Trị giá tính thuế tối thiểu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” pptx (Trang 64 - 68)

Các NTM trên về cơ bản có tác động bảo hộ tích cực. Từ khi bắt đầu triển khai Chương trình mía đường năm 1995 cho tới cuối năm 1999, cả

nước đã có tổng số 41 nhà máy đường đi vào hoạt động, trong đó có 5 nhà máy được mở rộng công suất và đầu tư chiều sâu. Tổng công suất đạt 67.000 tấn/ngày, tăng gấp 6,5 lần so với năm 1994.

Tính đến năm 1999, tổng số vốn xây dựng các nhà máy đường là 725 triệu USD, bằng 82% tổng số vốn xây lắp dự kiến cho Chương trình 1 triệu tấn đường vào năm 2000.

Theo tính toán của Chương trình mía đường, tới năm 2000 có khoảng 19 dự án tiếp tục được đưa vào hoạt động, đưa tổng công suất của cả nước

đạt 93.600 tấn/ngày. Với sản lượng này nếu đủ mía cho các nhà máy hoạt

3 Theo Hiệp định CEPT, hàng nhập khẩu có hàm lượng ASEAN từ 40% trở lên được coi là có xuất xứ từ

động thì sản lượng mía cây đưa vào ép đạt 10 - 11 triệu tấn, do đó sản lượng

đường hoàn toàn có thể đạt 1 triệu tấn vào năm 2000.

Mặc dù rất khả quan với tốc độ tăng trưởng khối lượng của chương trình nhưng theo nhận xét của nhiều chuyên gia trong ngành, sự thành công của chương trình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động hay không. Thực tế triển khai chương trình trong thời gian qua cho thấy xây dựng vùng nguyên liệu đường diễn ra chậm và không đủ diện tích, hệ thống giao thông thủy lợi yếu kém trong khi kỹ thuật trồng trọt và canh tác tiên tiến chưa được coi trọng. Điều này đã dẫn tới các nhà máy chỉ hoạt động được khoảng 20-30% công suất thiết kế. Ngoài sự đầu tư không đồng bộ giữa nhà máy, vùng nguyên liệu và không đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng nhân giống mía, còn một nguyên nhân khác là công nghệ của nhiều nhà máy đường lạc hậu, làm cho giá thành ở Việt nam cao. Tình trạng nhiều nhà máy đường phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu của nước ngoài với giá thấp hơn giá thu mua mía của nông dân là một tín hiệu rõ về hệ thống chính sách chung còn nhiều hạn chế cũng như việc đầu tư không

đồng bộ, trình độ quản lý sản xuất thấp.

Với tình hình sản xuất đường hiện nay, không thể loại bỏ nhanh chóng các biện pháp hạn chế định lượng vì sẽ là một đòn trí mạng không chỉ vào các nhà máy đường và rất đông nông dân trồng mía, mà có thể còn kéo theo những hậu quả khó lường trước đối với hệ thống ngân hàng thương mại vì nhiều nhà máy rơi vào tình cảnh lỗ, không có khả năng trả nợ.

Tuy nhiên cũng cần phải có một lộ trình loại bỏ rõ ràng trong trung hạn nếu không cái giá phải trả sau này sẽ còn cao hơn nhiều do sự tiếp tục

đầu tư vào các dự án không hiệu quả, gây tổn hại cho các ngành công nghiệp sử dụng đường để chế biến và đánh vào thu nhập của người tiêu dùng và sẽ

tạo ra gánh nặng lớn hơn cho xã hội đồng thời kích thích hoạt động buôn lậu

đường.

Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu tiềm năng phát triển ngành mía,

quả những cơ sở sản xuất có hiệu quả nhất. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế

quốc tế, có thể phải tính đến khả năng không thể áp dụng những hình thức bảo hộ quá cao để có thể bảo hộ cả những cơ sở sản xuất yếu kém.

1.2. Rau qu chế biến.

Để hỗ trợ ngành công nghiệp rau quả chế biến, Việt Nam duy trì một số hình thức hỗ trợ, trợ cấp cho một số mặt hàng như dứa, nước ép hoa quả, rau hộp...

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam được hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng (Quyết định số

178/1998/QĐ - TTg ngày 21/3/1998).

