Nghệ thuật trần thuật

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn việt hà qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn (Trang 72)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Nghệ thuật trần thuật

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật là "phơng diện cơ bản của ph- ơng thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một ngời trần thuật nhất định" và "một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đa hành động, lời nói nhân vật vào đúng vị trí của nó để ngời đọc lĩnh hội theo đúng ý định tác giả" [49, 307]. Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cũng cho rằng: "ở tác phẩm văn học tự sự, trần thuật là thành phần của lời tác giả, của ngời trần thuật hoặc của ngời kể chuyện, tức là toàn bộ văn bản của tác phẩm tự sự ngoại trừ các lời nói trực tiếp của các nhân vật...", "nó (trần thuật) bao giờ việc kể, miêu tả các hành động và các biến cố thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh, hành động, tả ngoại cảnh, nội thất... bàn luận; lời nói bán trực tiếp của nhân vật. Do vậy, trần thuật là phơng thức chủ yếu của tác phẩm tự sự" [7, 338].

Nhìn từ khái niệm, trần thuật là một phơng diện cơ bản của tự sự, chi phối mạnh mẽ mạch vận động của tác phẩm cùng bố cục, kết cấu tác phẩm, cho ta thấy vị trí, góc nhìn của ngời trần thuật và mọi diễn biến tâm lý, hành động nhân vật, diễn biến câu chuyện theo đúng tinh thần của nó. Đó là sự liên kết chặt chẽ, hệ thống các yếu tố làm nên tác phẩm nh sự lựa chọn đề tài, nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật, những vấn đề về thể loại và tổ chức lời văn nghệ thuật... bao hàm cả việc lựa chọn ngôi trần thuật, điểm nhìn trần thuật trong không gian, thời gian tạo nên sự cảm nhận riêng, độc đáo của nhà văn về con ngời và thế giới. Nghệ thuật trần thuật ngày càng đa dạng theo chiều hớng hiện đại "sự đa dạng không chỉ trong bút pháp, mà sự đa dạng ở cấp độ bao trùm là phơng pháp" [68, 347].

Nguyễn Việt Hà đã có những cách tân về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của mình, thể hiện cách nhìn cuộc sống và năng lực, thái độ của nhà văn với chính công việc lao động sáng tạo văn học. Điều đó chứng tỏ anh là một cây bút có bản lĩnh và đầy ý thức trách nhiệm, có nỗ lực lớn trong việc tìm tòi đổi mới nghệ thuật trần thuật, nhất là việc lựa chọn vai kể và điểm nhìn trần thuật, phối

hợp với ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật một cách hợp lý, tạo hiệu quả nghệ thuật cao.

3.2.1. Ngời trần thuật và điểm nhìn trần thuật

3.2.1.1. Ngời trần thuật

"Ngời ta không thể miêu tả nếu không có ngời miêu tả và không bắt đầu từ một điểm nhìn nào"(G.A.Gucôpxki). Mọi nội dung t tởng, ý đồ sáng tạo đều do tác giả nghĩ ra, nhng anh ta không trực tiếp đứng ra trần thuật mà sáng tạo ra một ngời trần thuật để thay mình làm điều đó. Ngời trần thuật là "chủ thể phân hoá thành các nhân vật khác nhau - chủ thể kể khác nhau. Chủ thể trần thuật có khi là nhân vật, tạo thành ngôn từ đa giọng và có hiệu quả đối thoại" [87, 148]. Ngời trần thuật đóng một vai trò rất quan trọng, có giọng điệu riêng, bộc lộ quan điểm, cách nhìn của mình và cùng tham gia vào môi trờng đối thoại để tạo tiếng nói với các mức độ khác nhau, có thể xuất hiện ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ hai.

Với quan niệm truyền thống, ngời trần thuật thờng ở ngôi thứ ba - tác giả hàm ẩn là ngời biết tuốt các sự việc, tiến hành kể và miêu tả các hành động, các biến cố trong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh, tả nội thất... bàn luận, dẫn dắt ngời đọc đi theo một lối thuần nhất, máy móc. Và lúc này mối quan hệ giữa tác giả - ngời trần thuật là một.

Đến quan niệm hiện đại đã có nhiều thay đổi. Trong một tác phẩm văn học, nhân vật có lúc "độc lập và đối thoại với tác giả, tính "tự trị" của nó là đáng kể..., có lúc "nhân vật và tác giả mang các nét chung về t tởng, tác phẩm trở thành tấm gơng soi những tìm tòi về tinh thần của nhân vật, cũng là những bớc đờng t tởng của nhà văn". Và trong quá trình thể hiện mình cùng với những suy nghĩ, tâm t, tình cảm của nhân vật, tác giả đều tạo ra một sự tự do, thoải mái đối thoại, tác giả tôn trọng sự tự nhiên, khách quan ấy.

