Hiện nay có 13 công ty liên doanh với nước ngoài sản xuất thép với vốn đầu tư khoảng 299 triệu USD.
Năng lực sản xuất thép ở Việt Nam lên tới 1,8 triệu tấn/ năm. Hàng năm sản xuất khoảng 1,3 - 1,5 triệu tấn thép xây dựng (năm 2000 nhu cầu tiêu dùng trong nước khoảng 2,5 triệu tấn).
Giá thành thép xây dựng do Việt Nam sản xuất khoảng 300 USD/tấn, khá cao so với các nước (thép nhập giá CIF từ các nước SNG khoảng 290 USD/tấn, từ các nước ASEAN khoảng 275 USD/tấn).
Sản lượng sản xuất có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 25%/năm - Giúp thép sản xuất trong nước phấn đấu tăng khả cạnh tranh với thép
nhập khẩu trên thị trường nội địa, nhất là trong việc giành giật thị trường tiêu thụ.
- Góp phần phân hóa cơ cấu sản xuất và tiêu thụ giữa các chủng loại thép
được nhập khẩu và thép sản xuất trong nước, theo hướng phù hợp với khả
năng đầu tư và định hướng tiêu dùng của xã hội.
- Đẩy nhanh sự ra đời của hàng loạt các cơ sở sản xuất cán, kéo thép thủ
công, một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thép chất lượng thấp, giá cả phù hợp với khả năng thanh toán của dân cư, mặt khác tranh thủ thời cơ kiếm lợi nhuận do chính mâu thuẫn giữa bảo hộ bằng các NTM củng cố sản xuất trong nước và khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản xuất trong nước.
- Nhiều doanh nghiệp thực sự trông chờ lợi nhuận có được từ sự bảo hộ
của các NTM, nhất là các doanh nghiệp sản xuất lạc hậu, chậm nghiên cứu, cải tiến hạ giá thành. Đối với các doanh nghiệp có giá thành thấp so với bình quân chung (chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), đây chính là cơ hội thuận lợi để giành và chiếm lĩnh thị trường thu được lợi nhuận siêu ngạch ở thị trường trong nước trước các đối thủ
khác (chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước).
2.2 Xi măng :
Các NTM áp dụng để bảo hộ ngành xi măng trong giai đoạn 1996-2000: