Một số vấn đề đặt ra trong sự biến đổi cơ cấu của giai cấp nông dân ở Hà Trung hiện nay

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu giai cấp nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở huyện hà trung tỉnh thanh hoá (Trang 38 - 41)

Hà Trung hiện nay

3.1. Sự yếu kém về kinh tế, sự chuyển đổi chậm chạp về cơ cấu kinh tế ở Hà Trung ảnh hởng trực tiếp đến sự chuyển đổi cơ cấu giai cấp nông dân Hà Trung ảnh hởng trực tiếp đến sự chuyển đổi cơ cấu giai cấp nông dân

Cho đến nay, nền kinh tế Hà Trung vẫn cơ bản là nền kinh tế nông nghiệp. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ hàng hoá, xuất khẩu tuy đã có những chuyển biến đáng kể, song sự phát triển của các lĩnh vục này vẫn còn ở mức khiêm tốn và nhỏ bé.

Bảng 9: Cơ cấu kinh tế ở Hà Trung năm 2004:

Các chỉ tiêu cụ thể 1995 1999 2000

Nông - lâm nghiệp Công nghiêp - TTCN Dịch vụ

Thu nhập bình quân đầu ngời

GDP bình quân chung của Thanh Hoá

53,73% 14,70% 31,59% 167USD 220USD 50,30% 15,60% 34,37% 187USD 268USD 49,53% 15,60% 34,87% 198USD 286USD (Số liệu: Địa chí huyện Hà Trung)

Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện Hà Trung mặc dù đã có sự biến đổi song biến đổi rất chậm chạp. Thậm chí từ năm 1999 - 2000 tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn đứng yên ở mức 15,6%. Mặc dù tốc độ tăng trởng kinh tế của huyện trong những năm qua đã đạt mức xấp xỉ 6% nhng nội lực thực chất của nền kinh tế mới bắt đầu có sự tích lũy:

- Năm 1995 tổng giá trị sản xuất đạt 264 tỷ đồng. - Năm 1999 tổng giá trị sản xuất đạt 303 tỷ đồng. - Năm 2000 tổng giá trị sản xuất đạt 321 tỷ đồng.

Trong quá trình CNH, HĐH Đảng bộ huyện Hà Trung đã xác định đồng thời phát huy thế mạnh từ nội lực khai thác đất đai, tài nguyên núi đồi, mặt nớc, sông hồ, bến bãi cùng lao động ngành nghề để phát triển nền kinh tế Hà Trung một cách toàn diện, vững chắc và nhanh chóng. Song quá trình thực hiện Hà Trung cũng phải đơng đầu với nhiều khó khăn thử thách. Đó là sự thiếu thốn nghiêm trọng về vốn, vật t làm hạn chế rất nhiều đến việc hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Việc vay vốn ngân hàng có nhiều bất cập và thiếu ổn định, cộng với sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trờng và chính sách thu mua sản phẩm nông nghiệp của các xí nghiệp và công ty còn rất tùy tiện, cha nhất quán về giá cả đã gây ảnh hởng trực tiếp đến ng- ời lao động. Trong công cuộc đổi mới, việc tiếp cận các tiến bộ KHKT của cán bộ và nhân dân còn hạn chế, lề thói làm ăn phân tán, lạc hậu, manh mún của ngời dân vẫn cha chấm dứt làm ảnh hởng không nhỏ đến việc canh tác theo quy hoạch thâm canh

và chuyên canh. Trớc những tác động gay gắt của cơ chế thị trờng, từ huyện cho đến xã còn thiếu kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chính những yếu tố đó làm cản trở sự tăng trởng nền kinh tế và chuyển đổi chậm chạp nền kinh tế của huyện trong quá trình CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH NN - NT nói riêng. Từ đó nó sẽ có sự tác động tiêu cực đến sự biến đổi của cơ cấu giai cấp nông dân ở Hà Trung hiện nay. Do đó, trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện cho đến xã phải luôn đợc chú ý kiện toàn theo quy trình dân chủ để kịp thời lựa chọn, đề bạt những ngời có trình độ, năng lực, phẩm chất, trên tinh thần trẻ hoá đội ngũ để gánh vác những trọng trách mà Đảng, Nhà nớc và nhân dân giao phó.

3.2. Sự phân hoá giàu nghèo ở nông thôn Hà Trung

Nghèo đói không chỉ là thách thức đối với huyện Hà Trung mà còn đối với cả quốc gia. Hà Trung hiện nay có tỷ lệ hộ nghèo chiếm khá lớn: 8.575 hộ, chiếm 29,17% trong tổng số hộ của toàn huyện. Trong các xã thì Hà Giang là xã có nhiều hộ nghèo nhất, chiếm hơn một nửa số hộ trong toàn xã: 625 hộ - chiếm 54,40%. Trừ Thị trấn thì trong các xã có xã Hà Ninh là tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất chỉ có 6,80%.

Theo điều tra, trong các nguyên nhân đói nghèo thì thiếu vốn làm ăn là nguyên nhân cơ bản nhất: 4.391 hộ. Vì vậy, trong các yêu cầu hỗ trợ nh: vốn làm ăn, kinh nghiệm làm ăn, đất, công cụ sản xuất thì yêu cầu hỗ trợ vốn làm ăn là t… ơng đối lớn - 4.800 hộ. Đó là trách nhiệm nặng nề của Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội cần điều chỉnh cho phù hợp để thực hiện tốt xoá đói, giảm nghèo.

Theo số liệu từ Hội nông dân Hà Trung “Năm 2004, ở nông thôn Hà Trung số hộ có thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng là 5.451 hộ” [10; tr.3]. Những hộ có kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nhạy bén, mạnh dạn áp dụng KHKT và thâm canh tăng vụ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi hợp lý, sử dụng có hiệu quả vờn cây, ao cá, tiểu thủ công nghiệp (VACT). Đây là số hộ nông dân từ bình thờng vơn lên khá ở nông thôn hiện nay. Có thể nói, nông dân giàu lên do cơ chế mới, do sử dụng hợp lý lao động, đất đai, nguồn vốn…

Một số hộ nông dân đã biết khai thác quỹ đất, tiến hành kinh tế trang trại, mở mang ngành nghề thủ công, kết hợp giữa sản xuất với kinh doanh, tiêu thụ do vậy đã có thu nhập khá.

Một thực tế về hiện tợng giàu lên ở nông thôn Hà Trung hiện nay không thể phủ nhận đó là xuất khẩu lao động đi nớc ngoài. Số hộ loại này ở nông thôn Hà Trung hiện nay cũng đáng kể.

Số hộ nghèo, đói ở Hà Trung phần lớn thuộc diện thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu sức lao động, thiếu việc làm, đông ngời ăn theo, nhng nguyên nhân cơ bản là thiếu vốn làm ăn, bên cạnh đó còn là do thiếu tri thức, không chịu suy nghĩ và khả năng sản xuất kém. Vì vậy, đối với số hộ đói, nghèo vấn đề tìm các giải pháp để giúp họ xoá đói, giảm nghèo mang tính đồng bộ và xã hội sâu sắc. Xoá đói, giảm nghèo cũng là một nhiệm vụ nặng nề trong quá trình CNH, HĐH NN - NT ở Hà Trung hiện nay.

CNH, HĐH NN - NT là một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời của sự nghiệp CNH, HĐH đất nớc trong giai đoạn hiện nay. Trong đó nông dân là một lực lợng quan trong trong lịch sử cũng đồng thời là một lực lợng cơ bản, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới do Đảng khởi xớng.

Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp đổi mới của cả nớc, Hà Trung đã có những bớc tiến lớn về phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, nông nghiệp, nông thôn bớc trên con đờng đi lên xản xuất lớn, đời sống của ngời dân ngày càng đợc nâng cao. Tuy nhiên, đối với Hà Trung kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, điều đó cũng có nghĩa với việc giai cấp nông dân chiếm đa số trong cơ cấu giai cấp. Vì vậy, việc xây dựng cơ cấu giai cấp nông dân Hà Trung trong quá trình CNH, HĐH NN - NT là một yêu cầu mang tính khách quan.

Ch

ơng II.

Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng cơ cấu giai cấp nông dân Hà Trung trong quá trình công nghiệp hoá ,

hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay

1. Những yếu tố tác động trực tiếp đến sự vận động, biến đổi cơ cấu nông dân Hà Trung trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu giai cấp nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở huyện hà trung tỉnh thanh hoá (Trang 38 - 41)