Trợ cấp và các biện pháp đối kháng:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” pptx (Trang 28 - 30)

Trợ cấp xảy ra khi một lợi ích được chuyển giao nhờ có sự hỗ trợ của chính phủ về giá hay thu nhập, hay có sự đóng góp tài chính của chính phủ

hay các tổ chức nhà nước, chẳng hạn như chuyển giao trực tiếp các khoản tiền hay bảo lãnh tín dụng; hoặc bỏ qua các khoản tiền lẽ ra phải thu cho ngân sách nhà nước như các ưu đãi về thuế (trừ thuế gián thu); hoặc chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ không thuộc nhóm cơ sở hạ tầng, hay thông qua việc mua hàng hóa. (Điều 1, Hiệp định về trợ cấp và Các biện pháp đối kháng)

WTO cấp áp dụng các trợ cấp riêng, tức là các trợ cấp mà chỉ có một số ngành hay doanh nghiệp nhất định mới có khả năng tiếp cận tới nó, và các cơ quan có thẩm quyền hay các văn bản pháp luật liên quan đến trợ cấp không chỉ ra một cách rõ ràng, công khai các tiêu chuẩn khách quan để đạt

được trợ cấp. Nếu cơ quan có thẩm quyền ban trợ cấp tới những doanh nghiệp cụ thể tại một vùng địa lý nhất định thì trợ cấp kiểu này cũng là trợ

WTO đặc biệt cấm các thành viên không được sử dụng các biện pháp trợ cấp gắn với thành tích xuất khẩu cũng như các trợ cấp gắn với việc ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng nhập khẩu. (Điều 3, Hiệp định về trợ cấp và Các biện pháp đối kháng)

WTO cũng có quy định chặt chẽ về: i) các loại trợ cấp có thể dẫn tới hành động và bị đánh thuế đối kháng; và ii) các loại trợ cấp không dẫn tới hành động.

Loại trợ cấp thứ nhất là những trợ cấp cụ thể mà khi áp dụng chúng có thể ảnh hưởng xấu đến lợi ích của các thành viên khác. (Điều 5, Hiệp định về trợ cấp và Các biện pháp đối kháng)

Những trợ cấp không cụ thể, hoặc tuy cụ thể nhưng đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, sẽ là trợ cấp không dẫn tới hành động và không bịđánh thuế đối kháng. Những trợ cấp này là những trợ cấp để trợ giúp các hoạt

động nghiên cứu, hỗ trợ các vùng khó khăn hay hỗ trợ các doanh nghiệp hiện thời để đáp ứng các yêu cầu về môi trường... (Điều 8, Hiệp định về trợ

cấp và Các biện pháp đối kháng)

Khi một thành viên thấy rằng việc trợ cấp của một thành viên khác cho một sản phẩm cụ thể nào đó gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới ngành sản xuất của mình, thì có thể đặt ra thuế đối kháng. Tuy nhiên, thuế đối kháng chỉ được đặt ra sau khi tiến hành điều tra theo những thủ tục chặt chẽ. (Điều 10, Hiệp định về trợ cấp và Các biện pháp đối kháng)

Sau khi đàm phán, các nước có thu nhập bình quân đầu người 1000 USD/1năm có thể duy trì trợ cấp xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp,

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” pptx (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)