Mẫu ngời "lập thân, lập nghiệp"

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn việt hà qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn (Trang 43 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Mẫu ngời "lập thân, lập nghiệp"

Xã hội là tập hợp của những cá nhân - cá thể, mỗi ngời đều có một cách sống, một cách lựa chọn để tạo thế đứng cho mình. Tất cả tạo thành một hệ thống mang tính tập thể bên cạnh những nét đặc thù riêng biệt. Và bản chất con ngời luôn là những khát vọng, khát vọng kiếm tìm luôn "ôm chứa" nó và cuộc đời của họ chính là những hành trình tìm kiếm. Những chàng trai, cô gái trẻ với những chuyện làm ăn, có kẻ thất tình, có ngời thất thế... ở nơi sàn nhảy, nhà hàng, văn phòng, biệt thự sang trọng. Họ phải lăn lộn, vật vã để kiếm sống, thoả cơn khát kiếm tiền thoả mãn đời sống vật chất, mỗi ngời mỗi kiểu. Họ là những ngời mà theo cách gọi của Hoàng Ngọc Hiến là những mẫu ngời "lập thân, lập nghiệp" có chung "mục đích trực tiếp là làm giàu", nhng khác nhau trong "cách làm giàu và quan niệm về sự giàu có", rồi tâm tính khác nhau, trí tuệ khác nhau. Đó là những Lâm, Sáng, Tâm, Bình, Hoàng, Nhã, Thuỷ... trong Cơ hội của Chúa; Vũ, Bạch, Cẩm My... trong Khải huyền muộn, mỗi ngời một tính cách, một con đờng tiến thân khác nhau.

Nhân vật Đặc điểm tính cách Con đờng "lập thân, lập nghiệp"

Tâm là ngời có lý tởng, có tham vọng làm giàu, có những nét anh hùng, đam mê của ngời làm đại sự, không chịu đợc sự bất công,

Sau khi về nớc, Tâm lập công ty riêng và tập hợp đợc một giàn trợ lý rất nhiệt tình và rất trí thức. Anh muốn làm ăn chân chính bằng đúng

Tâm không chịu sự hèn kém trớc ngời kém hơn mình về mọi mặt, có tinh thần tự lập, tự lực mạnh mẽ, quyết đoán, thích làm chủ và khinh sự làm thuê, có tinh thần quyết đoán, mạo hiểm, có đầu óc tổ chức, kinh doanh...

trí thông minh và bản lĩnh của mình, làm giàu một cách đàng hoàng và chính đáng. Anh có tham vọng làm những mặt hàng cao, cạnh tranh đợc với hành hoá của nớc ngoài. Và ớc mơ một thơng trờng lành mạnh trong đời sống kinh tế của đất nớc.

Bình

Bình là một kẻ có học thức, có địa vị, gia đình giàu có, nhng cũng là một kẻ khốn nạn, một con ngời "vô luân", che giấu bởi vỏ bọc bên ngoài.

Anh ta đi lên là nhờ dựa vào thực lực của bố và những ngời khác có thế lực, do biết móc ngoặc với những ngời cầm quyền, chứ không có sự đóng góp của tài năng và tri thức.

Nhã

Nhã là một phụ nữ thông minh, sắc sảo, đầy bản lĩnh. Cô ham làm giàu nhng có cái gì cô coi trọng hơn tiền bạc...

Nhã có một số vốn nhất định (bắt đầu từ hợp đồng đợc ký kết với bố Nhã về tờ đăng ký kết hôn "hờ" với Hoàng để đứa con trong bụng Nhã (với Lâm) có tên họ đầy đủ) cùng trí thông minh của mình đã giúp Nhã có một chỗ đứng vững trên con đờng lập nghiệp.

Hoàng

Hoàng là một trí thức chân chính, có những phẩm chất đạo đức và trí tuệ tuyệt vời: thông minh và nhân hậu, trung thực, chân thành, không đểu giả... nhng có phần nhu nhợc.

Anh loay hoay tìm việc, ở cơ quan anh là kẻ vô tích sự nhng anh chơi nhạc ở các bar, dịch sách, viết truyện, không neo đính vào một chỗ nào, một nghề nào. Số phận của anh gắn với xã hội "nhố nhăng" của những thập kỷ cuối thế kỷ XX và đối với thế kỷ XXI thì quá không tởng.

Lâm

Bản thân Lâm là hiện thân của "sự giả dối thợng thặng", đóng kịch giỏi, biết tạo ra cái nhìn thẳng thắn qua cặp kính trắng,

Con đờng của Lâm là con đờng của một kẻ nghèo khổ. Lâm tìm thấy lối thoát trong việc học hành, phơng tiện thích hợp để thăng hoa ra khỏi sự bần

biết giận dữ chính trực đúng lúc, đúng chỗ...

hàn. Lâm tiến thân bằng sự lừa gạt, bán rẻ tình cảm để lấy một chuyến xuất ngoại, để có một chuyến đi học ở Hà Lan, để có passport mà anh hứa sẽ làm con rể của một gia đình trọc phú... Và anh đã có tất cả - trừ hạnh phúc.

Sáng

Sáng điềm đạm, có tài và có chí. Anh không phải dạng ngời mê làm giàu, nhng Sáng lại là ngời rất coi trọng cái danh.

Sáng đi trên con đờng của một ngời con của một gia đình đợc coi là thế gia. Sáng đợc thừa hởng sự giáo dục - u việt. Anh trở thành một chuyên gia kinh tế lão luyện, làm tất cả vì khát vọng tham chính.

... ... ...

Vũ trong Khải huyền muộn là một quan chức cao cấp của ngành thể dục thể thao tự thấy sự tha hoá của mình cũng nh tầng lớp quan chức nói chung. Những cám dỗ của cuộc sống đời thờng, của dục vọng tầm thờng khiến Vũ cảm thấy mệt mỏi nhng vẫn phải theo đuổi... Nhân vật nhà văn Bạch dẫn ngời đọc vào thế giới quan chức, công chức với kiếp sống tù đọng, tẻ nhạt, "xám xịt nhờ nhờ", làm thui chột năng lực và cá tính sáng tạo của ngời trí thức. Qua cái nhìn của Bạch thì đời sống sinh hoạt công chức là "một vũng lầy đọng nhiều thói nửa hay nửa dở của đám tiểu thị dân. Một phòng lắp máy điều hoà nhiệt độ cha tới trăm thớc vuông gồm khoảng ba chục ngời lổn nhổn giới tính và tuổi tác. Những cành hồng không nụ không hoa chỉ còn lặt vặt gai với những chồi cha già đã úa sền sệt giống nhau, quyện vào nhau"…

[43, 22 - 23].

Cơ hội của ChúaKhải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà đa ngời đọc tiếp cận vào một môi trờng rộng lớn, phức tạp của thế giới quan chức, ngời mẫu, tầng lớp thị dân trí thức - những tầng lớp vốn đợc coi là nghiêm chỉnh, đức cao vọng trọng trong xã hội. Với "mẫu thử" là đồng tiền và cơ chế thị trờng thời mở cửa, tác giả đã thể hiện sự quan sát một cách mới mẻ, táo bạo, đi sâu vào mọi ngõ ngách của cuộc sống mới, quan tâm đến những vấn đề thời sự của con ngời và cuộc sống

hôm nay, mở ra một loạt thực trạng đáng báo động. Đó là sự bấn loạn, nhiễu nh- ơng, lối sống chụp giật, những thủ đoạn kiếm chác phi nhân của những kẻ cơ hội, mong muốn làm giàu bằng mọi cách, kể cả trốn thuế và buôn lậu, hễ "sểnh ra là nhai vốn của nhau", với phơng châm sống: "ngời có tiền là ngời thắng cuộc". Do đó, chỉ bằng kiến thức và tài năng không thôi cha đủ, muốn làm kinh tế ở thời điểm này nhất định phải có tiền, có thế lực, có sự mạnh mẽ quyết đoán và kể cả những thủ đoạn độc ác. Mọi cái bị cuốn vào cơn lốc xoáy của cơ chế thị trờng. Thực trạng "quan buôn lậu", nhận tiền hối lộ, nhầm lẫn là chuyện bình thờng. Thậm chí quan buôn lậu còn "có thế hơn dân buôn lậu", "Những phi vụ xuyên dọc chiều dài đất nớc có thể là của dân, nhng muốn xuyên ngang các quốc gia chỉ có thể là của quan" [44, 99].

Những khái quát "xanh rờn" kiểu nh thế này đợc phát ra từ miệng của lớp ngời trẻ tuổi khát khao "lập thân, lập nghiệp" trong đời sống mới. Tất cả đợc Nguyễn Việt Hà xây dựng trong một cái nhìn thể hiện ở sinh hoạt của họ. Họ ngồi tán gẫu với nhau, tranh luận về triết học Đông - Tây, nghĩ về tôn giáo, đa ra những quan niệm t tởng về đạo lý kinh doanh, về triết lí đồng tiền... nơi những quán bia sang trọng, nơi cửa hàng karaoke với nhan nhản những mác rợu Tây: Johny, Malker, Remy, Martel, Gordon... Song bên cạnh những biến đổi mới về bộ mặt sinh hoạt ấy là sự bất ổn trông lối sống, trong suy nghĩ và tình cảm của con ngời. Tất cả họ đều loay hoay trong sự thăng trầm của số phận bởi những vụ áp-phe, những xung đột gia đình, những cuộc tình tay ba, thất tình, thất nghiệp.

