Vai trò của giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở nghệ an hiện nay (Trang 34 - 42)

khoa học, thể chất, thẩm mỹ… Cùng với giáo dục nhà trường và xã hội nhằm đào tạo ra những công dân có đức, có tài, có ước mơ, hoài bão, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Như vậy, giáo dục là một trong những chức năng quan trọng của gia đình nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ những hiểu biết, kỹ năng cơ bản của sự vật hiện tượng, trang bị cho thế hệ trẻ những hiểu biết, kỹ năng cơ bản của sự vật hiện tượng, trang bị cho thế hệ trẻ thế giới quan rộng lớn của thế giới hình thành nhân cách mỗi con người. Xã hội ngày càng phát triển thì không hề giảm nhẹ, mà phải làm tăng tầm quan trọng về nội dung và vai trò của giáo dục gia đình nói chung và giáo dục truyền thống gia đình nói riêng trong việc hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ.

1.2.2. Vai trò của giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thànhnhân cách thế hệ trẻ. nhân cách thế hệ trẻ.

Nhân cách chính là sự tổng hợp những giá trị và những chuẩn mực làm người, để hình thành nhân cách thế hệ trẻ một cách toàn diện thì phải đặt chúng trong môi trường giáo dục nhất định. Giáo dục bao gồm ba môi trường lớn là gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo dục gia đình có vai trò quan trọng trong

tiếp xúc, hơn nữa sự giáo dục của gia đình chủ yếu bằng tình cảm và thông qua tình cảm, cũng như dựa vào từng đặc điểm tâm sinh lý của từng cá nhân… vì thế hiệu quả giáo dục rất cao.

Việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của gia đình sẽ góp phần “xã hội hóa” con trẻ từ một động vật- người trở thành một con người xã hội, có khả năng hòa nhập, thích ứng, sống, lao động và học tập đáp ứng yêu cầu của xã hội. Từ nhận định này, chúng tôi không chỉ khẳng định vai trò của giáo dục truyền thống gia đình mà còn để khẳng định “cái truyền thống” gia đình có tác động như thế nào đối với sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ.

Truyền thống gia đình có tác động tích cực đến thế hệ trẻ, bởi truyền thống gia đình chính là sự kết hợp của truyền thống, tinh hoa văn hóa của dân tộc, được kế thừa lưu truyền qua các thế hệ. Truyền thống gia đình chính là những chuẩn mực đạo đức mà dựa vào đó thể hệ trẻ có thể nhận thức được điều hay, lẽ phải, từ đó tự giác điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân phù hợp với đạo đức xã hội. Truyền thống gia đình có tác dụng giáo dục đào tạo nên những lớp người mới phù hợp với từng giai đoạn lịch sử mới, là nơi cất cánh của bao tài năng, thúc đẩy xã hội phát triển. Từ văn hóa truyền thống của gia đình, thế hệ trẻ càng trưởng thành và tiếp xúc với một nền văn hóa rộng lớn hơn, phong phú hơn từ nền tảng văn hóa xã hội thu nhỏ là văn hóa truyền thống gia đình thông qua các hoạt động xã hội: lao động, học tập, vui chơi, giải trí… từ đó thế hệ trẻ chiếm lĩnh được nền văn hóa xã hội. Thực tế cho thấy, những ai nhận được sự giáo dục từ truyền thống gia đình một cách chu đáo và toàn diện thì những người đó bước vào đời một cách vững vàng với nhân cách tốt đẹp, được mọi người đánh giá cao. Ngược lại, những người không nhận được sự giáo dục truyền thống gia đình, hành trang vào đời của họ thiếu hụt nền tảng văn hóa, giá trị truyền thống xã hội thu nhỏ- gia đình, nên trong nhận thức của họ có sự sai lệch về các chuẩn mực đạo đức xã hội. Chính giáo truyền thống gia đình đã giúp thế hệ trẻ nhận thức được vị trí, trách nhiệm của đạo làm con trong gia

đình, từ đó cư xử như thế nào tròn vẹn chữ hiếu đối với ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. Truyền thống gia đình cũng giáo dục cho con cái biết được đạo làm người, trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc, đào tạo nên những con người “hiếu, nghĩa vẹn toàn”. Mặc dù quá trình xã hội hóa con trẻ không phải do một mình gia đình quyết định, nhưng nó có vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách mỗi một con người. Đặc biệt, trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước, bên cạnh những mặt tích cực của nó, thì còn tồn tại nhiều vấn đề gay gắt, các xu hướng, giá trị tốt đẹp của con người có xu hướng bị giảm sút, xói mòn bởi ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường, thế hệ trẻ là người bị ảnh hưởng trực tiếp nhất những tiêu cực đó. Trong hoàn cảnh đó, giá đình với những truyền thống tốt đẹp của mình, có vai trò như một thiết chế đầy quyền uy, định hướng và giáo dục thế hệ trẻ, hướng họ phát triển đi đến những chuẩn mực đúng đắn, tránh sự lệch lạc về hành vi ứng xử trong xã hội. Truyền thống gia đình và hiện tại là những mắt xích kết nối với nhau trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. “Trong chủ nghĩa xã hội, với chức năng giáo dục, gia đình thực sự góp phần lớn lao vào việc đào tạo thế hệ trẻ và xây dựng con người mới nói chung” [3; 425]