ở tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh không miêu tả chiến tranh nh lúc nó xẩy ra mà miêu tả nh nó hiện ra trong ký ức, trong suy tởng. Việc lựa chọn cách trình bày quá khứ dới nhiều hình thức kỷ niệm, qua sự nhớ lại của ngời hôm nay cho phép nhà văn tiếp cận lịch sử tự do hơn, gửi gắm đợc nhiều ấn tợng hơn. Nhà văn nhìn cuộc chiến qua đôi mắt của chính mình, của một ngời lính bình thờng ở mặt trận và muốn góp thêm một cái nhìn về cuộc chiến của ngời chiến

thắng. Bảo Ninh dờng nh cũng muốn lùi ra xa, coi cuộc chiến vừa qua đã là lịch sử để quan sát nó trong một thời gian và không gian lớn hơn, chiến tranh đợc nhìn trong sự đối lập với sự sống, với hoà bình.

Nguyễn Việt Hà cũng đã có sự thay đổi trong cách kể chuyện của mình, nhất là việc chọn lựa ngôi kể - ngời trần thuật. ở tiểu thuyết của anh, có sự chêm xen của nhiều vai giao tiếp: vai tác giả, vai ngời kể chuyện, vai nhân vật trong câu chuyện. Từ điểm nhìn của ngời trần thuật, tác giả hay nhân vật trữ tình, nhân vật trong tác phẩm, tác giả tạo ra những kẻ "môi giới" để kể chuyện, quan sát, miêu tả. Ngời trần thuật theo ngôi thứ ba ẩn mình và ngời trần thuật lộ diện theo ngôi thứ nhất, đồng thời là nhân vật khiến cho câu chuyện đợc kể một cách sinh động và linh hoạt.

Với Cơ hội của Chúa, do bị thẩm thấu tâm trạng của nhân vật nên khoảng cách giữa ngời trần thuật và các nhân vật biến mất, hai điểm nhìn trùng nhau, làm gia tăng sự chú ý đến nét độc đáo về nội tâm của nhân vật. Đó là sự rạn vỡ trong tình yêu của Hoàng và Thuỷ. Họ yêu nhau nhng không hiểu nhau, không thể chia sẻ cho nhau, giữa họ không thể tìm đợc tiếng nói chung. Vì thế, Hoàng luôn bảo yêu Thuỷ nhiều nhng Thuỷ vẫn luôn thấy băn khoăn về tình yêu đó. Câu chuyện diễn ra khi sự rạn vỡ đó đến đỉnh điểm và có thể dẫn đến một sự kết thúc. Ngôi kể đợc thay đổi, đan xen lẫn lộn, có lúc là lời của Hoàng, có lúc là lời của Thuỷ, có lúc lời của Hoàng lại xen vào lời nhận xét về biểu hiện thái độ của Thuỷ:

- Anh nói hết cha.

Thuỷ nhìn đồng hồ và cau mặt khi tôi lấy tay che đồng hồ. - Anh yêu em.

- Anh nói hết cha. - Vâng, anh đã nói hết. - Thế thì đến lúc phải về rồi.

- Em không nghe anh nói một chút gì sao. Thuỷ đột nhiên thở dài, hình nh là cay đắng. - Qua nhiều lần nghe anh nói rồi.

- Tha lỗi cho anh, một lần nữa, anh xin em. - Thực ra anh có lỗi gì đâu.

- Ngày xa, có nhiều lúc, cứ luôn nghĩ mình là ngời hạnh phúc nhất. - Lúc nào anh cũng yêu em.

- Thôi.

- Thôi cái gì cơ.

- Đã đến lúc phải đi về. - Anh bỏ ra.

- Thuỷ.

- Anh đừng làm tôi khó chịu [44, 444-445]...