Đặc biệt, tác giả cho ta thấy những nhân vật - những con ngời mới đang sống nh thế nào, họ bộc bạch nỗi lòng, đợc nói, đợc "viết nh trong lòng họ có một nỗi khát khao không đợc giải thoát đối với những cái phù phiếm của cuộc đời, khát khao vì những gì họ thèm muốn không bao giờ có đợc trong cuộc đời thực, không thể thoả mãn trong cuộc sống thực". Tác giả để cho họ lăn lộn với cuộc sống, với khát vọng làm giàu. ứng xử của họ trớc đồng tiền đầy ma lực cũng không giống nhau và muốn hiểu rõ về họ lúc này, tốt nhất là "nên nhúng họ vào thứ dung dịch" đầy quyến rũ ấy. Họ tìm mọi cách để kiếm tiền, bất chấp các thủ đoạn dù đó là cách sai lầm nhất: bán rẻ đạo đức, nhân cách của mình. Họ đã không từ bỏ cả những mối buôn lậu lớn, xuyên quốc gia: "Nền kinh tế Việt Nam những ngày mở cửa vẫn để khoảng cách xa giữa quốc doanh và ngoài quốc doanh. Buôn lậu không

thể là ngoại lệ. Quan buôn lậu có thể hơn dân buôn lậu. Những phi vụ xuyên dọc chiều dài đất nớc có thể là của dân, nhng muốn xuyên ngang quốc gia chỉ có thể là của quan" [44, 99].

Lâm vì tiền, sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ quý giá mà anh đang có với "cơ hội mà anh ta khát khao... châu Âu là thiên đàng để lột xác. Anh ta sẽ thoát khỏi sự nghèo và sự hèn" [44, 270]. Chính điều đó đã biến anh trở thành một kẻ vô đạo đức khiến Nhã phải "chợt ghê tởm". Trong khi đó, tiền trong suy nghĩ của Nhã là một phơng tiện cần thiết nhng cô cha bao giờ trở thành nô lệ của nó; Hoàng thì hờ hững với hào quang danh vọng, có lúc phải ngửa tay xin tiền nhng anh không hào hứng với việc kiếm tiền; Vũ thì cảm thấy chán ngán trớc cảnh vợ mình cũng bị đồng tiền làm cho tha hoá, con của Vũ cũng bị biến đổi dới sức mạnh của đồng tiền, lũ trẻ con nhà các quan lớn quen trốn học, nông nổi, tiêu tiền nh nớc... Đó còn là một xã hội với đầy đủ các tầng lớp ngời, thi nhau xuất ngoại chỉ với mục đích kiếm đợc nhiều tiền: "Ngời Việt ở Đông Âu hơi nhiều, đủ các loại. Vỡ nợ trong nớc, xuất khẩu lao động, hy sinh du học, quan chức đi buôn, tuổi từ mời tám đến năm nhăm. Dù là đàn ông hay đàn bà thì đều chung một khát vọng, bất kể cách thức nào miễn sao cho có đợc thật nhiều tiền" [44, 323]. Cái xã hội mà mọi cái muốn trôi chảy đều phải đợc "bôi trơn" bằng tiền, "kinh tế thị trờng cho phép một chân lý hiện hữu, ngời có tiền là ngời thắng cuộc" [44, 403].

Hơn nữa, Nguyễn Việt Hà đã rất thành công trong việc xây dựng nhân vật nhà văn - một loại hình nhân vật có nghề nghiệp tơng đồng với nghề nghiệp của chính bản thân tác giả, các nhà văn có điều kiện đợc sống cuộc đời của mình qua nhân vật, tự do giãi bày t tởng, tình cảm, những quan điểm sáng tác của mình một cách chân thành, sâu sắc mà không bị chê trách là biến nhân vật thành "cái loa phát ngôn" cho ngời viết. Những điều mà nhân vật nhà văn thổ lộ trong tác phẩm do vậy mà cũng thực hơn, đời hơn.

Một khi nhân vật là nhà văn thì sự "hành nghề" tồn tại trong tuyến nhân vật lại càng mang ý nghĩa khách quan hơn, nhất là trong việc đào xới đề tài, cắt nghĩa và theo dõi mọi bớc chuyển biến trong tâm t, tình cảm nhân vật. Nhà văn và nhân vật lúc này tiếp xúc với nhau một cách tự nhiên nh những ngời bạn đồng hành mà ở đó họ có thể trao đổi, giãi bày một cách trực tiếp, thoải mái, không bị ngăn cách. Mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm do vậy đợc cải thiện một cách rõ rệt. Để

nhân vật nhà văn xuất hiện trong tác phẩm, Nguyễn Việt Hà muốn mở rộng đề tài, chủ đề cho tác phẩm và bày tỏ thái độ mới đối với hiện thực, bày tỏ quan niệm mới về văn học, về vai trò của độc giả Nhà văn bây giờ không chỉ nhìn mình…

