Các biện pháp liên quan đến đầu tư.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” pptx (Trang 60 - 62)

6.1 Yêu cu v ni địa hóa:

Việt Nam áp dụng chính sách nội địa hóa với một số ít ngành công nghiệp có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đây là một chính sách quan trọng nhằm phát triển nền công nghiệp quốc gia, bao gồm cả những điều kiện được quy định cho thời hạn tương đối dài (tới 10 năm).

- Sản xuất, lắp ráp ôtô: Trong dự án xin cấp phép đầu tư phải bao gồm chương trình sản xuất linh kiện và phụ tùng ôtô tại Việt Nam. Chậm nhất từ

xuất tại Việt Nam với tỷ lệ ít nhất là 5% giá trị xe và sẽ tăng dần theo từng năm đểđến năm thứ 10 đạt ít nhất 30% giá trị xe;

- Sản xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng: Từ năm thứ 2 kể từ khi bắt đầu sản xuất phải thực hiện chế tạo chi tiết tại Việt Nam ở mức 5-10% giá trị xe máy, và tăng dần đều đảm bảo mục tiêu sau 5-6 năm kể từ năm bắt đầu sản xuất đạt mức ít nhất 60% giá trị xe máy;

- Sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử dân dụng: Các dự án lắp ráp chỉ

chấp thuận dạng IKD với giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất tại Việt Nam trong 2 năm đầu chiếm ít nhất 20% giá trị sản phẩm và sẽ tăng dần trong các năm tiếp theo.

Tuy nhiên pháp luật hiện hành Việt Nam không có quy định cụ thể về

yêu cầu nội địa hóa đối với sản phẩm của dự án đầu tư ngoại trừ Thông tư số

215/HTĐT-LXT ngày 8/2/1995 của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư

trước đây (liệu văn bản này có còn hiệu lực không cho đến nay vẫn là một

điều mập mờ vì chưa có văn bản quy định huỷ bỏ và thay thế).

- Các dự án sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh thuộc ngành cơ khí -

điện - điện tử và dự án sản xuất, lắp ráp phụ tùng của các sản phẩm hoàn chỉnh này: được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ

nội địa hóa do Bộ Tài chính quy định đối với bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm hoặc phụ tùng.

6.2 Yêu cu t cân đối ngoi t.

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp doanh tự bảo đảm nhu cầu về tiền nước ngoài cho hoạt động của mình. Chính phủ Việt Nam bảo đảm việc hỗ

trợ cân đối ngoại tệ đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ

tầng, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu thiết yếu và một số công trình quan trọng khác. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ một phần nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất có nghĩa vụ

xuất khẩu sản phẩm trong 3 năm đầu kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trong năm, phụ tùng thay thế và trả lãi tiền vay.

6.3 Yêu cu phi gn vi phát trin ngun nguyên liu trong nước:

Các dự án chế biến sữa, dầu thực vật, đường mía, gỗ, sản xuất giấy, nước trái cây giải khát, thuộc da (Danh mục loại trừ tạm thời chưa mở cửa cho các nhà đầu tư ASEAN theo Hiệp định khung về Khu vực đầu tư

ASEAN): phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Thực chất, một mục tiêu cơ bản của yêu cầu gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước là nhu cầu định hướng phát triển một số ngành trong nước như chăn nuôi đàn bò sữa, trồng các loại cây cung cấp nguyên liệu cho các ngành trên...

6.4 Yêu cu t l xut khu bt buc:

Quyết định số 229/1998/QĐ-BKH ngày 29/4/1998 của Bộ trưởng Bộ

Kế hoạch và Đầu tư ban hành Danh mục 24 sản phẩm công nghiệp phải đảm bảo xuất khẩu ít nhất 80% do sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu về

số lượng, chất lượng. Quyết định này chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư được cấp giấy phép kể từ ngày Quyết định 229 đã dẫn trên có hiệu lực, không áp dụng đối với các dự án đang hoạt động.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” pptx (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)