Con đường hình thành nhân cách

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở nghệ an hiện nay (Trang 27 - 31)

Nhân cách là một chuẩn mực giá trị đạo đức mà con người luôn hướng đến nhằm hoàn thiện bản thân mình. Nó không phải là những gì có sẵn tiền định

mà phải trải qua một quá trình lâu dài thích nghi, biến đổi, chính trong môi trường tự nhiên và xã hội nhân cách con người được hình thành và phát triển.

Sự hình thành nhân cách chịu ảnh hưởng của các yếu tố như:

Thứ nhất, yếu tố bẩm sinh di truyền. Đó là toàn bộ những đặc điểm sinh lý cơ thể (đặc biệt là đặc điểm của hệ thần kinh, não bộ và các giác quan) đã có ngay từ khi lọt lòng mẹ (bẩm sinh) hoặc được truyền lại từ thế hệ trước (di truyền).

Ảnh hưởng của bẩm sinh di truyền tới nhân cách thông qua mối quan hệ xã hội.

Thứ hai, yếu tố môi trường. Có hai loại môi trường: Tự nhiên (bao gồm những điều kiện địa lý, khí hậu đất đai… có ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý cá nhân thông qua quan hệ xã hội và phương thức hoạt động của họ). Môi trường xã hội (bao gồm: nền văn hóa- văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của một dân tộc, một xã hội. Môi trường xã hội là nội dung, là nguồn gốc của sự hình thành và phát triển nhân cách. Nó không trực tiếp quyết định nhân cách theo kiểu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.

Ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với nhân cách diễn ra theo hai con đường: Tự phát và tự giác. Tác động tự giác của môi trường xã hội đối với sự hình thành nhân cách còn gọi là tác động giáo dục.

Thứ ba, yếu tố giáo dục. giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhận thức và nhân cách. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách vì nó hướng sự phát triển nhân cách theo một mục đích nhất định đáp ứng mục tiêu xã hội. Thông qua giáo dục, dạy học mà con người tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội do thế hệ đi trước truyền thụ lại. Giáo dục phát huy tối đa những mặt mạnh của bẩm sinh di truyền hoặc có thể bù đắp những khiếm khuyết do yếu tố bẩm sinh đem lại.

Giáo dục có khả năng uốn nắn những phẩm chất xấu do môi trường đem lại, hướng con người tới những điều tốt đẹp.

Thứ tư, hoạt động tích cực của cá nhân. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hình thành nhân cách. Hoạt động tích cực của cá nhân là sự tác động có mục đích, có ý thức của cá nhân vào hoàn nhờ đó cải tạo hoàn cảnh và cải tạo chính bản thân. Đây chính là yếu tố quan trọng bậc nhất và mang tính chất quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Như vậy, muốn nhân cách phát triển hài hòa, toàn diện thì mỗi một cá nhân phải tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhân cách được hình thành thông qua hoạt động tích cực của con người trong quá trình sáng tạo xã hội. Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người diễn ra phụ thuộc vào các dạng hoạt động chủ đạo (trong đó bao gồm cả hoạt động giáo dục) ở từng giai đoạn nhất định của lứa tuổi.

Theo GS Phạm Minh Hạc, muốn hình thành nhân cách, phải giáo dục giá trị. Ông cho rằng: “Nhân cách chính là mối quan hệ- mức độ phù hợp giữa hệ thống giá trị, thước đo giá trị của chủ thể với hệ thống giá trị và thước đo giá trị của nhóm, cộng đồng xã hội, nhân loại. Mức độ và phạm vi phù hợp càng cao- nhân cách càng lớn” [7; 68]

Từ đó, khẳng định rằng sự phù hợp giữa hai hệ thống giá trị thước đo giá trị của cá nhân và xã hội nó tỷ lệ thuận với sự phát triển của nhân cách.

Trong tư tưởng của Khổng Tử, ông quan niệm về giá trị làm người là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. GS Trần Văn Giàu quan niệm có bảy giá trị đạo đức truyền thống tạo nên bản sắc, nhân cách người Việt Nam: “Yêu nước- cần cù- anh hùng- sáng tạo-lạc quan- thương người- vì nghĩa” [9; 94]. Các giá trị này không phải là bẩm sinh tiền định, con người sinh ra là có sẵn mà chỉ được hình thành thông qua việc tham gia hoạt động xã hội của con người, trong đó có giáo dục.

Tuy nhiên, cần hiểu khái niệm giáo dục rộng hơn, trong việc hình thành nhân cách nói riêng, môi trường giáo dục bao gồm: môi trường giáo dục gia đình, môi trường giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội. Ba yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hình thành nhân cách con người. Gia đình là môi trường đầu tiên con người sinh ra được thụ hưởng, tiếp thu sự dạy bảo của ông bà, cha mẹ bằng tình yêu thương chăm sóc đặc biệt. Nhà trường là môi trường thứ hai con trẻ được tiếp xúc, nơi đây các em nhận được sự dạy bảo ân cần, truyền thụ kiến thức của thầy giáo, cô giáo. Gia đình và nhà trường là nơi ươm mầm và chắp cánh ước mơ tài năng của thế hệ trẻ. Và là một cá nhân trong cộng đồng con người dần dần hòa nhập vào các quan hệ, hoạt động xã hội thông qua đó thể hiện năng lực phẩm chất của mình môi trường vĩ mô đó là xã hội. Gia đình- Nhà trường- Xã hội là một chỉnh thể quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người.

Để làm được nhiệm vụ này, giáo dục phải định hướng các thang bậc giá trị, bao gồm về mặt đạo đức và mặt trí tuệ. Chức năng của giáo dục là dẫn dắt con người, định hướng có ý thức về các thang bậc giá trị một cách toàn diện để từ đó con người hoàn thiện nhân cách của mình trên cả mặt đạo đức và tài năng. Mặt khác, xã hội luôn luôn trong xu hướng biến đổi, bên cạnh những mặt tích cực: tính năng động, ham học hỏi, biết chấp nhận cạnh tranh.. thì còn có nhiều vấn đề cần được chú trọng xem xét. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì nhiều thang bậc giá trị truyền thống bị đảo lộn: lợi ích cá nhân được coi trọng hơn lợi ích xã hội, lối sống hiện đại lấn át các giá trị truyền thống …

Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng của sự kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục gia đình- nhà trường- xã hội nhằm xây dựng con người mới hoàn thiện về nhân cách, có đủ đức và tài thích nghi với cuộc sống hiện đại nhưng không xa rời truyền thống.

Giáo dục có vai trò quan trọng là hình thành con người thành một nhân cách mang tính xã hội. Mỗi một con người từ khi sinh ra sẽ nhận được sự giáo

dục của gia đình- đây là bài học sẽ theo con người trong suốt cuộc đời. Đến trường thì nhận được sự giáo dục của nhà trường và bước ra xã hội sẽ nhận được sự giáo dục của xã hội. Ba môi trường giáo dục này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên “tam giác vàng” để hình thành nhân cách con người, là sợi dây gắn kết các thang giá trị cá nhân với các giá trị thang bậc xã hội.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở nghệ an hiện nay (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w