trong mối quan hệ với hiện thực, với công chúng mà còn phải đối diện với chính mình. Vì vậy nhu cầu hớng nội, tự phân tích, tự nhận thức về mình của bản thân ngời cầm bút là một nhu cầu hết sức chính đáng. Những suy t, trăn trở, chiêm nghiệm của nhà văn đợc dịp trải nghiệm trên trang giấy qua phát ngôn của nhân vật. Chẳng hạn những suy nghĩ về nhà văn và nghề văn của Bạch trong Khải huyền muộn: "Tôi đã rất nhiều lần tự hỏi là tại sao ngời ta lại gọi ngời viết chữ là nhà văn, phải chăng vì anh ta có sách có bài hoặc dung tục hơn, có tên ở một hội nghề nghiệp nào đấy. Hoặc chính bản thân anh ta tự hiểu anh ta là nhà văn. Cái sứ mệnh khắc nghiệt ấy đợc anh ta cảm nhận qua một giấc mơ hay một lời phán tặng đồng bóng linh tinh. Nếu đúng thế thì kể cũng đau đớn. Sự ngộ nhận, sự mê chấp th- ờng đợc bao bọc trong long lanh rất nhiều biện giải minh triết Làm thế nào để gạt…

đi sự nhầm lẫn của ngời viết, những ngời mẫn cảm thờng hay tự huyễn hoặc mình. Điều kiện chính xác cho một ngời đợc gọi là nhà văn có vẻ đơn giản, đấy là anh ta đ- ợc các nhà văn khác công nhận [43, 136].

Khi đã mang sứ mệnh cao cả là nhà văn thì phải cống hiến sức lực, trí tuệ của mình qua công việc viết lách, đem đến cho ngời đọc những quan điểm sống, sáng tác và những triết lý nhân sinh. Nhng những cái khó của nghiệp cầm bút cũng khiến họ trăn trở, băn khoăn không kém. Về bản chất, nhà văn làm công việc sáng tạo, đợc tự do tởng tợng và tự do sáng tác (theo tinh thần đổi mới của Đại hội VI). Thế nhng trên thực tế có những rào cản vô hình, những điều cấm kị bất thành văn khiến cho các nhà văn phải "tự sợ", ngòi bút có lúc phải "lách", phải cố làm dịu những minh bạch của mình bằng kiểu cách dụ ngôn, ẩn ngôn hoặc bóng bẩy hàm ngôn, phải làm thứ "văn học ám chỉ". Có lúc họ phải chắt lỡi giấu đi sự trung thực và dũng khí của một nhà văn và tự an ủi mình rằng "làm đám đông hoang mang vốn dĩ chẳng hay ho gì, huống chi còn phải hứng ngợc cả một áp lực khởi từ đó xét nét lại" [43, 201]. Đây là những lời nói thẳng thắn của nhà văn Bạch trong một cuộc đối thoại với một vị quan chức cao cấp đã hồi hu. Qua nhân vật nhà văn, tác giả có thêm điều kiện thuận lợi để bày tỏ những t tởng, tình cảm, suy t thầm kín của mình liên quan đến nghiệp văn chơng.

Chủ đề t tởng mà Nguyễn Việt Hà gửi gắm trong tác phẩm qua nhân vật nhà văn vừa có tác dụng cảnh tỉnh đối với sự ra ngã của bản tính con ngời hiện đại, vừa làm cho tác phẩm có chiều sâu triết lý và giá trị nhân sinh sâu sắc. Bằng sự quan sát tinh tế, Nguyễn Việt Hà đã chạm vào đợc những phần khuất khúc nhất của cuộc sống. Thực tế những ngời tài không tìm đợc chỗ đứng cho mình, không có những cơ hội để phát triển tài năng trong một môi trờng nhố nhăng hỗn loạn thuở giao thời không phải là không có. Tuy nhiên, nhà văn cũng tỏ ra bất lực khi không tìm đợc lối thoát cho nhân vật mà chỉ hi vọng "đến thế kỷ XXI thì những mẫu ngời nh Hoàng sẽ đợc nhân loại cần" còn bây giờ "phải lận đận là chuyện đơng nhiên". Cách duy nhất đối với Hoàng lúc này là tìm viết để quên, tìm rợu để say, tìm tôn giáo để hớng đến đức tin. Nguyễn Huy Thiệp gọi đây là chiêu pháp "tuý quyền" trong văn học. Bởi qua những cơn say, nhân vật nhà văn có thể giãi bày hết những ẩn ức trong lòng và thái độ với thực tại dù nó chỉ đợc trình bày gián cách qua những câu chuyện mang tính ngụ ngôn, những đoạn trữ tình ngoại đề mang tính

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn việt hà qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w