Câu thơ cấu trúc theo ngữ pháp tạo sinh 1 Khái niệm ngữ pháp tạo sinh

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong tập bóng chữ của lê đạt (Trang 61 - 62)

Thuật ngữ ngữ pháp tạo sinh đợc N. Chomsky (1957) đa từ toán học vào ngôn ngữ học nhằm miêu tả một nhóm đặc biệt các ngữ pháp có mục đích lí giải các quy tắc sản sinh mọi câu trong ngữ pháp của ngôn ngữ. N.Chomsky cho rằng đó là sự sáng tạo ngôn ngữ của con ngời, và chỉ con ngời mới có khả năng đó. Ông gọi đó là ngữ năng sản sinh và hiểu biết một số lợng vô hạn xuất phát từ sự xếp đặt hạn chế của nguồn ngôn ngữ [26, tr. 205].

Ngữ pháp tạo sinh, là một kiểu mô hình hình thức có tính chất cơ bản đối với ngôn ngữ học sản sinh. Ngữ pháp tạo sinh miêu tả năng lực ngôn ngữ của ngời nói. Cấu trúc của ngữ pháp tạo sinh có ba thành tố cơ bản là: thành tố cú pháp, thành tố ngữ nghĩa và thành tố âm vị, trong đó thành tố cú pháp là thành tố chủ yếu và trung tâm, còn thành tố ngữ nghĩa và âm vị chỉ thực hiện chức năng giải thích cho thành tố cú pháp. Cấu trúc chìm và cấu trúc nổi là hai khái niệm cơ bản trong ngữ pháp tạo sinh. Cấu trúc chìm của một câu giải thích ý nghĩa của câu, còn cấu trúc nổi cho ta biểu hiện ngữ âm của câu.

Tóm lại ngữ pháp tạo sinh là một khuynh hớng trong ngôn ngữ học hiện đại, coi nhiệm vụ của ngôn ngữ học là khám phá quy luật nội tại của cấu trúc ngôn ngữ. Cấu trúc ngôn ngữ đợc hình dung dới dạng một “cơ chế” hoặc “kết cấu” nào đó không những đợc quan sát trong quá trình hoạt động tự nhiên của ngôn ngữ, mà còn đa vào hoạt động bằng con đờng nhân tạo cho việc nghiên cứa khoa học [64, tr.188].

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong tập bóng chữ của lê đạt (Trang 61 - 62)