Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức và trách nhiệm về nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở nghệ an hiện nay (Trang 58 - 62)

trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An hiện nay.

Việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống gia đình trong việc giáo dục toàn diện con người, trong hình thành nhân cách thế hệ trẻ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt tạo nền tảng, cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách để nâng cao hiệu quả công tác này. Chỉ khi nhận thức và trách nhiệm được nâng lên, thì chúng ta mới tạo ra được môi trường xã hội thuận lợi, tạo điều kiện động viên tinh thần và thúc đẩy công tác đạt hiệu quả cao.

Thứ nhất, đối với các bậc cha mẹ, ông bà.

Việc nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ đối với các bậc phụ huynh có tầm quan trọng rất to lớn. Để làm được điều đó cần phải thực hiện các giải pháp sau đây:

Một là, trước hết phải làm cho các bậc phụ huynh hiểu được việc giáo dục truyền thống gia đình cho thế hệ trẻ là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là sự thể hiện tình cảm yêu thương, chăm sóc, giáo dục con cái của cha mẹ. Xác định rõ trách nhiệm của cha mẹ, ông bà trong giáo dục truyền thống gia đình, trong việc dạy dỗ con cái, tránh tình trạng nhận thức sai, thờ ơ với giáo dục con cái, trông chờ vào sự giáo dục của nhà trường.

Hai là, các bậc cha mẹ cần phải chỉ ra được những giá trị, vai trò của các giá trị truyền thống gia đình, dòng họ, vận dụng những truyền thống đó một cách linh hoạt, cụ thể với hoạt động thực tiễn học tập, sinh hoạt của con cái.

Ba là, muốn giáo dục con cái đạt hiệu quả, các bậc phụ huynh cần phải nâng cao hiểu biết về đặc điểm lứa tuổi – thể chất tâm lý giới tính để có nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp với từng đứa trẻ. Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian trò chuyện, trao đổi với con cái để qua đó nắm bắt được tâm tư nguyện vọng cũng như thiếu sót, hạn chế trong hành vi đạo đức của con mình để kịp thời bù đắp những chỗ trống trong tâm, hồn nhân cách con trẻ.

Thứ hai, đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể.

Để nâng cao chất lượng của công tác giáo dục truyền thống trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ thì việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cán bộ lãnh đạo về công tác này là một việc làm hết sức cần thiết. Cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Một là, cần quan tâm đặc biệt đến chất lượng trình độ chuyên môn của đội ngủ cán bộ chủ chốt, cũng như công tác tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ trong việc giáo dục truyền thống gia đình, để họ trở thành nòng cốt trong việc nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong hình thành nhân cách của thế hệ trẻ.

Hai là, tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, các buổi tổng kết, tọa đàm, chuyên đề…về giáo dục truyền thống gia đình và các biện pháp để nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình. Qua đó đúc rút các kinh nghiệm, bài học, giải pháp; nhằm nâng cao trình độ nhận thức chung, tạo môi trường thuận lợi cho việc khai thác tốt các truyền thống tôt đẹp của gia đình, dòng họ. Đó cũng là cơ sở để đề ra những chính sách, chủ trương phù hợp với từng gia đình, từng địa phương trong việc nâng cao vai trò của giáo dục truyền thống gia đình.

Ba là, thường xuyên tiến hành công tác thi đua khen thưởng đối với những gia đình có thành tích tiêu biểu, đạt gia đình văn hóa, gia đình hiếu học. Điều này sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích và nhân rộng các mô hình tiên tiến điển hình. Bên cạnh đó cần phải có thái độ lên án, tố cáo, phê bình mạnh

mẽ, thậm chí có thể xử phạt hành chính… đói với những gia đình thiếu trách nhiệm nuôi dạy con cái, đi ngược lại với đạo đức xã hội ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của gia đình Việt Nam.

Thứ ba, đối với thế hệ trẻ.

Trong thời đại ngày nay, trước sự bùng nổ của thông tin, sự tiện nghi hấp dẫn của cuộc sống hiện đại đang hấp dẫn lôi cuốn thế hệ trẻ mải mê chạy theo, tham gia vào những cái mới lạ. Điều đó dẫn đến tình trạng thế hệ trẻ xem nhẹ, quay lưng với giáo dục truyền thống gia đình. Ảnh hưởng của lối sống phương Tây ngày càng sâu sắc, thể hiện trong cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói, thái độ, hành vi đạo đức…của giới trẻ. Vì vậy việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với giá trị truyền thống gia đình là yêu cầu có ý nghĩa hàng đầu. Bởi họ vừa là chủ thể vừa là đối tượng trong việc giáo dục truyền thống gia đình. Để nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ với việc giáo dục truyền thống gia đình thì cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Một là, các bậc cha mẹ và những người thân trong gia đình phải thực sự gương mẫu trong các mối quan hệ xã hội và trong gia đình. Cha mẹ là tấm gương phản chiếu đến con cái. Vì vậy cha mẹ phải gương mẫu, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, hòa thuận cho con trẻ học tập và noi theo những điều tốt mà cha mẹ,ông bà đã làm. Đặc biệt cần xây dựng tình yêu thương, sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình.

Hai là, đối với các phương tiện thông tin đại chúng, cần chú ý hơn nữa mảng giáo dục truyền thống gia đình, cung cấp cho thế hệ trẻ khiến thức về vấn đề này.

Ba là, các gia đình cần phải dành thời gian thích hợp để các thành viên trao đổi tâm tư, nguyện vọng,…cũng như tuyên dương, động viên con cái có thành tích tốt trong học tập… Cần chỉ bảo, nhắc nhở những hành vi cư xử sai trái thiếu sót của con một cách khéo léo, nghiêm túc.

Bốn là, thế hệ trẻ cần có ý thức tôn trọng, quý mến ông bà, cha mẹ. Xem ông bà, cha mẹ là chỗ dựa tinh thần, là thư viện sống về kinh nghiệm học tập, lao động, thái độ ứng xử…để học hỏi và noi theo. Các bậc phụ huynh đều đánh giá cao và tôn trọng sự tự lập của con cái. Họ tôn trọng những quyết định của con cái. Vì vậy thế hệ trẻ cần có thái độ chủ động trao đổi, tâm sự với cha mẹ về những khó khăn của mình trong cuộc sống để nhận được sự khuyên bảo, định hướng đúng đắn của cha mẹ.

Năm là, trong thời đại hiện nay, thế hệ trẻ cần chủ động tích cực trong việc tìm tòi thông tin, kiến thức để nâng cao hiểu biết của mình về lĩnh vực giáo dục gia đình cũng như các lĩnh vực đời sống xã hội.

Sáu là, hiện nay các tổ chức Hội, Đoàn, Đội đang có nhiều phong trào hoạt động tích cực, lành mạnh để nâng cao năng lực, tính sáng tạo, các kỹ năng hoạt động của các thành viên, vì vậy đây là môi trường tốt cho thế hệ trẻ tham gia. Qua những hoạt động này, các bạn trẻ sẽ có cơ hội khẳng định mình, phát huy những thế mạnh của bản thân. Chính điều này đã bổ trợ rất lớn trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, các tổ chức Hội, Đoàn cần có những chương trình hành động hướng về cội nguồn truyền thống để cho thề hệ trẻ có điều kiện tiếp xúc với truyền thống gia đình, dân tộc.

Tóm lại, để nâng cao nhận thức và trách nhiệm về công tác giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An hiện nay, cần phải xác định rõ trách nhiệm của các bậc làm cha làm mẹ, các cấp các nghành và toàn xã hội và đối với thế hệ trẻ trong việc giáo dục truyền thống gia đình. Bên cạnh đó cần thấy rằng giáo dục nó chung, và giáo dục truyền thống gia đình nói riêng có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách thề hệ trẻ. Đây là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển con người. Hơn nữa, nội dung của những truyền thống gia đình cần được tăng cường giáo dục hiện nay cho thế hệ trẻ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa truyền thống của từng gia đình.

Như vậy, trách nhiệm nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống gia đình trước hết là ở các bậc làm cha làm mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò to lớn, tích cực của các cấp, các ngành và đặc biệt là thế hệ trẻ vừa là chủ thể vừa là đối tượng của giáo dục truyền thống gia đình.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở nghệ an hiện nay (Trang 58 - 62)