7.1 Thủ tục hành chính: Hàng đổi hàng: Hàng đổi hàng:
Biện pháp này khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua hợp đồng hàng đổi hàng trong đó bao gồm cả một số
mặt hàng nhập khẩu có điều kiện. Biện pháp hàng đổi hàng được duy trì trong nhiều năm qua, chủ yếu với Lào.
Đặt cọc
Biện pháp này yêu cầu các doanh nghiệp muốn nhập khẩu những mặt hàng nhà nước không khuyến khích nhập khẩu phải đặt cọc lượng tiền nhất
định mà không được hưởng lãi xuất trong một khoảng thời gian nào đó.
Đây là một NTM có tác dụng bảo hộ khá rõ.
7.2 Thủ tục hải quan:
Thủ tục hải quan của Việt Nam gây cản trở rất lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là các thủ tục kiểm hóa gây cản trở rất lớn cho việc thông quan hàng hóa.
7.3 Mua sắm chính phủ:
Mua sắm chính phủ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong nhập khẩu. Việt Nam đã có qui định về đấu thầu quốc tế trong mua sắm chính phủ.
7.4 Quy tắc xuất xứ:
Trong giai đoạn này, Việt Nam mới chỉ có qui định về xuất xứ ưu đãi (với các thành viên AFTA) mà chưa có qui định nào về qui tắc xuất xứ
không ưu đãi. Trong khi nhiều nước sử dụng qui tắc xuất xứ như một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước thì Việt Nam chưa triển khai nghiên cứu đầy
đủ và chưa tranh thủ các khả năng có thể về sử dụng biện pháp này.
Vào tháng 11/1995, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan đã ra Thông tư liên Bộ số 280/BTM-TCHQ qui định về giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đây là Thông tư qui định những nguyên tắc chung về chế độ cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, đối với từng chế độưu đãi cụ thể lại có các qui định riêng về xuất xứ như
Thông tư số 33/TC-TCT (năm 1996) qui định Danh mục hàng hóa và thuế
suất nhập khẩu để thực hiện chương trình giảm thuế hàng nhập khẩu từ EU; Quy chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng xuất sang EU (mẫu A và B);
Quyết định số 416/TM-ĐB năm 1996 của Bộ Thương mại ban hành Quy chế
cấp giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN của Việt Nam - mẫu D để hưởng các
ưu đãi theo “Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan hiệu lực chung (CEPT)”.3
II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN
TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ: 1. Đối với một số sản phẩm nông nghiệp. 1. Đối với một số sản phẩm nông nghiệp.
1.1. Đường mía:
Các biện pháp phi thuế áp dụng trong thời kỳ 1996 - 2000 là: