Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, đảm bảo công bằng xã hộ

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu giai cấp nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở huyện hà trung tỉnh thanh hoá (Trang 54 - 56)

2. Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng cơ cấu giai cấp nông dân Hà Trung trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

2.2.Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, đảm bảo công bằng xã hộ

Nguồn nhân lực ở Hà Trung trong quá trình tiến hành CNH, HĐH cha đợc sử dụng phát huy đúng mức. Mặt khác so với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới, trình độ chuyên môn, học vấn của nông dân Hà Trung còn nhiều hạn chế. Theo số liệu thống kê ở chơng 1 dân số trong độ tuổi lao động là 61.578 ngời chiếm 49,78% dân số toàn huyện, trong đó 1,62% có trình độ đại học và cao đẳng, 2,76% có trình độ trung cấp và 3,90% có trình độ sơ cấp, còn lại là lao động không đợc đào tạo 91,72%.

Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghề nghiệp thấp của nông dân Hà Trung là nguyên nhân căn bản của thực trạng trong nông thôn còn lắm hủ tục, chậm

đầu t để thâm canh tăng vụ, cam chịu sản xuất theo nếp cũ, chậm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, đồng thời cũng là nguyên nhân chính của các tệ nạn xã hội, những truyền thống văn hoá tốt đẹp bị băng hoại, hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm, cơ cấu giai cấp nông dân chuyển dịch chậm. Vì vậy, cần tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông thôn phục vụ nhiệm vụ CNH, HĐH NN - NT.

Để phát huy vai trò của ngời nông dân, phải tạo đợc môi trờng, hoàn cảnh để ở đó nông dân đợc phát triển tốt nhất cả về trí tuệ, thể lực và nhân cách, đồng thời cải tạo triệt để, xoá bỏ những tiêu cực, lạc hậu của ý thức cũ. Vì vậy, nâng cao dân trí, đảm bảo công bằng xã hội chính là những biện pháp cần thiết để giai cấp nông dân trở thành chủ thể của sự nghiệp CNH, HĐH NN - NT. Với ngời nông dân, kiến thức văn hoá phổ thông rất cần thiết. Kiến thức quy định tầm nhìn, tầm hiểu biết, nó là cơ sở để tiếp thu các tri thức KHKT, hình thành các kỹ năng lao động nghề nghiệp. Vốn học vấn nhiều sẽ giúp ngời nông dân làm ăn có hiệu quả nhờ biết chọn việc làm thích hợp và biết áp dụng những thành tựu mới của KHKT.

Việc đầu t cho giáo dục, mở mang dân trí đối với nông dân nông thôn hiện nay là cấp bách, cần phải có sự đầu t kịp thời cho "quốc sách hàng đầu” này. Hiện nay cần tập trung vào biện pháp chính mà trớc hết là thông qua hệ thống giáo dục cơ bản. Chơng trình phát triển giáo dục cần tập trung dầu t một cách thích đáng vào khu vực nông thôn để đảm bảo trẻ em ở đây không phải chịu những điều kiện và cơ hội học tập quá nhiều thiếu thốn, yếu kém. Mục đích của giáo dục cơ bản là hạn chế đến mức thấp nhất những lao động không đợc đào tạo. Chế độ học phí phải đợc quy định hợp lý cho từng xã, từng vùng. Con em nông dân nghèo cần đợc hỗ trợ (cho vay, trợ cấp), khuyến khích học đại học, học nghề…để phục vụ nông thôn. Bên cạnh đó cần phải mở rộng loại hình giáo dục đào tạo và bồi dỡng ngành nghề cho lao động nông thôn làm việc phù hợp với đòi hỏi trớc mắt của CNH, HĐH NN-NT.

Có thể nói rằng trong thời điểm hiện nay, tăng cờng hoạt động đào tạo, bồi d- ỡng ngành nghề cho lao động nông thôn là mũi nhọn tiến công thẳng vào nghèo nàn lạc hậu trong nông nghiệp, nông thôn Hà Trung.

Ngoài ra công tác thông tin văn hoá, đa những tin tức, thời sự, những kiến thức cần cho cuộc sống, những sách báo cần thiết,… đến mọi vùng, miền nông thôn cần đợc đẩy mạnh, đặc biệt là hệ thống th viện xã, phát động phong trào toàn dân

đọc sách. Các phơng tiện thông tin đại chúng có thể giúp đỡ đắc lực cho công tác này.

Ngời nông dân Hà Trung chỉ là chủ thể tích cực, sáng tạo, đóng vai trò quyết định cho hớng đi lên của nông nghiệp, nông thôn, giúp chuyển dịch cơ cáu giai cấp nông dân theo định hớng XHCN nếu họ đợc trang bị tri thức, KHKT.

Mặt khác, đảm bảo công bằng xã hội cho nông dân là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay. Đảm bảo công bằng xã hội ở huyện Hà Trung phải theo nguyên tắc: công bằng xã hội không có nghĩa là thực hiện sự phân phối bình quân, nhng phải tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi ngời có thể phát huy tốt những khả năng vốn có của mình. Vấn đề còn thể hiện ở khâu phân phối t liệu sản xuất tức là đảm bảo sự phân công ruộng đất, phân công lao động hợp lý. Có t liệu sản xuất, nông dân sẽ từng bớc tự mình giải quyết đợc việc làm, tự mình xoá đói giảm nghèo. Chỉ có làm nh vậy mới đảm bảo thực hiện đợc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mới thiết lập đ- ợc công bằng xã hội ngay trong từng bớc phát triển kinh tế.

Đối với những đầu t của nhà nớc cho huyện để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo… cần phải có sự u tiên đặc biệt chứ không chỉ cào bằng, thực hiện chủ nghĩa bình quân. Cần có sự trợ giúp thiết thực cho các vùng nghèo, xã nghèo ở các xã miền núi trong huyện.

Đảm bảo công bằng xã hội cho nông dân còn đòi hỏi có sự xử lý nghiêm túc những hành động tùy tiện, vi phạm hoặc làm trái các chính sách, quy định đối với nông dân. Những hành vi không chính đáng đó từ chỗ làm hại trực tiếp đến lợi ích thiết thân của nông dân, đã phá vỡ nguyên tắc tự nguyện, triệt tiêu động lực, làm suy giảm tính tích cực của nông dân, do đó cần phải đợc loại trừ.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi cơ cấu giai cấp nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở huyện hà trung tỉnh thanh hoá (Trang 54 - 56)