Khái niệm liên văn bản

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong tập bóng chữ của lê đạt (Trang 72 - 89)

Khái niệm tính liên văn bản đợc xuất hiện trong lí thuyết văn học trên thế giới vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Văn bản và liên văn bản là hai khái niệm có mối quan hệ với nhau, và khi nói tới vấn đề văn bản và liên văn bản, các nhà khoa học đều cho rằng: một văn bản cũng là một liên văn bản, “Liên văn bản chỉ mối liên hệ giữa lời của văn bản này với lời của văn bản khác. Ví dụ, Truyện Kiều của Nguyễn Du có mối liên hệ với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Kim Vân Kiều truyện có mối liên hệ với Vơng Thuý Kiều truyện của D Hoài, với Lí Thuyết Kiều truyện của Đối Sĩ Lâm ... Nh vậy nói nh Kristieva: "Trong thực tế không có văn bản nào hoàn toàn tự do với văn bản khác” [26, tr. 124].

Sang thập niên 80 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã chứng minh: ở một văn bản, các từ ngữ trong văn bản đó không những có mối liên hệ với nhau mà chúng còn có mối liên hệ với nhiều từ ngữ khác ngoài văn bản ấy. Cũng quan niệm của Kristieva: Mỗi văn bản cũng là một liên văn bản, vì thế mà các văn bản khác cũng góp phần chi phối và làm thay đổi diện mạo của văn bản và mỗi một văn bản bao giờ cũng có liên quan tới một hoặc nhiều văn bản khác có thể là đợc chuyển thể từ một văn bản khác, “là mmột tấm vải mới dệt từ những trích dẫn cũ,

ở đó có vô số những mảnh vụn của các mã ngôn ngữ, các quy ớc văn học, các khuôn mẫu nhịp điệu, các hình thức diễn ngôn vốn từng phổ biến trong xã hội” [7, tr.75]. Điều đó nói lên rằng: một văn bản mới ra đời có thể là hoàn toàn do tác giả sáng tạo cũng có thể là đợc mợn một ý, một tứ nào đó của một văn bản khác nó, từ đó tạo nên một văn bản mới có nội dung và ý nghĩa hoàn toàn mới.

Khi tìm hiểu một văn bản nào đó, chúng ta cần chú ý tới những yếu tố có liên quan tới văn bản khác ngoài nó. Theo Nguyễn Hng Quốc: “Tìm ý nghĩa của một văn bản với những từ, những vần những nhịp, những hình ảnh và cấu trúc câu, đoạn, ngời đọc cũng phải đồng thời đi ra ngoài ấy. Việc đi ra ngoài văn bản nh thế mở rộng khả tính của ý nghĩa, làm cho ý nghĩa luôn luôn thuộc số nhiều và không bao giờ thực sự ổn định, đừng nói gì là cố định” [50].

Nh vậy, nhìn chung, khái niệm liên văn bản đã có nhiều tác động đến nhận thức của ngời cầm bút. Chính khái niệm liên văn bản là một gợi ý đầy hấp dẫn với thơ hiện đại. Hơn ai hết, thơ Lê Đạt là một minh chứng hết sức sinh động cho những quan điểm về liên văn bản, mặc dù khi sáng tác, không hẳn tác giả đã ý thức một cách rõ rệt về điều đó. Từ phía độc giả, muốn hiểu thơ Lê Đạt, không thể không biết đến cách đọc liên văn bản.

3.3.2. Tính liên văn bản trong Bóng chữ

Bóng chữ là tập thơ tiêu biểu về đờng lối cách tân thơ của dòng thơ hiện

đại. Đến với tập thơ, chúng ta bắt gặp ở đây những trò chơi chữ, một kì trận chữ, một trận đồ bát quái chữ...và trò chơi ấy đòi hỏi nhiều vào sự cảm nhận và sáng tạo của từng độc giả.

Theo Nguyễn Hng Quốc, việc vận dụng tính liên văn bản trong mấy thập niên vừa qua đã dẫn đến vô số những sáng tác độc đáo một cách ngoạn mục. Có thể nói, khác với cách nghĩ thông thờng, công việc sáng tác khó hơn ngày trớc rất nhiều: bằng những chất liệu rất cũ, mỗi sáng tác phải là một trò chơi mới.

Tập Bóng chữ có rất nhiều bài thơ sử dụng các thi liệu cũ, có thể là thi liệu đân gian, cũng có thể lấy từ thi liệu cổ điển. Đây là cách làm thơ hiện đại nhng

vẫn tiếp nối những giá trị có trong truyền thống của dân tộc Việt. Bài thơ Chi

...chành là một dẫn chứng:

Chi chi chành chành Chữ đanh thổi lửa Cấp kê đi tìm Ta đi mỏi chân ... Mai sau ta chết Ai đó đừng quên Đa ta dăm đồng Để ta ăn đờng Để ta sang sông Chi chành ... chi chành.

