Truyền thống đạo lý

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở nghệ an hiện nay (Trang 49 - 51)

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ…”

Hai câu thơ lục bát diễn tả cho chúng ta vẻ đẹp tự nhiên của mảnh đất lắm nắng, nhiều mưa xứ Nghệ. Tuy phải chịu nhiều khắc nghiệt của tự nhiên nhưng mảnh đất nơi đây vẫn mang một vẻ đẹp của làng quê phong cảnh hữu tình. Tìm về xứ Nghệ, chúng ta còn được tìm về với cội nguồn của quê hương giàu nhân nghĩa, đạo lý. Truyền thống đó đã hun đúc, hình thành nên những con người nơi đây dù đi Nam hay Bắc vẫn luôn giữ được những khí tiết, phẩm hạnh tốt đẹp rất Nghệ An, điều đó khó có thể lẫn với con người ở vùng miền nào khác.

Truyền thống đạo lý của quê hương Nghệ An nói chung và gia đình Nghệ An nói riêng, là sự tổng hòa của các truyền thống như: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân nghĩa… những truyền thống này hòa quyện, đan xen với nhau, được duy trì từ đời này sang đời khác thông qua truyền thống gia đình. Vì vậy, mỗi khi nhắc đến truyền thống của Nghệ An nói chung, chúng ta đều thấy sự hiện diện của gia đình Nghệ An với vai trò là nơi khởi nguồn và nơi lưu truyền, gìn giữ các truyền thống quý báu đó.

Truyền thống yêu nước của gia đình Nghệ An được hình thành và phát huy với bề dày lịch sử của dân tộc. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, gia đình Nghệ An đã tạo ra sức mạnh gìn giữ truyền thống văn hóa địa phương và dân tộc để không bị đồng hóa bởi bọn ngoại bang, chính sức mạnh của truyền thống gia đình đã biến gia đình Nghệ An trở thành những “cơ sở” lưu truyền và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những con người kiệt xuất của dân tộc đều được sinh ra từ những gia đình nghèo, nhưng giàu truyền thống yêu nước ở Nghệ An. Nơi đây được gọi là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, là quê hương của

hai vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử dân tộc là Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) dẹp tan nhà Đường, xưng ngôi Hoàng đế vào năm Nhâm Tuất (722), đặt kinh đô quốc gia tại thành Vạn An (Sa Nam- Nam Đàn) và hoàng đế Quang Trung với đại thắng quân Thanh (1789) cho xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô dưới chân núi Dũng Quyết và núi Kỳ Lân. Qua các thời kỳ chống ngoại xâm của dân tộc, quê hương, gia đình Nghệ An đã đóng góp “kho của, kho người hùng mạnh” là hậu phương vững chắc. Từ trong những mái tranh, làng quê nghèo đã sinh ra nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, tiêu biểu đó là chủ tịch Hồ Chí Minh. Tâm hồn, ý chí của các anh hùng đó là kết tinh bản sắc con người xứ Nghệ trong tiến trình lịch sử. Trải qua nhiều khó khăn gian khổ, mỗi gia đình ở Nghệ An đã giáo dục và hình thành cho con em mình những đạo lý quý báu như yêu quê hương đất nước:

Ra đi anh nhớ Nghệ An.

Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam Đàn thơm tương”.

Hay:

Chè ngon nước chát xin mời

Nước non non nước nghĩa người khó quên.

Đồng thời, việc giáo dục đạo lý trong gia đình người Nghệ còn là giáo dục tình cảm gia đình bền chặt, kính thầy yêu bạn, yêu quý người lao động, thương người như thể thương thân... điều đó thể hiện ở những câu ca dao đã đi sâu vào lòng người như:

“Những người có đụm tiền kho Rọt như chạc chỉn, mồm to bằng trời Những người đói rách tả tơi

Câu ca trên thể hiện truyền thống nhân nghĩa của con người Nghệ An. Truyền thống nhân nghĩa của con người Nghệ An ngoài những đặc điểm chung còn mang những đặc trưng riêng, đó là sự chân thành mộc mạc, dứt khoát, yêu ghét rõ ràng.

Sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, trải qua bao gian khổ của bom đạn chiến tranh, con người Nghệ An đã rèn luyện cho mình những phẩm chất cao quý như: cần cù, nhẫn nại, trách nhiệm với cộng đồng, luôn tôn trọng lẽ phải, bảo vệ chân lý, tạo nên sức mạnh to lớn, vượt qua trở ngại thử thách trong lịch sử, hình thành nên bản lĩnh chính trị vững vàng như cây tùng bách trước thử thách của bão tố.

Như vậy, trong quá trình hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An, truyền thống gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là cội nguồn sinh ra và bồi đắp nên những phẩm chất cao quý trong nhân cách mỗi con người.

Bên cạnh việc kế thừa và phát huy giáo dục các truyền thống của gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ cần chú trọng đến việc “sàng lọc” những truyền thống tốt đẹp, tránh áp đặt, giáo điều. Cần đấu tranh, loại bỏ những truyền thống lạc hậu, nhằm tạo cho thế hệ trẻ một nhân cách tốt đẹp, phù hợp với hoàn cảnh trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới.

2.1.3.Thực trạng giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở nghệ an hiện nay (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w