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ… tuổi trẻ là giai đoạn quan trọng nhất của mỗi con người. Đặc điểm cơ bản của lứa tuổi này là họ đang có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm lý. Thế hệ trẻ cũng nhận thức được rằng, mình là một cá thể độc lập và họ chủ động thiết lập cho mình các kiểu hành vi ứng xử, các mối quan hệ, họ xây dựng cho mình một nhân cách mang tính bản thân cá nhân họ. Vì vậy, giáo dục trước hết phải là giáo dục về đạo lý, hành vi ứng xử văn hóa để góp phần hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Công việc đó, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng. Cha mẹ là người hiểu và nắm rõ tình cảm, tâm lý của con cái, từ đó uốn nắn, xây dựng và duy trì những hành vi, việc làm phù hợp, kế thừa những truyền

thống tốt đẹp của gia đình vào việc dạy dỗ con cái, khắc phục những hành vi lệch chuẩn để xây dựng một nhân cách tốt đẹp ở thế hệ trẻ.

Đức và tài là hai mặt thể hiện nhân cách một con người, trong đó đạo đức là gốc của nhân cách, trong việc giáo dục đạo đức để hình thành nhân cách thế hệ trẻ thì giáo dục truyền thống gia đình đóng vai trò quan trọng và có nhiều lợi thế. Từ những hình thức giáo dục như thuyết phục, nêu gương truyền thống của gia đình sẽ phát huy tác dụng thực sự của việc giáo dục thế hệ trẻ. Nhìn vào thực tế cho thấy rằng, những đứa trẻ sống trong gia đình gia giáo, cha mẹ yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, thì con cái thường là chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo… bởi chính cha mẹ là “sự nêu gương sáng” cho các con về đạo lý làm người, tấm gương của cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục con cái được dễ dàng và thu được hiệu quả cao. Những đứa trẻ sống trong những gia đình hay cãi vã, lục đục… thì thường những đứa trẻ đó có những hành vi trái với đạo đức, lẽ phải… vì sống trong môi trường giáo dục như thế thì mọi sự nêu gương, thuyết giáo đều không có ý nghĩa. Đó cũng chính là các giá trị truyền thống của gia đình ảnh hưởng, chi phối đến sự phát triển của con cái. Để góp phần định hướng những chuẩn mực đạo đức mới trong giáo dục hình thành nhân cách thế hệ trẻ, tác giả Nguyễn Ngọc Bích đã đưa ra quan điểm về đạo đức mới trong cấu trúc của nhân cách, bao gồm:

- Thế giới quan, lý tưởng bao gồm quan điểm chính trị, lập trường và vai trò xã hội của cá nhân.

- Thái độ hành vi ứng xử xã hội của cá nhân (thái độ và hành vi đối với người khác, đối với gia đình, đối với xã hội, đoàn thể, nhân dân, Tổ quốc, thái độ đối với lao động).

- Tình cảm và ý chí. [5; 233]

Những vấn đề này đều chứa đựng trong nội dung của giáo dục truyền thống gia đình, giáo dục thông qua tình cảm và bằng tình cảm, với điểm đặc biệt

này thì giáo dục truyền thống gia đình tạo ra hiệu quả rất cao trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ.

Cùng với mặt tích cực, truyền thống gia đình cũng có những yếu tố tiêu cực, đó là những tác động xấu đến việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Vậy vai trò của gia đình như thế nào đối với sự tác động tiêu cực của “cái truyền thống” gia đình tới thế hệ trẻ hôm nay? Trước hết, bản thân mỗi gia đình phải từ bỏ những quan niệm lạc hậu, cổ hủ… có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn nhận, suy nghĩ, hành động của thế hệ trẻ như: quan niệm dựng vợ, gả chồng phải “môn đăng hộ đối”, hay tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, độc đoán gia trưởng… Cùng với nó, các gia đình phải biết lựa chọn những truyền thống tốt đẹp của gia đình vận dụng vào dạy bảo con cái, phù hợp với mọi lứa tuổi; phối hợp với dòng họ, các tổ chức chính trị- xã hội, nhất là nhà trường, giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ, đảm bảo sự kế thừa truyền thống gia đình phù hợp với thời đại.

Từ những vai trò nêu trên, có thể thâý giáo dục truyền thống gia đình trong bất cứ thời kỳ nào cũng là một yêu cầu khách quan trong quá trình hình thành nhân cách thế hệ trẻ.

Thế hệ trẻ là lực lượng xã hội to lớn, nguồn lực quan trọng của sự phát triển xã hội, là một trong những chủ thể xây dựng đất nước, lớp người sáng tạo ra tương lai, lực lượng có vai trò quan trọng thúc đẩy lịch sử phát triển. Với sức trẻ, bản lĩnh trí tuệ của mình, thế hệ trẻ đang ra sức cống hiến xây dựng đất nước, chứng tỏ được vai trò, vị thế của những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta coi việc phát triển con người toàn diện, đặc biệt là chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ là trọng tâm của chiến lược phát huy nhân tố con người.

