tinh thần hết sức cụ thể sinh động, các nhân vật của Nguyễn

Việt Hà xuất hiện với đủ các cung bậc, trạng thái, mỗi ngời một vẻ nhng họ luôn nghĩ về mình, nghĩ về ngời, nghĩ về bao điều ngổn ngang trong xã hội đơng đại. Dù họ là ai: một tay nhà văn, một cô ngời mẫu, một nhà doanh nghiệp... cũng đều có thể bộc bạch lòng mình một cách thoải mái. Hơn nữa, nhân vật của Nguyễn Việt Hà là những con ngời trí thức nên họ luôn nghiền ngẫm và tìm cách lý giải về những điều đã và đang xẩy ra mà có thể có những điều họ không thể giải thích nổi, cuối cùng vẫn là một sự bỏ lửng, dở dang giữa cuộc đời.

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn việt hà qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w