việc nâng cao vai trò của giáo dục truyền thống gia đình.
Bất kỳ một hệ thống giáo dục nào cũng không thể thiếu giáo dục gia đình. Ảnh hưởng của gia đình rất lớn đến con người, dù làm gì, ở đâu, với mọi lứa tuổi. Do chịu ảnh hưởng thường xuyên của gia đình nên khó có thể nói hết vai trò của môi trường giáo dục này đến việc hình thành nhân cách đặc biệt là thế hệ trẻ. Chính tại môi trường này, tuổi trẻ được truyền đạt những kinh nghiệm sống, những bài học về lối ứng xử trong quan hệ xã hội từ đơn giản đến phức tạp. Trong môi trường nhỏ này con người được tiếp xúc với cái tốt- xấu, thiện- ác, quá khứ- hiện tại... Mặc dù vai trò của gia đình rất quan trọng song thực tế cho thấy nó còn mang nặng tính tự phát. Thế hệ trẻ mặc dù chịu sự giáo dục thường xuyên, trực tiếp từ nhà trường, xã hội, song ảnh hưởng của giáo dục gia đình không phải là duy nhất trong tình hình hiện nay, với yêu cầu đào tạo một thế hệ con nguời mới phát triển toàn diện thì giáo dục truyền thống gia đình phải được tiến hành thường xuyên. Để nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ thì cần phải kết hợp giữa nhà trường, gia đình, và toàn xã hội thành một quá trình thống nhất liên tục. Xã hội hóa giáo dục là phương thức làm cho giáo dục phù hợp với bản chất xã hội của giáo dục.
Nhà trường, gia đình, xã hội là ba môi trường quan trọng bậc nhất trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ.
Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 2 (khóa VII) đã nhấn mạnh: kết hợp giáo dục gia đình, giáo dục xã hội và giáo dục nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh là một trong những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH – HĐH. Khi bàn về việc kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn.”
Thực chất của việc kết hợp cả ba môi trường gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục truyền thống gia đình cho thế hệ trẻ là tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi, đồng bộ, thống nhất. Để làm được điều này gia đình, nhà trường, xã hội phải thống nhất với nhau về nội dung giáo dục, sự thống nhất này tạo nên sức mạnh của giáo dục, biến nội dung giáo dục thành niềm tin thôi thúc thế hệ trẻ hành động theo lẽ phải. Mỗi môi trường giáo dục đều có lợi thế riêng của nó trong giáo dục thế hệ trẻ, cần phải biết phối hợp hài hòa về thời gian tránh sự nhồi nhét trong quá trình giáo dục, tránh sự quá tải, đảm bảo cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí hợp lý.
Đặc biệt đối với công tác giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An hiện nay thì việc kết hợp cả ba môi trường này giúp phát huy tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ thành những công dân có đức có tài đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, nó còn khắc phục được tình trạng bỏ qua, nhầm tưởng, đỗ lỗi về trách nhiệm của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục truyền thống gia đình cho thế hệ trẻ.
Để nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An hiện nay, việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội cần thực hiện những giải pháp sau:
Thứ nhất, về phía gia đình.
Các bậc phụ huynh phải duy trì thường xuyên các mối quan hệ cơ bản sau: Một là, tích cực tham gia và xây dựng hội phụ huynh của lớp, của trường nơi con em mình học tập. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục, từ đó có thể kịp thời phát hiện và uốn nắn những hành vi lệch lạc. Cung cấp những thông tin về tâm tư nguyện vọng, năng lực cá nhân của con cái mình nhằm tạo thuận lợi cho nhà trường trong việc giáo dục. Cùng góp sức giải quyết những khó khăn trong quá trình giáo dục rèn luyện các em như: Xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật, các phương tiện dạy và học…
Hai là, độ tuổi các em thì có nhiều vấn đề khó khăn vướng mắc mà các em rất ngại chia sẻ với cha mẹ vì thế các em chỉ chia sẻ với bạn bè. Các bậc phụ huynh phải nắm được tâm lý này để thiết lập quan hệ với bạn bè cùng trang lứa với con mình. Đây là những kênh thông tin, đồng thời là bức tranh so sánh trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Sự liên hệ này là rất cần thiết, để giúp các bậc làm cha làm mẹ sớm phát hiện và có những biện pháp khắc phục, bù đắp những thiếu sót trong nhân cách của con mình.