Giáo dục truyền thống gia đình là môi trường đầu tiên mà con trẻ được tiếp xúc từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Thông qua tình cảm và bằng tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái, giáo dục truyền thống gia đình có vai trò to lớn trong việc uốn nắn, điều chỉnh hành vi đạo đức của con cái từ những

điều nhỏ nhặt đến việc nhận thức hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội. Cùng với sự biến đổi của xã hội, gia đình- thiết chế xã hội thu nhỏ cũng biến đổi theo, hiện nay chúng ta ít thấy mô hình gia đình tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường mà thay vào đó là gia đình hiện đại- gia đình hạt nhân, chỉ có cha mẹ và con cái; giới trẻ đang có xu hướng sống tự lập, tách ra khỏi gia đình, nhìn khách quan đó là một việc làm tích cực, nhưng sâu xa hơn đó là sự thiếu hụt vai trò của giáo dục truyền thống gia đình, thiếu sự bảo ban, dạy dỗ của gia đình từ đó dẫn đến những hành vi thiếu chính chắn, lệch chuẩn trái với đạo đức xã hội. Sự “hiện đại hóa” trong cuộc sống hàng ngày đã khiến không ít thế hệ trẻ xa rời, thậm chí quay lưng lại với chính truyền thống văn hóa của gia đình mình. Vì vậy, bên cạnh việc giáo dục tri thức, cung cấp cho thế hệ trẻ trí tuệ để theo kịp xu thế thời đại thì cần phải giáo dục cho họ các giá trị đạo đức, hành vi, thái độ phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, cần phải tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm về với cội nguồn, xây dựng nhân cách thế hệ trẻ với những phẩm chất tốt đẹp như: lòng hướng thiện, uống nước, nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng đồng xã hội.

Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật thì mặt trái tiêu cực của cơ chế thị trường đang dần ảnh hưởng đến các thang giá trị đạo đức truyền thống của xã hội và từng gia đình, khoảng cách giữa sự hòa nhập và hòa tan các giá trị truyền thống là rất mong manh. Kinh tế thị trường bên cạnh mặt tích cực của nó thì mặt trái của nó là mảnh đất màu mỡ của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, vô đạo đức phát triển, điều đó đã biến quan hệ đạo đức trong xã hội mang tính vụ lợi. Nguy cơ của chủ nghĩa thực dụng vô đạo đức đã dần dần lấn át truyền thống của từng gia đình và toàn xã hội.

Chịu tác động mạnh mẽ nhất của xu hướng đó là thế hệ trẻ, với sự nhạy cảm và hiếu động, thích tìm tòi cái mới lạ, hấp dẫn…họ chưa hiểu đúng những giá trị đạo đức mà cha ông đã xây dựng được, điều này ảnh hưởng không nhỏ

đến sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Chính vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một vấn đề nóng bỏng được toàn xã hội quan tâm, điểm xuất phát và trở về của các chính sách giáo dục là gia đình, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách thế hệ trẻ. Giáo dục gia đình- cụ thể là giáo dục những truyền thống tốt đẹp của gia đình trở thành một yêu cầu khách quan trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ.

Xã hội ngày càng phát triển, trong cơ chế thị trường, hướng vận động của các gia đình ngày càng tiếp cận với tư tưởng văn hóa lành mạnh, gia đình vừa là một đơn vị ổn định để phát triển kinh tế, vừa là thiết chế để duy trì và hoàn thiện các chuẩn mực quan hệ ứng xử xã hội. Vì vậy, vai trò của giáo dục dục gia đình nói chung và vai trò của giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ nói riêng là rất quan trọng. Quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang có ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đất nước, ảnh hưởng lan tỏa đó là sự giao lưu và du nhập giữa các nền văn hóa, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cần được đề cao và chú trọng. Chính việc giáo dục truyền thống gia đình cho thế hệ trẻ là việc làm quan trọng, mang tính khách quan nhằm bảo tồn, gìn giữ những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Sức mạnh truyền thống của gia đình chính là sức mạnh truyền thống của dân tộc.

Tóm lại, trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ thì giáo dục truyền thống gia đình có vai trò hết sức to lớn, đó là yêu cầu khách quan trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, giáo dục truyền thống gia đình còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng, tạo nên “sức đề kháng” cho toàn xã hội nói chung và thế hệ trẻ nói riêng trong việc chống lại sự lai căng, sự đồng hóa văn hóa dân tộc, góp phần gìn gìn giữ và phát huy nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Tiểu kết chương I:

Trên cơ sở phân tích lý luận về truyền thống gia đình, về nhân cách, có thể thấy rằng vai trò của truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách con

người, đặc biệt là nhân cách thế hệ trẻ là rất to lớn, giáo dục truyền thống gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành những

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở nghệ an hiện nay (Trang 34 - 42)