Để hiểu rõ đợc quan niệm của Lê Đạt về "chữ" trong thơ, chúng ta phải biết đợc chữ là gì, và chữ trong thơ là gì.
Thông thờng "chữ" là đợc viết theo bảng chữ cái, dùng để ghi âm, là ký hiệu của ngôn ngữ. Chữ có nhiệm vụ là cố định hóa lời nói, đại diện cho lời nói, nhằm trao đổi thông tin và giao tiếp. Song, trong địa hạt thơ ca, không thể quan niệm mỗi chữ bị đóng khung trong các tổ hợp mà các từ điển thờng thống kê và giải thích. Chữ trong thơ ca gắn với quá trình sáng tạo riêng của ngời cầm bút. Nó mang tính cá nhân và đợc dùng với một phong cách riêng biệt ở từng nhà thơ. Mỗi chữ trong thơ đều hoạt động rất linh hoạt và đa dạng. Từ thời kháng chiến chống Pháp gian nan năm 1949, Nguyễn Đình Thi đã viết : Chữ và tiếng trong thơ phải có giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Ngời làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng tên của sự vật, bỗng tự phá tung ra, mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy, sức mạnh nhất của câu thơ là sức gợi ấy". Có lẽ Lê Đạt cũng không nằm ngoài những quan niệm đó, nhng ở Lê Đạt có phần sáng tạo hơn, ông luôn quan niệm chữ trong thơ phải là nhng con chữ biết vận động một cách linh hoạt, nó có sự chuyển đổi vị trí cho nhau. Ông luôn cho rằng: làm thơ tức là làm chữ. Phải bắt những con chữ bình thờng, đơn giản với nghĩa tiêu dùng hằng ngày bật ra
những nghĩa mới. Điều này có lẽ một phần do ông đã gắn bó với sách vở từ rất sớm. Lê Đạt đã từng tâm sự trong bài trả lời nhà báo Nguyễn Hoàng Diệu Thúy (báo Tiền Phong ngày 20 - 01- 2008), về " Thơ đơng đại đang bế tắc": "Tôi sinh ra ở Yên Bái. Tuổi thơ của tôi buồn bã, cô độc và nhạt nhẽo. Tôi không thiếu thốn vật chất nhng ít đợc sự chăm sóc, gần gũi của cha mẹ. Thế nên tôi đọc sách rất sớm. Đọc sách khiến tôi có thói quen mơ mộng, và thơ đến với tôi nh là một cái gì rất tự nhiên. Tôi lớn lên trong tình thơng của chữ, và mối tình chữ ấy theo đuổi tôi suốt đời".
Tác giả Thụy Khuê khi viết về tập thơ Bóng chữ đã có nhận xét: Mỗi chữ trong thơ ông chỉ là cái bóng những chữ khác. Lê Đạt dùng "con chữ" để chỉ những thực thể của mình. Vì nó sống, nó chuyển động, nó biến đổi, nó tự nhân lên. Bản sắc của nó là đa ngã [7, tr. 36]. Theo tác giả Lan Chi trong đề tài luận văn thạc sĩ Thi pháp thơ Lê Đạt qua hai tập thơ Bóng chữ và Ngó lời, đã nhận xét: "Đọc thơ Lê Đạt cũng có nghĩa cùng với ngời cầm bút sáng tạo nên từng con chữ. Chữ không hoàn toàn tuân theo ngôn ngữ tiếng Việt nhng cũng không đi ng- ợc lại quỹ đạo của nó" [7, tr. 36].
Ngay nh tác giả Trần Thiện Khanh khi phân tích một số bài thơ trong Bóng
chữ, tác giả đã thấy đợc cách dùng chữ tinh xảo của Lê Đạt: Lê Đạt không vơ vào
thơ tất cả xơng cốt của chữ, tức xác chữ. Ông lấy cái hồn của chữ, cái bóng sáng của chữ để làm nên giá trị cho câu thơ, bài thơ [31]. Nhiều lần Lê Đạt đã nhấn mạnh quan niệm của mình về chữ trong thơ: Phải vợt qua nghĩa tiêu dùng của từ đợc ghi trong từ điển. Điều đó có nghĩa là làm thơ tức là làm chữ, phải giải phóng cho chữ khỏi thân phận làm công cụ để diễn nghĩa. Cũng có nghĩa là viết thơ không còn thuần túy quy chiếu vào hiện thực. Thơ là sự quy chiếu vào chính chữ. Quan niệm này đợc xuyên suốt trong Bóng chữ cũng nh trong qúa trình sáng tác thơ của Lê Đạt.