Ba là, cha mẹ phải tạo điều kiện thuận lợi và động viên con cái mình tham gia sinh hoạt trong các tổ chức Đoàn, Hội, Đội ở trường học và ở địa phương. Đây chính là sân chơi bổ ích cho con em có điều kiện khẳng định năng lực của bản thân, qua đó phát triển về đức- trí- thể- mỹ.
Thứ hai, đối với nhà trường.
Cần thực hiện các biện pháp sau:
Một là, gắn nội dung giáo dục truyền thống gia đình vào các môn học, đồng nghĩa với việc trang bị tri thức khoa học phải đi đôi với trang bị tri thức
đạo đức. Theo như chương trình học tại các trường thì thời lượng kiến thức về đạo đức và hình thành nhân cách trong nhà trường đang còn hạn chế, thiếu số lượng. Cụ thể là môn Giáo dục công dân đang bị xem là “môn phụ” trong chương trình học mặc dù nội dung của nó có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục hình thành và phát triển con người hiện nay. Để phát huy vai trò của nó thì đội ngũ giảng dạy bộ môn này cần phải không ngừng đổi mới về cả nội dung, hình thức và phương pháp, thay vào những giờ dạy “chay” trên lớp thì giáo viên nên đưa tra các hình thức mới như thảo luận, bàn bạc để nắm bắt tâm lý, thái độ của học sinh.
Hai là, nhà trường phải phối hợp với gia đình và địa phương trong việc giáo dục nhân cách cho thế hề trẻ bằng việc tổ chức cho các em tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn như: Ủng hộ người nghèo, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng…
Ba là, nhà trường nên có những công trình, bản báo cáo nghiên cứu, cung cấp những thông tin cho gia đình về nội dung và phương pháp nhằm nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Bốn là, tạo điều kiện giúp các gia đình và các địa phương theo dõi tiến trình đánh giá kết quả của việc giáo dục con cái, phân tích các nguyên nhân cũng như đưa ra biện pháp giải quyết, khắc phục khó khăn nhằm năng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.
Năm là, thường xuyên tổ chức các cuộc họp phụ huynh qua đó nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái.
Thứ ba, đối với các tổ chức xã hội.
Để hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ thì ngoài gia đình, nhà trường thì các tổ chức xã hội cũng có một vai trò hết sức quan trọng. Các tổ chức chính trị - xã hội ở đây đươc hiểu là bao gồm: Các cơ quan chính quyền như: Công an, Tòa án…và các đoàn thể xã hội như: Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Đội Thiếu niên… Đây là lực lượng đông đảo, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao vai trò giáo dục nói chung và giáo dục truyền thống gia đình nói riêng trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ.
Đối với các tổ chức xã hội để cùng phối hợp với gia đình, nhà trường trong việc nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình thì cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, Đảng ủy chính quyền, các đoàn thể, ban nghành văn hóa cung cấp những thông tin tư liệu, lịch sử về truyền thống văn hóa của quê hương, dòng tộc.
Hai là, tham gia định hướng nội dung, mục tiêu giáo dục truyền thống gia đình cho thế hệ trẻ. Xuất phát từ các giá trị truyền thống của quê hương, gia đình, dòng họ và từ các chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, Đảng ủy và chính quyền các cấp đề xuất những nội dung giáo dục truyền thống gia đình cần thiết cho thế hệ trẻ và những yêu cầu, mục tiêu cần đạt để có thể nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong hình thành nhân cách của thế hệ trẻ.
Ba là, ngoài việc kết hợp với nhà trường trong việc xây dựng nội dung giáo dục truyền thống gia đình cho thế hệ trẻ, các tổ chức xã hội còn trực tiếp tham gia giáo dục truyền thống gia đình cho thế hệ trẻ thông qua các kỳ nghỉ hè, nghỉ tết,..ngay tại quê hương mình.
Bốn là, cần giải quyết tôt vấn đề nóng bỏng của xã hội: trộm cắp, ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội… không để các hiện tượng tiêu cực đó xâm phạm đến học đường và len lỏi vào đời sống gia đình.
Năm là, cần quan tâm và phát huy hơn nữa công tác xây dựng gia đình văn hóa, dòng họ hiếu học, gia đình hiếu học, hướng tới xây dụng xã hội hoc tập.
