Huyện Nghĩa Đàn

Một phần của tài liệu Những biến đổi địa giới hành chính ở nghệ an từ năm 1945 đến năm 2000 (Trang 54 - 55)

Nghĩa Đàn có một lãnh thổ trải rộng theo hớng Đông – Tây và địa hình theo dạng bán nguyệt lợn sóng. Nơi đây có sông Hiếu chảy qua, là con sông lớn nhất chia đôi Nghĩa Đàn thành hai phần: Đông Hiếu và Tây Hiếu.

Trong lòng đất Nghĩa Đàn chứa đựng nhiều loại khoáng sản quý nh thiếc, vàng, than đá, núi đá vôi có giá trị kinh tế cao. Tài nguyên rừng phong phú, trữ lợng lớn, đất đai phì nhiêu. Từ buổi bình minh lịch sử, con ngời đã xuất hiện và sinh sống trên mảnh đất này. Các phát hiện khảo cổ học đã chứng minh điều đó. Di chỉ Làng Vạc là sự ghi dấu con ngời đã sống quần tụ ở Nghĩa Đàn. Chính bằng lao động, những chủ nhân cổ xa sống trên mảnh đất này đã “khai sơn phá thạch”, vật lộn với thiên nhiên, hình thành nên nhiều vùng đất mới cùng các cộng đồng c dân đoàn kết gắn bó với nhau.

Ngợc dòng lịch sử, về mặt hành chính địa giới vùng đất này đã trải qua nhiều lần cắt nhập với những tên gọi khác nhau:

Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), tổ chức hành chính Nghệ An đợc sắp xếp lại và lập thêm một số huyện, trong đó có huyện Nghĩa Đàn. Huyện Nghĩa Đàn đợc thành lập trên cơ sở trích đất của 7 tổng thuộc huyện Quỳnh Lu là Hạ Bì,

Nghĩa Hng, Phớc Lộ, Chơng Khê, Nhiêu Hạp, Thuần Can, Lâm La; 1 tổng của huyện Yên Thành là tổng Cự Lâm và tổng Đàn Lâm (đất Thuý Vân cũ) do phủ Quỳ Châu kiêm lý. Ngay sau khi thành lập Nghĩa Đàn là huyện có vị trí quan trọng trong phủ Quỳ Châu. Toàn phủ có 17 tổng, 95 xã thì Nghĩa Đàn có tới 8 tổng, 49 xã. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), lỵ sở của phủ Quỳ Châu đợc dời từ Đông Lạc (huyện Thuý Vân) sang Nghĩa Hng (Nghĩa Đàn). Năm 1875, nhà Nguyễn chia tỉnh Nghệ An thành 5 phủ, 6 huyện. Nghĩa Đàn trở thành huyện độc lập chứ không phải là huyện cấp dới của phủ Quỳ Châu nữa.

Theo hồ sơ lu tại UBND tỉnh Nghệ An thì Nghĩa Đàn sau cách mạng tháng Tám có 16 xã với dân số 24441 ngời. Đó là các xã: Đại Đồng, Tân Hng, Thái Hoà, Tân Lập, Thuận Hoa, Xuân Thanh, Tiến Đông, Liên Hoàn, Mai Thọ, Đức Thịnh, Trung Hội, Liên Minh, Tân Hợp, Hai Xuân, Tam Hợp, Mỹ Hoa.

Tháng 5/1963, theo Quyết định số 52 – CP của Hội đồng Chính phủ đã quyết định tách 10 xã của huyện Nghĩa Đàn cắt nhập thành một huyện mới có tên là huyện Tân Kỳ. Địa giới hành chính của Nghĩa Đàn thay đổi theo hớng giảm quy mô, diện tích bị thu hẹp. Từ đó đến năm 1975, địa giới cấp huyện giữ nguyên, cấp xã thì có thay đổi theo hớng tăng thêm các đơn vị hành chính. Đầu những năm 70, thị trấn Thái Hòa đợc thành lập trên cơ sở mở rộng xã Thái Hòa cũ và trở thành trung tâm huyện lỵ của Nghĩa Đàn.

Nghĩa Đàn có lịch sử khá lâu đời, tuy nhiên để có địa giới hành chính nh hiện nay thì phải qua nhiều lần cắt nhập với các huyện xã khác. Trên vùng đất đỏ bazan này, c dân Nghĩa Đàn đang ngày càng xây dựng nên cuộc sống sung túc và no đủ hơn.

Một phần của tài liệu Những biến đổi địa giới hành chính ở nghệ an từ năm 1945 đến năm 2000 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w