Song song với quan niệm "chữ" trong thì "lao động chữ" của nhà thơ cũng đợc Lê Đạt bàn luận nhiều trong tác phẩm của chính ông .
Trong bài viết Nghiệp thơ, chính Lê Đạt đã từng viết : "Theo tôi thơ là một nghề. Đã là một nghề thì phải có kỷ luật lao động. Không nên thụ động thắp hơng chờ mà phải chủ động gọi hứng đến. Công việc đòi hỏi phải có một kỷ luật nghiệt ngã và gian khổ [31]. Hay tác giả lại viết tiếp: Tôi không thích những thần đồng. Tôi yêu những ngời lao động trí thức, một nắng hai sơng trên cách đồng chữ" [31]. Điều đó có nghĩa Lê Đạt luôn đề cao sự viết, sự năng động của chủ thể sáng tạo trong ngôn từ. Ông xem mỗi chữ phải tự đề ra cho mình một mô hình sáng tạo, một cách hình thành tổ chức tác phẩm. Phải tạo đợc phong cách cá nhân. Ng- ời viết phải biết khắt khe với chính mình, phải biết coi trọng con chữ mà mình đang dùng nó.
Lê Đạt cho rằng chữ khi ở dới ngòi bút sáng tạo của nhà thơ đều đợc đa ra khỏi chức năng ký hiệu, trao cho nó tính độc lập. Quan hệ giữa nhà thơ và chữ luôn bình đẳng. Chính quan niệm này mà Lê Đạt không ngừng cách tân thơ bằng chữ. Lê Đạt luôn có ý thức đổi mới cho thơ: "Lao động chữ, là lao động khổ sai và tự nguyện, đau đớn nhng khoái cảm" [44]. Lê Đạt còn cho rằng lao động thơ rất khổ ải, chỉ trong việc ngày ngày nhà thơ đi tìm tòi chữ nghĩa viết rồi lại xóa biết bao nhiêu lần cũng đã hiểu nhà thơ cực nhọc lắm mới có câu hay từ đắt. Ngời bạn thơ thân thiết của Lê Đạt là nhà thơ Hoàng Cầm cũng nói đến việc Lê Đạt rất ý thức khi dùng câu chữ của mình: "Ông ấy đúng là phu chữ thật. ông ấy rất kỹ tính và cẩn thận từng câu chữ trong thơ ... có nhiều chữ ông ấy đã vất vã mất mấy ngày thậm chí mất ăn mất ngủ". Điều đó chứng tỏ Lê Đạt rất ý thức với nghề nghiệp. Chừng nào ngời viết cha thấu hiểu sự khó khăn của nghề chữ, biết luyện chữ, dùng chữ một cách tinh thông thì chừng đó mới đợc bầu là nhà thơ đích thực. Đến với thơ Lê Đạt, chúng ta luôn thấy ông luôn làm mới thơ, đó là sự đổi mới câu chữ. Tuy nhiên song song với cách làm mới thơ thì Lê Đạt vẫn luôn giữ gìn và công nhận những điều mà các liền cha, liền anh đi trớc đã làm đợc cho thơ. Nhng
bên cạnh học tập những bài học từ quá khứ thì Lê Đạt cũng đã sáng tạo đợc cho mình một con đờng đi riêng để không bị tụt hậu với thời đại: "Học tập cố nhân không phải để tôn xng các cụ nh khuôn vàng thớc ngọc, mà chính là để tìm mình, tìm lại diện mục của nhân dân" [23]. Do đó, Lê Đạt đã mạnh dạn tự mở lối đi riêng cho thơ mình một cách táo bạo và ông đã thành công.
Tìm hiểu quan niệm của Lê Đạt về chữ trong thơ và lao động chữ của nhà thơ, luận văn sẽ làm rõ hơn con đờng thơ của Lê Đạt. Đây cũng là vấn đề cần đợc quan tâm, xem xét khi khảo sát ngôn ngữ thơ của Lê Đạt nói chung và ngôn ngữ thơ của tập thơ Bóng chữ nói riêng. Chính những quan niệm của Lê Đạt về chữ và lao động chữ của nhà thơ, Lê Đạt đã mở lối, dẫn đờng cho các nhà thơ trẻ, cần phải có ý thức với nghề và có những quan niệm đúng đắn đối với cách sử dụng chữ nghĩa của mình trong thơ. Đây là những quan niệm rất có ý nghĩa cần thiết cho những nhà thơ trẻ học tập và tìm hiểu.
Chơng 2
Những sáng tạo về ngữ âm và từ ngữ trong Bóng chữ