Khải huyền muộn, ngời kể chuyện chuyển đổi một cách linh hoạt: lúc thì của tác giả, lúc là của nguyên mẫu và nhân vật, lúc lại chuyển cho nhà văn là nhân vật. Câu chuyện về Cẩm My và Vũ có khi đợc kể bằng ngôi thứ nhất qua lời của Cẩm My, có khi đợc kể bằng ngôi thứ nhất qua lời kể của cô ngời mẫu thật, có khi lại đợc nhìn một cách khách quan qua ngôi kể thứ ba dới cái nhìn của ngời kể chuyện:

"Tôi là ngời mẫu chuyên nghiệp. Tôi đã trình diễn tôi nhiều lần dới những vỏ quần áo khác nhau, nhng trong sâu tôi không thấy tôi khác. Còn lần này, trong cái vỏ ngôn ngữ này, chắc chắn tôi sẽ đánh mất tôi. Anh lắc đầu, văn chơng không hẳn là sáng tạo nhng không bao giờ là huỷ diệt. Em vẫn sẽ là em tất nhiên có hơi khang khác" [43, 7]. Qua lời kể của cô ngời mẫu thật, ta không chỉ biết đến thế giới ngời mẫu, quan chức mà ta còn thấy hình ảnh của nhà văn. Nhà văn này trong một lần đối thoại với những ngời bạn văn đã hé lộ hớng phát triển cuốn tiểu thuyết đang viết của mình là sẽ viết về công việc của một nhà văn bằng thủ pháp "tiểu thuyết trong tiểu thuyết", bằng lối viết đa âm, không quan tâm đến nội dung câu chuyện mà chỉ chú ý đến cấu trúc của nó, lại rất thích lối kể chuyện ở ngôi thứ nhất nên chọn nhà văn là nhân vật chính sẽ phù hợp nhất cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Việt Hà đã trao cho nhân vật nhiều đặc quyền, nhà văn kể về nhà văn và nhân vật; tiểu thuyết kể về công việc viết tiểu thuyết; nhân vật kể về chính mình nh ngời đóng vai nhân vật và kể về nhà văn nh là đối tợng của mình. Chính nhờ thế, anh đã tạo ra cho mình một t thế thoải mái để quan sát và kể chuyện.

3.2.1.2. Điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn là "vị trí từ đó ngời trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm. Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn bởi nó thể hiện sự chú ý

quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là đem lại cho ngời thởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự đổi thay của nghệ thuật bắt đầu từ đổi thay điểm nhìn" [49, 113].

Điểm nhìn toàn tri là điểm nhìn phổ biến trong tiểu thuyết truyền thống. ở

đó, nhà văn là ngời đứng cao hơn tất cả, thông tỏ mọi sự và có chức năng truyền phán chân lý. Bởi vậy, tiểu thuyết truyền thống thờng mang tính đơn âm, một giọng. Tiểu thuyết hiện đại với sự thay đổi trong quan niệm về nhà văn, về hiện thực nên đã phá vỡ điểm nhìn theo kiểu truyền thống ấy. Trớc một hiện thực đa chiều, nhà văn trở thành một ngời bình thờng với tầm hiểu biết có hạn. Điểm nhìn giúp tác giả hiểu sâu hơn về quá trình vận động phát triển tâm lý của các nhân vật mà mình h cấu. Nhà văn phải tôn trọng tự do của nhân vật với điểm nhìn riêng, ý thức riêng. Tiểu thuyết trở thành một cuộc đối thoại giữa nhà văn và nhân vật, nhân vật và nhân vật, nhân vật và bạn đọc, nhà văn và bạn đọc. Ngời đọc có quyền tìm ra chân lý cho riêng mình.

Quá trình tiểu thuyết chuyển từ đơn âm sang đa âm, hiện thực từ chỗ mang tính chủ quan sang mang tính khách quan phong phú và đa dạng hơn, cho nên nhà văn cần có sự đổi mới cách trần thuật. Điều đó đã góp phần "đánh dấu ý thức về lập trờng, sắc thái, khả năng nhận thức của chủ thể trần thuật, đồng thời cũng thể hiện sự đổi thay bình diện miêu tả, lớp ý nghĩa của hiện thực đợc phản ánh" [49, 365]. Điểm nhìn ngời trần thuật có thể tựa vào điểm nhìn của nhân vật để miêu tả thế giới, theo cảm nhận chủ quan của nhân vật.

Bằng nhiều mạch truyện, Nguyễn Việt Hà tạo ra nhiều góc quay, nhiều điểm nhìn khác nhau. Bởi cuộc sống còn có những điều không thể gọi thành tên và không thể giải thích nổi đang ẩn dới tầng tầng, lớp lớp những sự kiện. Tác giả đã xoá nhoà ranh giới giữa tác giả - nhân vật - ngời đọc bằng cách cùng một lúc đa ra nhiều điểm nhìn và phối cảnh khác nhau đối với chủ thể mà "cùng một lúc có thể vừa là tác giả, vừa là ngời kể chuyện, vừa là chính nhân vật, đờng phân giới giữa ba chủ thể này bị xoá mờ một cách có chủ ý (Mihaziloic). Chính hệ thống điểm nhìn là điều kiện để Nguyễn Việt Hà hiểu một cách sâu sắc, nhiều chiều hơn quá trình vận động, phát triển tâm lý các nhân vật mà mình h cấu và ngời đọc cũng có thể cảm nhận từ nhân vật những ý nghĩa đích thực của cuộc sống.

