Nội dung của giáo dục truyền thống gia đình

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở nghệ an hiện nay (Trang 31 - 34)

Gia đình là tế bào của xã hội, là sợi dây gắn kết mọi thành viên trong gia đình với xã hội; đó là môi trường quan trọng để nuôi dưỡng và giáo dục về tâm hồn, nhân cách của mỗi người. “Trong gia đình, cá nhân được đùm bọc về mặt mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ thơ có điều kiện được an toàn và khôn lớn; người già có nơi nương tựa; người lao động được phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần” [10; 420]

Gia đình có nhiều chức năng như chức năng tái sản xuất ra con người, chức năng kinh tế, chức năng tiêu dùng, chức năng thỏa mãn các nhu cầu sinh lý của các thành viên và chức năng giáo dục. Trong đó, chức năng giáo dục của gia đình là rất quan trọng và có nội dung rộng lớn. Nội dung của giáo dục gia đình chính là yếu tố của vấn đề văn hóa gia đình và văn hóa cộng đồng nhằm tạo lập và phát triển nhân cách con người. Từ lâu giáo dục truyền thống gia đình thường bao gồm giáo dục về gia giáo tức là giáo dục truyền thống tốt đẹp của gia đình; giáo dục về gia lễ, tức là những nghi lễ truyền thống hay tập tục riêng và những cung cách ăn nói ứng xử đã được người trong gia tộc quy định từ trước và các thế hệ sau phải tôn trọng; giáo dục về gia huấn để truyền dạy cho con cháu những điều hay, lẽ phải thích hợp với gia đình mình và đạo lý chung của xã hội; giáo dục về gia phả, để biết được công đức của tổ tiên…

Song ở một khía cạnh khác, trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ thì việc giáo dục truyền thống gia đình phải bao gồm các nội dung về truyền thống

đạo lý và truyền thống hiếu học, đây là hai truyền thống có ảnh hưởng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người không riêng gì thế hệ trẻ, nó hội tụ tất cả đức và tài của nhân cách con người. Nội dung giáo dục truyền thống gia đình được thể hiện qua các nội dung sau:

- Giáo dục về hành vi đạo đức: Hành vi đạo đức được hiểu là những hành động đối nhân xử thế, trong nếp sống, trong suy nghĩ, trong lời ăn tiếng nói mà gia đình trang bị, giáo dục cho con cái. Trong các quan hệ xã hội thì tâm lý, thái độ cư xử của con người có sự khác nhau. Từ những truyền thống đạo lý tốt đẹp của gia đình truyền từ đời này sang đời khác, cha mẹ và những người thân trong gia đình giáo dục cho thế hệ trẻ trong việc đối nhân xử thế với các thành viên trong gia đình bao gồm các chuẩn mực: hiếu thảo với ông bà cha mẹ; lễ phép kính trọng người lớn tuổi; thương yêu nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau… Đối với người khác trong xã hội, đó là lòng nhân ái, tính khiêm tốn, chân thực…

Việc giáo dục như vậy sẽ tạo dựng trong nhân cách của thế hệ trẻ đức tính quan trọng của con người là đạo đức- nền tảng vững chắc cho mọi sự trưởng thành của thế hệ trẻ.

- Giáo dục lòng hiếu học, thái độ, kỹ năng lao động: Từ lâu sự học là niềm mơ ước và mục tiêu vươn tới của mỗi gia đình trong bất cứ hoàn cảnh nào, học để làm người, học để biết phải trái, học để giúp nước, giúp đời. Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần ham học hỏi, siêng năng, cần cù lao động, yêu lao động, biết sáng tạo ra sản phẩm. Đồng thời, giáo dục cho thế hệ trẻ biết quý trọng mọi sản phẩm lao động, biết “cần- kiệm”, chi tiêu hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Nội dung của giáo dục này góp phần bồi dưỡng nên tài năng trong mỗi con người, phẩm chất quan trọng để hình thành nên những nhân tài cho nước nhà.

- Bên cạnh đó cần phải giáo dục cho thế hệ trẻ về thể chất và thẩm mỹ. Gia đình giáo dục về “học ăn, học nói, học gói, học mở” sao cho có văn hóa phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, giáo dục cho con cái về sự quan tâm, rèn

luyện sức khỏe thể chất, khỏe để học tập, để lao động xây dựng, bảo vệ tổ quốc…

Chính việc giáo dục một cách toàn diện như vậy sẽ tạo dựng một nhân cách toàn diện ở thế hệ trẻ, bao gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, thể mỹ, lao động.

Trong quá trình giáo dục những nội dung như vậy, các bậc làm cha, làm mẹ cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, bao gồm các nguyên tắc sau: - Phải xây dựng được không khí gia đình trên thuận, dưới hòa. Chính không khí gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của các thành viên trong gia đình. Muốn xây dựng được không khí gia đình trên thuận dưới hòa, điều tiên quyết là sự gương mẫu của cha mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình vì không thể nói đến việc dạy dỗ con cái khi chính cha mẹ là những người chưa nghiêm, thiếu đứng đắn; đồng thời nó còn phụ thuộc vào truyền thống, nếp sống của gia đình. Đối với việc giáo dục thế hệ trẻ thì bầu không khí gia đình hòa thuận vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa giúp nâng cao hiệu quả giáo dục.

- Giáo dục truyền thống gia đình cần phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Các bậc làm cha, làm mẹ không nên áp đặt, gượng ép con cái, không được dọa nạt, lăng nhục con cái… vì đó sẽ mang lại hiệu quả ngược lại với mong muốn, là hành động phi giáo dục. Cần phải nắm bắt, hiểu đúng các cung bậc tình cảm tâm lý của trẻ để có những hướng tiếp cận giáo dục đạt hiệu quả cao, làm cho trẻ học hỏi với tinh thần tự nguyện và thoải mái. - Giáo dục truyền thống gia đình cần phải có lý, có tình. Tức là nghiêm khắc đi đôi với khoan dung độ lượng. Nếu như giáo dục nhà trường có lợi thế trong giáo dục tri thức khoa học thì giáo dục gia đình có lợi thế trong trong giáo dục đạo đức. Mà giáo dục đạo đức lại đòi hỏi sự kết hợp giữa nghiêm khắc và khoan dung, độ lượng. Những chuẩn mực đạo đức không thể hình thành ngay khi thế hệ trẻ được giáo dục mà đó là cả một quá trình dài nên phải bền bỉ và nghiêm khắc, điều này phải bắt đầu trước hết từ cha mẹ; nghiêm khắc khác với

cực đoan. Bên cạnh đó, lòng khoan dung của cha mẹ sẽ giúp thế hệ trẻ có niềm tin vào cuộc sống, biết sữa chữa sai lầm.

- Các bậc làm cha, làm mẹ phải có sự thống nhất cả về tư tưởng và hành động trong khi giáo dục con cái, nhằm tạo ra uy quyền và hiệu quả của công tác giáo dục truyền thống gia đình. Cần tránh việc “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong khi giáo dục thế hệ trẻ.

Giáo dục gia đình có nội dung rộng lớn, bao gồm những yếu tố của vấn đề văn hóa gia đình và văn hóa cộng đồng. Trong đó, giáo dục truyền thống gia đình là một vấn đề cơ bản có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở nghệ an hiện nay (Trang 31 - 34)