Huyện Quế Phong

Một phần của tài liệu Những biến đổi địa giới hành chính ở nghệ an từ năm 1945 đến năm 2000 (Trang 47 - 49)

Quế Phong là huyện vùng cao biên giới Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý địa đầu tỉnh, nằm trên lu vực sông Hiếu và sông Chu, phía Tây giáp Lào, phía Tây Bắc giáp Thanh Hoá.

Quế Phong có nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú và là địa bàn chiến lợc rất quan trọng của quốc gia. “Nơi đây còn lu lại dấu tích của ngời nguyên thuỷ và là nơi hội tụ của các dân tộc Thái, HMông, Khơ mú. Qua bao thế kỷ cần cù lao động, chống chọi với thiên tai, thú dữ và giặc giã, c dân các dân tộc ở đây đã

hình thành nên các bản mờng bao gồm nhiều dòng họ và phát triển ngày càng đông đúc” [7,307]. Nhân dân vùng này có bề dày truyền thống yêu nớc và văn hoá rất đáng tự hào, tích cực cùng cả nớc chống lại các thế lực ngoại xâm, thù địch. Huyện Quế Phong ra đời từ bao giờ và tên gọi qua các thời kỳ đã thay đổi ra sao?

Quế Phong xa là đất Quỳ Châu, đời Lê và đầu đời Nguyễn là đất của huyện Trung Sơn thuộc phủ Quỳ Châu. Dới thời Pháp thuộc từ năm 1896 trở đi, tỉnh Nghệ An có 5 phủ, 6 huyện, trong đó có phủ Quỳ Châu. Ngày 22/10/1907, toàn quyền Đông Dơng ra Nghị định chia phủ Quỳ Châu ra làm hai đơn vị hành chính, đó là huyện Nghĩa Đàn và phủ Quỳ Châu. Phủ Quỳ Châu lúc đó bao gồm toàn bộ phần đất của huyện Quế Phong và 2 xã Thọ Vực, Yên Sinh thuộc tổng Thái Thịnh huyện Nghĩa Đàn. Toàn phủ có 11 tổng, trong đó có 6 tổng thuộc phần đất 2 huyện Quỳ Châu và Quỳ Hợp hiện nay và 5 tổng thuộc phần đất huyện Quế Phong ngày nay (5 tổng đó là Kiêm Diêm, Tạo Khê, Vấn Tập, Quang Khẩn, Quỳ Dơng.

Sau năm 1945, phủ Quỳ Châu đợc đổi sang huyện Quỳ Châu. Do địa bàn huyện quá rộng nên năm 1963, huyện Quỳ Châu đợc chia thành 3 huyện mới là Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong. Huyện Quế Phong ra đời từ ngày đó.

Từ ngày 25/4 đến ngày 4/5/1963, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Quỳ Châu lần thứ 5 đợc tổ chức tại xã Châu Hạnh – Quỳ Châu. Đại hội lần này đã thành lập đợc Đảng bộ Quế Phong gồm 13 đồng chí.

Lúc mới ra đời, Quế Phong gồm 5 xã: Châu Kim, Châu Thôn, Cắm Muộn, Châu Long và Thông Thụ với 2564 hộ dân, 5 tộc ngời cùng sinh sống là Thái, HMông, Khơmú, Thổ, Kinh. Là một huyện vùng cao biên giới, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, cản trở công tác quản lý. Ngày 17/4/1965, Bộ nội vụ ra quyết định số 143 - NV về điều chỉnh địa giới và chia các xã:

Sát nhập xã Châu Phơng thuộc huyện Quỳ Châu vào huyện Quế Phong và lấy tên xã Mờng Hin.

Chia xã Thông Thụ thành 2 xã: Thông Thụ và Đồng Văn. Chia xã Châu Long thành 2 xã: Hạnh Dịch và Châu Thôn. Chia xã Cắm Muộn thành 2 xã: Quang Phong và Cắm Muộn.

Cũng trong năm này, huyện đã thành lập thêm 2 xã mới là Tiền Phong và Châu Hùng, nâng tổng số đơn vị hành chính của huyện lên 12 xã. Địa giới hành chính này đợc giữ nguyên cho tới ngày đất nớc thống nhất.

Từ khi Quế Phong tách thành huyện mới và thành lập Đảng bộ riêng đã tiến hành một số lần điều chỉnh địa giới hành chính. Nhân dân Quế Phong trên mảnh đất của mình luôn cố gắng cao độ, vợt mọi khó khăn, thực hiện tốt mục tiêu kinh tế – xã hội đã đề ra.

Một phần của tài liệu Những biến đổi địa giới hành chính ở nghệ an từ năm 1945 đến năm 2000 (Trang 47 - 49)