Trong Cơ hội của Chúa, điểm nhìn đợc trao cho nhân vật đã khiến cho con ngời cũng nh cuộc sống đợc nhìn nhận dới nhiều góc độ khác nhau, với từng nhân vật khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau. Các nhân vật nh những cái gơng soi vào nhau, ngời này phản chiếu và soi rọi ngời kia, nhiều khi chúng ta chỉ có thể nhận ra một nhân vật bằng cách đặt anh ta vào một nhóm nhân vật, với sự đánh giá qua cái nhìn của họ hợp với cái nhìn về chính bản thân anh ta.

Hoàng hiện lên trong mắt Nhã, Tâm, Thuỷ, Bình với những cách cảm nhận và đánh giá riêng của từng ngời: với Nhã, Hoàng là một ngời bạn tốt bụng, chân thành, sự hiện diện của anh trên cõi đời này với cô là "một điều kỳ dị". Và cô nhận thấy ở Hoàng một điều khác với mọi ngời: "cha bao giờ thấy Hoàng dối trá" [44, 499], anh thuộc "lớp ngời cũ đa cảm và mê tín, có mặt ở cuộc đời này để không thuộc về một cái gì". Trong mắt của cậu em trai - Tâm thì Hoàng "... luôn luôn là thần tợng. Đến tận giờ, ngời tuyệt vời là thông minh và nhân hậu duy nhất tôi đợc gặp vẫn là Hoàng" [44, 332]. Còn với cô ngời yêu của anh - Thuỷ, Hoàng hiện lên với muôn vẻ đời thờng, ngời mà cô yêu say đắm nhng lại cảm thấy bất an khi ở bên anh và lúc nào cô cũng thấy Hoàng "tạm bợ", "Đã khi nào anh tự hỏi, cho đến bây giờ mình có cái gì" [44, 56]. Lúc đầu thấy Hoàng "hay hay", sau này thì thấy là ngời "dựa dẫm thành thói quen", rồi "nghiện ngập" và cuối cùng là ích kỷ và thô bạo. Trần Bình - ngời đợc coi là "tình địch" của Hoàng đã bộc lộ một cái nhìn về anh qua những bức th gửi cho Thuỷ: "Anh Hoàng là ngời tôi khá tôn trọng"; "Anh Hoàng kể cũng tốt" [44, 102]. Nhng Hoàng cũng là gã lu manh "quen hàng chục đàn bà", "lừa gạt em gái một ngời bạn thân". Hoàng thì tự nhận mình là "kẻ bạc nh- ợc không neo đứng vào bất cứ chỗ nào", anh chua chát khi thấy mình "chẳng định nổi mình là cái giống gì", "lem nhem một nỗi buồn chán", "loay hoay" và "làm phiền nhiều ngời", là một "kẻ bình thờng đang bị tha hoá thành tầm thờng" [44, 471]. Ngời đọc lại biết đến Hoàng nh một tín đồ sùng đạo, có những vấn nạn về Thiền và giỏi tiếng Anh.

Có lúc, cùng một con ngời ấy nhng xuất hiện trong những khoảnh khắc, những thời điểm khác nhau sẽ đa đến cách nhìn nhận cũng khác nhau. Đó là

Nhã đợc Thuỷ nhìn ở ba khung cảnh và thời điểm: Lần đầu, khi cô theo Hoàng đến nhà Nhã - bạn của anh, Nhã là "một thiếu phụ rất đẹp trông kiêu căng" [44, 194], với cái nhìn ban đầu ấy, tởng chừng nh Nhã là một ngời khó gần. Nhng

đến khi Thuỷ và Hoàng giận nhau, Hoàng bỏ đi xa, Thuỷ tìm đến Nhã thì chị lại "an ủi" cô rất nhiều. Và rồi, qua những cuộc tiếp xúc, Thuỷ nhận thấy Nhã "nói chuyện rất dễ nghe và có duyên", ở Nhã "có một độ tự tin đầy quyết đoán" [44, 200].

Còn đây là Thuỷ trong cái nhìn của Nhã: khi mới gặp, Thuỷ "cũng dễ mến, có vài nét phù phiếm" [44, 112]. Sau này khi Thuỷ đã sang Tiệp cùng với Trần

Một phần của tài liệu Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết nguyễn việt hà qua cơ hội của chúa và khải huyền muộn (Trang 72)