Sáu là, cần phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong việc hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho thế hệ trẻ, tạo mọi điều kiện để họ phát huy năng lực và vai trò của mình trong lập thân lập nghiệp, xây dựng quê hương, đất
nước. Điều này cũng góp phần quan trọng trong giảm số lượng vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội đang gia tăng trong giới trẻ.
Từ những vấn đề vừa phân tích trên, chúng ta cần thấy được rằng giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách của thế hệ trẻ phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với giáo dục của nhà trường và xã hội, trong đó gia đình giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng trung tâm của mối quan hệ này.
Tiểu kết chương II
Từ thực trạng giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An hiện nay, chúng tôi đã đưa ra bốn nhóm giải pháp về nhận thức trách nhiêm, nội dung, phương pháp điều kiện và việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình. Bốn nhóm giải pháp nêu trên không biệt lập nhau mà là một hệ thống đồng bộ, một chỉnh thể - thể chế - cơ chế quản lý.
Muốn nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ thì cần thiết phải lựa chọn ,vận dụng, và phối hợp các giải pháp một cách khéo léo, hợp lý; đồng thời phải biết kết hợp tính năng động, tính tích cực của thế hệ trẻ trong việc thiết lập giữa giáo dục và tự giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cách của họ, đóng góp tài đức vào sự phát triển chung của xã hội.
C - KẾT LUẬN
Gia đình là hạt nhân của xã hội, là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Gia đình có chức năng cơ bản là giáo dục toàn diện con người, đặc biệt là xây dựng và bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn cho thế hệ trẻ. Gia đình có tốt thì xã hội mới tốt, đó là chân lý không thể nào phủ nhận được. Sức mạnh truyền thống của từng gia đình chính là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh bền vững của truyền thống văn hóa dân tộc. Truyền thống gia đình đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống của một dân tộc. Trong thang giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam thì truyền thống đạo lý và truyền thống hiếu học là giá trị tinh thần cao nhất, có ảnh hưởng sâu sắc và chi phối đến các truyền thống đạo đức khác như: truyền thống nhân nghĩa, cần cù, sáng tạo ... Đó là những truyền thống quý báu của gia đình cũng như của dân tộc Việt Nam. Những truyền thống đó được hình thành trong lịch sử hàng ngàn năm cùng với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, thấm đẫm như mạch nguồn mạnh mẽ, in sâu vào trong tiềm thức tâm hồn con người Việt Nam. Truyền thống gia đình góp phần quan trọng trong hình thành nhân cách con người để thực sự trở thành con người về cả đức và tài. Truyền thống gia đình giáo dục cho trẻ lòng yêu thương con người đạo lý làm người, là động lực thúc đẩy con người vươn lên những ước mơ hoài bão, góp phần tài trí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Đời sống kinh tế, xã hội ngày càng thay đổi, những thách thức và khó khăn đã và đang tác động đến mọi mặt của xã hội, dẫn tới sự thay đổi những giá trị truyền thống của dân tộc. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc không chỉ chú ý đến cái tổng thể của cả cộng đồng mà còn cần chú ý nhiều đến tầm vi mô những tế bào của cộng đồng lớn, đó là truyền thống văn hóa của từng gia đình Việt Nam.
Thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước. Tuy nhiên, thực trạng đạo đức, nhân cách của thế hệ trẻ cả nước nói
chung và Nghệ An nói riêng hiện nay đã và đang đặt ra cho chúng ta trách nhiệm lớn lao là tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách của những chủ nhân tương lai của đất nước một cách toàn diện và tốt đẹp. Việc làm quan trọng đó phải khởi nguồn từ gia đình, đặc biệt là nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Ở Nghệ An vấn đề giáo dục truyền thống gia đình mặc dù đã được các gia đình, các cấp ủy Đảng và chính quyền đoàn thể quan tâm đúng mức nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót, nhiều vấn đề cần giải quyết để nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống gia đình hơn nữa.
Giáo dục truyền thống gia đình là một vấn đề mang tính thời sự. Muốn đạt được hiệu quả nói chung và nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An nói riêng thì phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: trước hết phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ về các giá trị và vai trò truyền thống của gia đình; xây dụng một nội dung giáo dục truyền thống gia đình đúng đắn; có phương pháp, phương tiện, và điều kiện giáo dục tốt; huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục truyền thống gia đình, đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn ba môi trường giáo dục lớn đó là gia đình, nhà trường, và xã hội.