Bài thơ lên gợi liên tởng tới bài đồng dao xa trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam:

Chi chi chàng chành Chữ đanh thổi lửa Con ngựa chết trơng…

Bài thơ Tấm chữ cũng gợi nhớ tới những thi liệu dân gian:

Anh rình trắng nghìn trăng nghiêng ngõ mộng Bớc thị thơm chân chữ động em về

Những từ ngữ trong bài thơ chúng ta cảm nhận có hình ảng cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm cám.

Một số bài nh Gốc khế, Tranh hoạ đồ, Phả lại, Quan họ, Sông quê...ra đời trên cơ sở những thi liệu dân gian, hoặc từ ca dao, dân ca, hoặc từ cổ tích. Chẳng hạn, đọc mấy câu trong bài Gốc khế, không thể không nhớ tới hai câu ca dao: Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng mày khế ơi.

Chính tính liên văn bản thể hiện trong các bài thơ đã làm cho chúng ta tiếp cận bài thơ có sự liên hệ nhiều chiều từ nội dung trong văn bản với những nội dung ngoài văn bản nh thế.

Có nhiều bài thơ trong Bóng chữ lại có nét gần với những thi liệu cổ điển ...

Một đàn ngày trắng phau phau Bì bạch bờ xoan nớc mát

(Thuỷ lợi)

Chính chữ phau phau cùng với ngữ đoạn Một đàn ngày trắng phau phau gợi nhớ câu đố (về cái bát) trong văn học dân gian:

Một đàn cò trắng phau phau ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm

và chữ bì bạch mà Lê Đạt dùng trong câu thơ khiến chúng ta liên tởng đến vế đối tơng truyền của nữ sĩ Hồ Xuân Hơng:

Da trắng vỗ bì bạch

Phân tích bài thơ Thu nhà em, Đặng Tiến đã tinh ý nhận thấy có rất nhiều văn bản thấp thoáng đằng sau mỗi câu, mỗi chữ của nó. Những chữ lông mày,

heo may, nắng cúc... làm cho chúng ta thấy rất gần với câu cao dao:

Cô nào con mắt lá răm,

Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. hay gợi nhớ tới câu thơ của Tản Đà:

Ai đang độ ấy lăm răm mát cũng nh câu thơ của Nguyễn Khuyến:

Nắng cúc vàng hanh ấm áp.

Trên đây chỉ là một số ví dụ đợc rút ra từ tập Bóng chữ. Việc khai thác vốn thơ ca dân gian và thơ ca cổ điển đã là một thao tác quen thuộc của Lê Đạt. Có điều, ông không nệ cổ, sùng cổ, vì thế, chất liệu xa khi đi vào thơ ông dờng nh đã

đợc "thanh tân hóa", thành những hình ảnh thơ tơi mới, lấp lánh nhiều tầng nghĩa phong phú.

Trong thơ xa, các nhà thơ thờng coi trọng cách dùng chữ. Vị trí của các chữ trong bài thơ luôn theo một quy luật bắt buộc. “ý tại ngôn ngoại” là thớc đo để đánh giá thơ xa. Ngời làm thơ luôn theo tiêu chí “kiệm lời, nhiều ý”. Lê Đạt cũng luôn coi trọng từng con chữ mình viết ra, xem đó là kết quả của việc lao động cật lực trên từng con chữ, một kiểu lao động "khổ sai" chứ không phải là ân huệ của "thần hứng". Lê Đạt có ý thức tạo cho mình một phong cách thơ riêng, một con đ- ờng thơ đầy sáng tạo. Đổi mới đầu tiên là cách dùng chữ, thơ Lê Đạt, là thơ gợi mở cho ngời đọc nhiều hình ảnh lạ, độc đáo.

Khi nói về thể chất của con ngời, Lê Đạt tạo cho thơ mình một nét trẻ trung, với lối biểu hiện trộn lẫn nhiều lớp từ khác nhau. Nai phố là một bài nh thế:

Ma rợp bóng mi

ngày động gió Cốm gọi mùa chim ngó đỏ ngực thu Nai phố mình hon đa nữ

mắt hoang vu Cổ tròn bóng hơng nh rừng tuổi nhỏ Bờ má sơng ma vân vụ chớp nguồn Cỏ quên tên chim trống đồng học nói Đất sớm mai mùa con chữ bói u ơ Trang ngỏ trắng

ngõ hoa mơ tình sử

Những chữ: bóng mi, ngực, cổ tròn, chim trống đồng... chúng ta đã bắt gặp khá nhiều trong các câu ca dao, tục ngữ của dân gian. Tuy nhiên với lối viết có phần hóm hỉnh, Lê Đạt khiến độc giả nh đợc tiếp xúc với vẻ đẹp thể chất tràn đầy

sức sống. Bên cạnh đó, nhà thơ đánh thức ở độc giả một điều: con ngời trong cuộc sống hiện đại vẫn không đánh mất sự mộc mạc, dân dã.

