S' là đường cung tương ứng khi chưa có trợ cấp và khi có trợ cấp Qs là sản lượng khi được trợ cấp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” pptx (Trang 38 - 41)

Qs là sản lượng khi được trợ cấp

D S S ' P P* PW 0 Q1 Qs Q* Q

Tr cp xut khu (Bng 2):

Giả thiết: Trợ cấp s đồng cho 1 đơn vị sản phẩm xuất khẩu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu

P*, Q* là giá và lượng cân bằng của thị trường Pw là giá thế giới

Pex là giá xuất khẩu

Qs-Qd là lượng sản phẩm xuất khẩu được trợ cấp

*) Xét v dài hn tr cp có th dn đến phn tác dng.

Trong ngắn hạn, trợ cấp có thể tạo ra vị thế cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm nội địa và duy trì ổn định lực lượng lao động trong ngành được trợ

cấp. Tuy nhiên, trong dài hạn, trợ cấp ngăn cản hoặc làm suy giảm nỗ lực cải tiến năng suất, hợp lý hóa sản xuất, tự vươn lên để tồn tại của các doanh nghiệp. Trợ cấp thậm chí có thể là nguyên nhân phát sinh thói quen ỷ lại, dựa dẫm. Các nỗ lực thay vì cố gắng tập trung vào tự nâng cao sức cạnh tranh của bản thân trong sản xuất thì lại được hướng vào việc cố gắng dành

PPe Pe P* P w 0 Q d Q * Qs Q D S Chi phí trợ cấp Tổn thất của xã hội do trợ cấp

được sự hỗ trợ, ưu đãi của chính phủ. Do đó, trợ cấp có thể cản trở sự phát triển của chính ngành được trợ cấp.

*) Chi phí cơ hi ca tr cp rt ln .

Nếu trợ cấp cho một ngành thì các ngành khác sẽ mất cơ hội được trợ

cấp, hoặc suy giảm khả năng cạnh tranh do chi phí sản xuất bị làm tăng lên. Do ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội có giới hạn, một nước không thể bảo hộ cũng như trợ cấp cho tất cả các ngành nghề. Việc tập trung

đầu tư vào một ngành hoặc một đối tượng hiển nhiên sẽ hạn chế khả năng

được nhà nước hỗ trợ của các ngành, đối tượng khác.

Trợ cấp cho sản xuất trong nước, chẳng hạn cho các ngành thuộc diện “thay thế nhập khẩu”, có thể khiến một số ngành khác trong nền kinh tế, như

các ngành xuất khẩu, bị phân biệt đối xử, nguồn lực bị thu hút chuyển sang phục vụ ngành sản xuất tiêu thụ trong nước. Ngược lại, người tiêu dùng trong nước cũng sẽ phải chịu thiệt hại nếu trợ cấp xuất khẩu của chính phủ

khiến các nhà đầu tư lao vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu thay vì phục vụ thị trường nội địa.

Duy trì công ăn việc làm cho công nhân tại các doanh nghiệp thua lỗ

là một giải pháp cầm chừng và gây tốn kém cho xã hội. Nếu những nhân công này có thể tìm được việc làm khác trong trường hợp doanh nghiệp bị đóng cửa thì việc họ tiếp tục ở lại và làm công việc cũ tại doanh nghiệp thua lỗ được trợ cấp sẽ chỉ tạo ra những sản phẩm giá thành cao hơn, khiến chi phí lao động trên tổng thể xã hội bị tăng lên. Đồng thời, nguồn vốn mới có thể được sử dụng hiệu quả hơn nhiều ở nơi khác sẽ lại bị đầu tư vào ngành công nghiệp đang sa sút.

*) Tr cp thường dn đến hành động trđũa.

Trợ cấp có thể gây tổn hại đến quyền lợi của nước khác. Ví dụ: ngăn cản nhập khẩu sản phẩm tương tự từ các nước khác vào thị trường nước áp dụng trợ cấp, làm vô hiệu hóa hoặc làm giảm tác dụng các cam kết ràng buộc thuế quan của nước trợ cấp. Trợ cấp xuất khẩu gây thiệt hại cho ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu, hoặc có thể

dành được lợi thế cạnh tranh giả tạo ở thị trường nước thứ ba và ngăn cản hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này.

Các nước bị thiệt hại do hành động trợ cấp có thể khiếu nại lên cơ

quan giải quyết tranh chấp của WTO đểđòi nước trợ cấp phải rút bỏ trợ cấp hoặc loại bỏ tác động tiêu cực của trợ cấp, hoặc có thể tiến hành điều tra để đánh thuế đối kháng hoặc khiến người xuất khẩu cam kết tăng giá hàng bán. Nếu nước áp dụng trợ cấp không thực hiện những biện pháp thích hợp để

loại bỏ tác động tiêu cực hoặc rút bỏ trợ cấp trong thời hạn mà cơ quan giải quyết tranh chấp quy định, bên khiếu nại sẽ có cơ sở pháp lý để áp dụng hành động trả đũa dưới dạng tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc nghĩa vụ đã cam kết của mình trong khuôn khổ WTO2. Như vậy, lợi nhuận hoặc lợi ích thu được hoặc mong muốn thu được trong ngắn hạn nhờ trợ cấp có thể bị hành động đối kháng hoặc trả đũa làm triệt tiêu, hoặc còn có thể bị

giảm hơn mức trước khi áp dụng trợ cấp do tốn kém chi phí tham gia giải quyết tranh chấp, đàm phán, thương lượng.

Ngoài ra, trợ cấp được sử dụng như một công cụ thực thi chính sách “lợi mình hại người”3 còn có thể bị nước khác trả đũa bằng cách cũng tiến hành trợ cấp, hoặc áp dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa chống lại các sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp. Chạy đua trợ cấp giữa các nước là một vòng xoáy ốc luẩn quẩn gây cản trở và hạn chế thương mại, rút cuộc dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại để lại hậu quả nghiêm trọng cho tất cả các nước tham gia và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Xuất khẩu trì trệ, giá thành bịđội lên, và sản lượng giảm sút là kết quả dễ thấy nhất.

Chính sách trợ cấp khi đó sẽ bị lên án vì không chỉ ngăn cản cạnh tranh lành mạnh mà còn làm tiêu hao, thất thoát một cách không cần thiết tài sản của các quốc gia liên quan. Thêm vào đó, quan hệ kinh tế - thương mại,

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” pptx (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)