Cho tới năm 1999, diện tích trồng rau khoảng 320.000 ha với sản lượng 4,3 triệu tấn, năng suất trung bình là 11 - 13 tấn/ha/năm. Diện tích cây

ăn quả là 370.000 ha với sản lượng 3,2 triệu tấn và năng suất trung bình là 8 - 15 tấn/ha/năm. Diện tích, năng suất, và sản lượng rau quả đều tăng lên hàng năm.

Khả năng cạnh tranh của rau quả chế biến của Việt Nam còn yếu, trong thời gian tới khi thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng rau quả chế

biến sẽ phải giảm dần theo đúng lộ trình cam kết, Việt nam cần cân nhắc việc áp dụng một số biện pháp phi thuế để một mặt bảo hộ sản xuất trong nưóc tránh khỏi gay gắt của rau quả chế biến nhập ngoại, mặt khác góp phần hỗ trợ sản xuất trong nước phát triển.

Hàng rào kỹ thuật, vệ sinh kiểm dịch thực vật góp phần hạn chế nhập khẩu ồ ạt của mặt hàng rau quả chế biến từ các nước khác. Việc đưa ra các tiêu chuẩn vệ sinh vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, và sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời lại vừa không vi phạm quy định của WTO.

Để hỗ trợ sản xuất trong nước tăng khả năng cạnh tranh và tiến tới mở

hợp để đầu tư vào cơ sở vật chất của các nhà máy chế biến rau quả, phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ giống, đầu vào, công nghệ, vốn.

Tổng công ty rau quả Việt Nam (VEGETEXCO) là doanh nghiệp nhà nước có 14 công ty chế biến rau quả với tổng công suất từ 600 tấn/năm đến 10.000 tấn/năm. Trong năm 1997 công ty đã sản xuất được 11.000 tấn rau quả chế biến. Giá trị xuất khẩu rau quả năm 1997 của VEGETEXCO bằng khoảng 10 đến 12 triệu USD, chiếm 7 - 8% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, có 22 doanh nghiệp nhà nước ở các tỉnh có tham gia vào chế

biến rau quả. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp này dao động từ 500 - 10.000 tấn/năm. Tuy nhiên cơ cấu của phân ngành chế biến rau quả dường như đang biến đổi với vai trò chủ đạo của VEGETEXCO giảm dần trong khi những doanh nghiệp cấp tỉnh và doanh nghiệp tư nhân đang mở rộng quy mô và thị trường.

2. Đối với một số sản phẩm công nghiệp.

2.1.St thép:

Các NTM được sử dụng trong giai đoạn 1996 - 2000 là:

- Cấm nhập khẩu:

Năm 1997: với một số thép xây dựng loại tròn trơn phi 6 đến phi 60 mm; thép xây dựng tròn gai (đốt, vằn, xoắn, gân) phi 10 đến phi 36 mm; các loạI thép góc đều (chữ V) từ 20 đến 75 mm; các loại thép hình I (H), U(C) từ

60 - 120 mm... và một số loại thép lá;

Năm 1998: với một số thép xây dựng loại tròn trơn phi 6 đến phi 40 mm; thép xây dựng tròn gai (đốt, vằn, xoắn, gân) phi 10 đến phi 40 mm; mm; thép xây dựng tròn gai (đốt, vằn, xoắn, gân) phi 10 đến phi 40 mm; thép góc đều (V), góc lệch (L) từ 20 đến 100 mm; các loại thép hình dạng C (U), L, I, H từ 120 mm trở xuống ... và một số loại thép lá.

Năm 1996 và 1997: với một số loại thép xây dựng (trừ các loại thuộc danh mục cấm nhập).

- Cấp giấy phép nhập khẩu:

Năm 1996 và 1997: với số loại thép xây dựng (trừ các loại thuộc danh mục cấm nhập);

Năm 1998: với thép phế liệu và thép phá dỡ tầu cũ;

Năm 1999 và 2000: với chủng loại thép xây dựng loại tròn trơn phi 6

đến phi 40 mm; thép xây dựng tròn gai phi 10 đến phi 40 mm; thép góc đều (V), góc lệch (L) từ 20 đến 125 mm; các loại thép hình dạng C (U), L, H từ

160 mm trở xuống... và một số loại thép lá.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” pptx (Trang 64 - 68)