Có những câu thơ, đoạn thơ khiến ngời đọc liên tởng tới chuyện trai gái, nh- ng không vì thế mà làm mất đi sự thanh nhã của lời thơ:

Ông cắm giếng Cồn đất mút Sừng gái mời bảy Đào lút hai vầu cột cờ

Từng bài thơ trong Bóng chữ đều gợi cho chúng ta liên tởng tới những bài thơ khác, những thi liệu khác ngoài nó. Một văn bản, ý nghĩa không chỉ nằm trong bản thân nó mà còn có liên hệ với nhiều ý nghĩa ngoại tại. Thơ Lê Đạt dùng khá nhiều thi liệu dân gian, rất gần gũi, thân thuộc nhng cũng rất hiện đại. Con ngời, hình ảnh trong thơ ông vừa cổ điển, vừa tân kỳ.

Trong thơ Lê Đạt, những tình cảm tốt đẹp có trong truyền thống của con ngời Việt Nam cũng đợc Lê Đạt gìn giữ, trân trọng và đa vào thơ mình. Sự gắn bó, chở che cho nhau nh tình cảm của đồng chí, đồng đội cùng chiến trận, một tình cảm quý báu của dân tộc Việt. Với một giọng thơ, phong cách thơ mới, những tình cảm quý báu của dân tộc Việt nổi nên rất sinh động. Nhiều lúc, những tình cảm gắn bó thuỷ chung không thể chia lìa giữa hai cỏi sống và chết:

Đôi chim cu anh nuôi Con trống mèo ăn thịt Con mái vào ra một mình ấp lạnh bóng trăng rồi chết Vàng hồ bay

th không ngời nhận gió trả về

Bóng chữ, có nhiều bài thơ gợi cho độc giả liên tởng đến những làng quê bình

dị, yên ả của thôn quê Việt Nam. Những hình ảnh tiêu biểu của làng quê đều đợc Lê Đạt thể hiện trong thơ rất hiện đại và tơi mới:

Tóc trắng tầm xuân qua cầu với gói Đùi bãi ngô non

ngo ngó sông đầy Cây gạo gìa

lơi tình

lên hiệu đỏ La lã cành

cởi thắm để hoa bay

(Quan họ)

Hay bài Sông quê:

Bầy em én

tin xuân

tròn mẩy áo Hội kênh đầy

chân trắng ngấn sông quê Nắng mời tám

má bờ đê con gái Cây ải cây ai

gió sãi

tóc buông thề.

Rất dễ nhận ra, thơ Lê Đạt luôn trân trọng những giá trị của văn học dân gian, giá trị truyền thống văn hoá dân tộc. Những hình ảnh của quê hơng, đất nớc, những tình cảm quý báu của dân tộc Việt đều đợc đa vào thơ, điều này làm cho độc giả phần nào hiểu đợc tâm hồn, con ngời Lê Đạt, một ngời luôn trăn trở với

nghề và ý thức sâu sắc với nghề và cũng là tác giả gặp nhiều vất vả trên con đờng sự nghiệp.

Có nhiều bài thơ tuy có dựa vào chất liệu từ truyền thống, Lê Đạt đã biến cải nó cho hợp với đời sống hiện đại. Với Lê Đạt, không có đề tài thơ cũ mà quan trọng những đề tài đó đợc thể hiện lạ nh thế nào trong thơ. Trên những đề tài quen thuộc có khá nhiều trong thơ xa, nhng Lê Đạt đã thổi vào đó những tình, ý mới, làm cho thơ Tác giả đã cho chúng ta thấy một mùa thu đẹp và mới lạ, luôn tân kỳ và hấp dẫn. Ví nh đề tài “mùa thu” đã đợc nhiều nhà thơ nói tới nhng đến với thơ Lê Đạt độc giả vẫn cảm nhận nhiều ý lạ và hấp dẫn.

Mùa thu là đề tài đã khá quen thuộc trong thơ ca dân tộc và nhân loại. Với bài thơ này Lê Đạt đã minh chứng cho công việc sáng tác thơ: Không có đề tài cũ chỉ có ngời làm thơ không biết làm mới đề tài mà thôi. Bằng cách khai khiến con chữ, tạo cho con chữ nhiều nét mới tài tình đa đến cho độc giả một bức tranh thu tuyệt đẹp vừa hiệi đại vừa truyền thống.

Một số bài thơ tuy có từ văn bản truyền thống nhng Lê Đạt đã “thanh tân hoá”, hiện đại hoá nó.

Đừng bống bống giếng tuổi thơ trăng rõi E lỗi thề xa chết đuối bổng hiện về

(Bống bống)

Độc giả khi tiếp cận văn bản thơ này sẽ gợi nhớ đến hình ảnh Cô Tấm và hình ảnh Bống mỗi khi Bống lên ăn cơm trong truyện Cổ tích Tấm Cám.

Hay có những bài thơ ngay ở tên bài thơ cũng nhắc tới những nhân vật gắn với những điển tích có trong thơ xa, nh bài thơ Phạm Thái :

Em để lai tên anh Tên một loài hoa cổ Cầm tên em đi tìm

Lần lối hoa văn củ

Lối bìa da mộng phủ Gạo bay bông

lông ngỗng rủ truyền kỳ Trăng ba vì

sao đổi

chữ thiên di

Bài thơ, làm cho độc giả nhớ tới hai nhân vật Phạm Thái và Trơng Quỳnh Nh, cũng nh nhớ tới tình yêu của họ. Nhng cao hơn cả đó là những tâm sự ẩn dấu sau những câu chữ của Lê Đạt, đó là tâm sự về chuyện làm thơ.

Trong bài thơ Bạch C Dị, Lê Đạt viết: Cô gái trộm hái sen

về ủ tuổi Lỏng khuy cài

gió cởi một dòng hơng Chân dại

bớc e

tình ấp lối Bớm cờ non

màu í ới lòng đờng. Phía dới bài thơ, Lê Đạt ghi hai dòng chữ:

Gái nhỏ cỡi thuyền nhỏ Hái trộm sen trắng về.

Với hai câu thơ đề dới bài thơ, Lê Đạt đã dẫn dắc độc giả tới bài thơ Tạp thi của Bạch C Dị:

Ngời xinh bơi chiếc thúng xinh, Bông sen trắng nõn trắng tinh hái về, Hớ hênh không biết dấu che,

Trên ao để một luồng chia mặt bèo.

Tuy nhiên, không phải Lê Đạt mợn bài thơ làm tứ mà từ tứ thơ đó, Lê Đạt cho độc giả thấy một phong cách làm thơ hoàn toàn mới. Đó là tính liên văn bản, là phong cách thơ hiện đại. Và còn nhiều bài thơ khác trong tập thơ Bóng chữ cũng có lấy chất liệu từ văn bản thơ truyền thống nhng đã đợc Lê Đạt biến cải theo phong cách thơ mình mới lạ nh thế: Chùa Hơng, Cấm vận, Gọi đò, Thu

điếu...

Sự vận dụng tính liên văn bản vào sáng tác thơ đợc nhiều nhà thơ hiện đại chú ý tới, và Lê Đạt là một trong những nhà thơ nh thế. Nhờ tính liên văn bản, mà chúng ta còn phát hiện trong thơ ông có nhiều ý nhắc tới những thói quen văn hoá của ngời Việt. Đó là thói quen ham học hỏi, thích sáng tạo và nhiều liên tởng. Có những thói quen nh sử dụng một từ ngữ nào đó nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh và có thể gợi ý cho ngời đọc hớng tới một ý gì đó. Những từ ngữ đợc láy đi, láy lại nh thế nhấn mạnh đến những việc thờng tình có trong cuộc sống: gặp gỡ rồi lại chia ly, nhng con ngời Việt Nam khi nào cũng nuôi hy vọng về một hạnh phúc sẽ đến với mình và những ngời thân yêu của mình, cho dù đó là hy vọng mong manh. Đó là một sợi chỉ luôn thờng trực trong tâm thức của mỗi ngời Việt: bền bỉ, kiên trì, luôn lạc quan, yêu cuộc sống...

Tập thơ Bóng chữ, Lê đạt cho ta thấy một phong cách thơ gợi mở, khơi dậy một đức tính cần có đối với mỗi độc giả khi đọc thơ: Phải hiểu rõ những nội dung, ý nghĩa đợc chuyễn tải trong văn thơ đang xét với những nội dung, ý nghĩa ngoài văn bản mà có liên quan với văn bản đó.

Trong thơ Lê Đạt có khá nhiều những thi liệu có trong văn học truyền thống, nhng với cách làm mới thơ độc đáo thì những thi liệu dù là quen thuộc đó lại hiện lên khá mới lạ và hấp dẫn. Có thể bắt gặp trong thơ Lê Đạt cả Đông lẫn Tây, cả dân gian lẫn hiện đại ...nhất là sự tái sinh lại những thẩm mỹ trong truyền thống nhất là về cái đẹp của sự kiệm lời, nhiều ý.

Tiểu kết

Chúng tôi dành toàn bộ chơng ba để khảo sát những đặc sắc về câu thơ

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong tập bóng chữ của lê đạt (Trang 72 - 89)