kiện giáo dục truyền thống gia đình
Nhóm giải pháp này có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào nhóm giải pháp về nội dung. Việc giáo dục truyền thống gia đình trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ ở Nghệ An trong những năm qua đã đươc nâng cao thông qua các hình thức, phương pháp khác nhau. Tuy nhiên nhiều hình thức, phương pháp chưa phát huy được vai trò của nó, đôi khi còn đem lại hậu quả không mong muốn. Vì vậy, việc xác định đúng những hình thức và phương pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao vai trò của giáo dục truyền thống gia đình.
Thứ nhất, nhóm giải pháp luyện tập hành vi, thói quen có văn hóa
Cơ sở của việc lựa chọn phương pháp này là việc tổ chức cho thế hệ trẻ được hoạt động, đây là một vấn đề quan trọng. Muốn hình thành nhân cách thế hệ trẻ phải tổ chức và để cho họ tham gia vào các hoạt động. Bởi giao lưu và hoạt động là con đường cơ bản nhất để hình thành và phát triển nhân cách con người không riêng gì thế hệ trẻ
Thông qua các hoạt động sẽ giúp thế hệ trẻ học tập ở những người khác điều hay, lẽ phải làm kinh nghiệm và vốn sống để trau dồi bản thân mình. Tuy nhiên, trong việc tổ chức hoạt động cho thế hệ trẻ, các bậc làm cha làm mẹ phải nắm vững được những vấn đề cơ bản như: tổ chức các hoạt động một cách toàn diện, hợp lý, phối hợp các hoạt động để giáo dục cho thế hệ trẻ tất cả các mặt gồm: đức, trí, thể, mỹ, lao động. Sự toàn diện trong các hoạt động sẽ dẫn đến sự
toàn diện trong nội dung giáo dục và như vậy sẽ góp phần hình thành nhân cách hài hòa, toàn diện.
Đối với việc sử dụng phương pháp luyên tập, hình thành hành vi thói quen có văn hóa, thì các gia đình cần biết cách nêu yêu cầu về các chuẩn mực hành vi có đạo đức, giúp thế hệ trẻ rèn luyện những hành vi chuẩn mực. Bởi quá trình giáo dục không chỉ nhằm hình thành cho thế hệ trẻ những nhận thức về các chuẩn mực, hành vi có văn hóa mà điều quan trọng hơn là biến những nhận thức đó thành hành vi, thói quen ứng xử phù hợp với cuộc sống.
Trong quá trình giáo dục, cha mẹ cần đưa ra các yêu cầu cụ thể đồng thời theo dõi giám sát, điều chỉnh thế hệ trẻ thực hiện yêu cầu. Với những chuẩn mực đạo đức xã hội mà trẻ chưa nắm bắt được, cha mẹ phải giải thích, hướng dẫn tỉ mỉ việc thực hiện. Đồng thời với việc nêu yêu cầu, cần tạo điều kiện tổ chức cho thế hệ trẻ lặp lại thường xuyên những hành vi, chuẩn mực đó trong các tình huống ứng xử khác nhau nhằm tạo thành kỹ năng, kỹ xảo.
Trong việc nâng cao vai trò, hiệu quả giáo dục nói chung và giáo dục truyền thống gia đình nói riêng thì việc đảm bảo đầy đủ các phương tiện và điều kiện giáo dục là rất cần thiết. Các điều kiện, phương tiện này không những đảm bảo cho sự bình ổn của một gia đình mà còn đặt gia đình trong một môi trường giáo dục thuận lợi.
Thứ hai, giải pháp về điều kiện và phương tiện giáo dục truyền thống gia đình được thực hiện bằng việc cũng cố thiết chế gia đình ở Nghệ An bao gồm:
Một là, củng cố thiết chế gia đình ở Nghệ An với một cơ cấu và độ lớn hợp lý, trong đó cần chú trọng một số điểm sau:
Đảm bảo sự ổn định của gia đình: tính ổn định của một thiết chế gia đình, một mặt được đảm bảo bởi các quan hệ ràng buộc lẫn nhau theo chiều dọc về nghĩa vụ, trách nhiệm giữa cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng với nhau; mặt khác
được đảm bảo bởi các mối quan hệ theo chiều ngang – quan hệ giữa vợ chồng. Củng cố thiết chế gia đình thực chất là củng cố các mối quan hệ đó.
Sự bền vững của thiết chế gia đình còn phụ thuộc vào cấu trúc và quy mô của gia đình.
Về cấu trúc: Gia đình Nghệ An nên có từ 2-3 thế hệ là hợp lý. Theo xu hướng phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, nên cấu trúc gia đình ở Nghệ An chủ yếu là 2 thế hệ, cấu trúc gia đình hạt nhân sẽ có những thuận lợi nhất định tuy nhiên cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong giáo dục con cái khi bố mẹ bị cuốn theo việc làm ăn. Nếu có ông bà thì đó là một nhân tố đảm nhận việc chăm sóc giáo dục con cháu thay bố mẹ. Hơn nữa, việc tồn tại gia đình 3 thế hệ sẽ giải quyết một vấn đề xã hội là vấn đề người già.
Về quy mô: Mỗi gia đình nên có từ 4-5 người là hợp lý để thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dạy con cái được tốt hơn.
Hai là, xây dựng gia đình Nghệ An trở thành một môi trường mang tính giáo dục cao. Để làm được điều này cần thực hiên các giải pháp như xây dựng bầu không khí tâm lý gia đình hòa thuận, êm ấm; xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hiếu học; phát huy vai trò giáo dục của dòng họ như: khôi phục gia phong truyền thống của dòng họ, xây dựng các khoản ước của dòng họ, đẩy mạnh sinh hoạt văn hóa của dòng họ vào dịp lễ tết…thông qua đó giáo dục để con cháu ôn lại lịch sử, công đức của tổ tiên, tuyên dương, khen thưởng những người thành đạt trong dòng họ.
Ba là, nâng cao trình độ nhận thức của cha mẹ về giáo dục truyền thống gia đình. Để thực hiện điều này cần có sự phối kết hợp giữa các tổ chức, đoàn thể để đưa ra những chương trình hành động cụ thể như các phương tiện thông tin đại chúng phải thường xuyên tổ chức các chương trình về giáo dục truyền thống gia đình. Mở các lớp tập huấn về kiến thức gia đình cho các cán bộ Hội phụ nữ các cấp. Biên soạn các tài liệu về gia đình và giáo dục truyền thống gia đình. Thành
lập các câu lạc bộ gia đình như: câu lạc bộ không sinh con thứ ba, câu lạc bộ gia đình hiếu học, câu lạc bộ ông bà, cha mẹ mẫu mực...
Ngoài ra còn cần phải cung cấp cho các bậc phụ huynh những kiến thức cần thiết để giải quyết những xung khắc trong gia đình.
Như vậy nhóm giải pháp về hình thức, phương pháp, phương tiện và điều kiện giáo dục truyền thống gia đình có quan hệ chặt chẽ vói nhóm giải pháp về nội dung. Nó có tác động bổ trợ, đảm bảo cho nội dung giáo dục truyền thống đạt hiệu quả cao, nếu nội dung có phong phú, đúng đắn như thế nào nhưng việc lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục không phù hợp, phương tiện và điều kiện giáo dục không thuận lợi thì không thể đạt hiệu quả như mong muốn.