Ôtô từ 16 chỗ ngồi trở xuống Thực tế không cấp phép 11 Dầu thực vật tinh chế (dầu cọ, vừng, lạc, đậu tương) Thực tế không cấp phép

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” pptx (Trang 54 - 55)

11 Dầu thực vật tinh chế (dầu cọ, vừng, lạc, đậu tương) Thực tế không cấp phép

Chú thích: các doanh nghiệp chỉ được phép ký hợp đồng nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục này khi có giấy phép nhập khẩu của Bộ

Thương mại.

Nhn xét: Các biện pháp hạn ngạch và giấy phép nhập khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua được áp dụng nhằm mục đích hạn chế số

lượng nhập khẩu một cách tạm thời để bảo hộ sản xuất trong nước. Khi nào sản xuất trong nước đủ hoặc gần đủ đáp ứng nhu cầu thì hạn ngạch được chuyển thành giấy phép nhập khẩu, thực chất là giảm hạn ngạch hay thậm chí không cấp phép nhập khẩu. Nếu xét một cách dài hạn, khi Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt giảm các biện pháp hạn chế số lượng trong AFTA, WTO thì khó tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng một cách tạm thời và không rõ ràng như vậy.

2. Các biện pháp quản lý giá.

2.1 Tr giá tính thuế Hi quan.

Ngoài mục tiêu trực tiếp là tránh gian lận thương mại, biện pháp xác

định trị giá tính thuế quan còn gián tiếp tăng cường bảo hộ sản xuất trong nước.

Để làm cơ sở cho việc hạn chế gian lận trong khai báo trị giá tính thuế, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính cùng với Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan xây dựng Bảng giá tối thiểu các mặt hàng Nhà nước quản lý giá để xác định trị giá tính thuế nhập khẩu. Bộ Tài chính đã ban hành quy

định cụ thể về Bảng giá tối thiểu này, trong đó số nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế đã giảm từ 34 (năm 1996) xuống 21 (năm 1997), 15 (năm 1998) và đến nay chỉ còn có với 7 nhóm. Nhiều mặt hàng được sản xuất bởi các ngành công nghiệp trong nước có sức cạnh tranh thấp và đang

gặp khó khăn đã được đưa vào Danh mục các nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế.

Do ngành Hải quan chưa có đủ điều kiện xác định chính xác trị giá thực tếđể tính thuế nhập khẩu vì tính khó khăn, phức tạp của công việc, nên ngoài quy định về các nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý trong Bảng giá tối thiểu do Bộ Tài chính quy định, Tổng cục Hải quan cũng ban hành quy định về Bảng giá tính thuế tối thiểu bao gồm những mặt hàng nằm ngoài các nhóm mặt hàng trên.

2.2 Ph thu:

Phụ thu là một biện pháp tựa như thuế quan, góp phần bảo hộ sản xuất trong nước khá hiệu quả. Ngoài ra, phụ thu còn có tác dụng bình ổn giá và tạo nguồn thu cho ngân sách.

Danh mục các mặt hàng chịu phụ thu không cố định. Phụ thu chỉ áp dụng với một số mặt hàng khi có biến động giá cả thế giới và giá trong nước. Nhưng một số mặt hàng có giá thế giới khá ổn định vẫn bị áp dụng phụ thu.

Điều này cho thấy phụ thu có thể ít nhiều được điều chỉnh hoặc có cả mục tiêu thu ngân sách. Hơn nữa để giúp đỡ một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, gần đây Việt nam đã áp dụng phụ thu với hàng nhập khẩu tương tự với sản phẩm của các doanh nghiệp đó sản xuất. Như vậy phụ thu còn được sử dụng như một hàng rào bảo hộ sản xuất trong nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” pptx (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)