- Khuyến khích sản xuất lắp ráp trong nước: Nhờ quyết định cấm nhập khẩu xe máy nguyên chiếc và chính sách thuế nhập khẩu linh kiện lắp ráp ưu đã
1. Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật:
Hiệp định về Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Hiệp định TBT), Hiệp định về Vệ sinh kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) của WTO cho phép các nước được sử dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch mà nước đó cho là thích hợp hoặc cần thiết
để bảo vệ sức khỏe, đời sống của con người, động thực vật, bảo vệ môi trường và quyền lợi của người tiêu dùng, với điều kiện là các biện pháp đó
không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế.
Xu hướng sử dụng hàng rào kỹ thuật là công cụ điều tiết nhập khẩu
đang ngày càng tăng lên trong thương mại quốc tế. Không chỉ có các nước phát triển mà một số nước đang phát triển cũng đã quan tâm nhiều hơn đến biện pháp này. Việt Nam cần có chính sách đồng bộ về vấn đề tiêu chuẩn kỹ
thuật và thủ tục xác định sự phù hợp và vận dụng một cách chặt chẽ các qui
định của Hiệp định TBT trong WTO nhằm phục vụ các mục tiêu của chính sách phát triển nói chung và chính sách thương mại nói riêng.
Nếu khéo léo vận dụng dựa trên căn cứ tính thích hợp và cần thiết thì Việt Nam có thể lợi dụng các biện pháp này để gây cản trở cho nhà xuất khẩu nước ngoài, hạn chế nhập khẩu trong khi vẫn biện minh được là không trái với quy định của WTO.
Song song với việc sử dụng TBT, cần áp dụng triệt để các biện pháp SPS trong thương mại. Xây dựng danh mục các mặt hàng phải kiểm tra SPS bắt buộc. Thực thi tốt biện pháp này không chỉ tạo thêm một rào cản hợp pháp đối với nhập khẩu nông sản mà còn bảo vệ hiệu quả hơn sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như sức khỏe con người, động thực vật và môi trường nói chung.
2.Các biện pháp chống bán phá giá:
Việt Nam chưa áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nhằm đối phó với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào thị trường trong nước, tạo ra sự
cạnh tranh không lành mạnh.
Việc đặt ra thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu được bán phá giá là cần thiết nhưng không đơn giản mà phải tuân theo những qui định hết sức chặt chẽ của Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Hơn nữa
những nước có nền kinh tế nhỏ bé thường cũng không thu được lợi ích gì khi áp dụng biện pháp này. Tuy vậy, Việt nam cần nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề
này và ban hành một Pháp lệnh về chống bán phá giá để có cơ sở pháp lý thực thi khi cần thiết. Ngoài ra sẵn sàng bảo vệ lợi ích của hàng Việt nam khi bị một đối tác thương mại áp dụng biện pháp này với hàng của mình.
3. Tự vệ:
Việt nam chưa có luật về vấn đề tự vệ nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khi hàng nhập khẩu tăng lên nhanh chóng gây thiệt hại hoặc
đe doạ gây ra thiêt hại nghiêm trọng cho các ngành này. Và trên thực tế Việt nam cũng chưa bao giờ áp dụng biện pháp này. Trong khi đó, biện pháp tự
vệ là một công cụ được WTO thừa nhận để hạn chế định lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại hay có nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng.
Việt Nam cần ban hành văn bản pháp luật về tự vệ phù hợp với những nguyên tắc, quy định trong Hiệp định về Tự vệ của WTO để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước một cách hiệu quả, kịp thời.
4. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng:
Trợ cấp:
WTO cho phép các nước thành viên duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn hại tới lợi ích của các nước thành viên khác. WTO cũng thừa nhận trợ cấp là một công cụ phát triển hợp pháp và quan trọng của các thành viên đang phát triển. Do đó, xét về khía cạnh pháp lý, nếu Việt Nam trở thành thành viên WTO thì có thể được hưởng những đãi ngộ đặc biệt và khác biệt liên quan đến vấn đề trợ cấp dành cho nước đang phát triển.
Trợ cấp trực tiếp cho ngành công nghiệp nội địa hoặc gián tiếp thông qua hỗ trợ các ngành cung cấp đầu vào cho ngành đó có thể nâng cao lợi thế
cạnh tranh cho sản phẩm nội địa so với sản phẩm nhập khẩu. Tương quan cạnh tranh nghiêng theo hướng có lợi cho hàng trong nước, nhờ vậy, hạn chế
nhập khẩu sản phẩm tương tự.
Mặc dù các quy định về trợ cấp tại Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng và Hiệp định Nông nghiệp của WTO khá chi tiết nhưng một số hình thức trợ cấp liên quan tới tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo hiểm xuất khẩu cho đến nay vẫn chưa được điều chỉnh cụ thể bởi bất kỳ quy tắc quốc tế thống nhất nào, do đó vẫn đang được nhiều nước vận dụng nhằm tránh né các cam kết về cắt giảm trợ cấp xuất khẩu. Như vậy, xét từ khía cạnh thực tế, Việt Nam có thể nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác để sử dụng hiệu quả các biện pháp trợ cấp này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước cải thiện hoặc gia tăng khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, các biện pháp trợ cấp mang tính phổ biến và ít bóp méo thương mại như hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, nâng cấp máy móc thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, hỗ trợ về hạ tầng nông nghiệp, v.v... được WTO cho phép áp dụng mà không bị hành động đối kháng cần được tích cực vận dụng vì có thể có tác dụng gián tiếp hỗ trợ sản xuất nội địa nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh.
Thuế đối kháng:
Việt nam chưa có luật về vấn đề áp dụng thuế đối kháng nhằm bù đắp những thiệt hại do nhập khẩu hàng được trợ cấp gây ra và Việt nam cũng chưa bao giờ áp dụng biện pháp này trong thực tế.
Việc đặt ra thuếđối kháng đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp là cần thiết nhưng đòi hỏi năng lực về thể chế cao, tuân theo những quy định hết sức chặt chẽ của Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng của WTO. Hơn nữa những nước có nền kinh tế nhỏ bé thường cũng không thu
được lợi ích gì khi áp dụng biện pháp này. Tuy vậy, Việt Nam vẫn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này và ban hành một pháp lệnh liên quan tới áp dụng biện pháp đặt ra thuế đối kháng để có thể thực thi khi cần thiết. Và sẵn
sàng bảo vệ lợi ích của hàng Việt nam khi bị một đối tác thương mại áp dụng biện pháp thuếđối kháng với hàng được trợ cấp của mình.