Quan hệ ngữ đoạn (còn gọi là quan hệ kết hợp, quan hệ ngang ) là một… trong hai quan hệ trọng yếu của ngôn ngữ đã đợc F.D. Saussure đề cập trong Giáo
trình ngôn ngữ học đại cơng [51, tr.239-241].
Quan hệ ngữ đoạn là "quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ cùng cấp độ liên quan tới tính kế tiếp nhau (tính hình tuyến) trong lời nói, tới trình tự xuất hiện của các đơn vị theo thời gian trong chuỗi lời nói. Quan hệ ngữ đoạn là một quan hệ đặc biệt giữa các kí hiệu ngôn ngữ xuất hiện giữa các đơn vị xếp đặt kế tiếp nhau khi kết hợp trực tiếp với nhau trong chuỗi lời nói hoặc trong văn bản" [64, tr.239]. Bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới cũng tồn tại quan hệ ngữ đoạn. Dù ở cấp độ cụm từ hay những cấp độ cao hơn, ngữ pháp đóng vai trò quan trọng trong quan hệ ngữ đoạn. Hễ có hai từ đứng bên nhau, nếu có quan hệ ngữ pháp, thể hiện qua một hình thức kết hợp nhất định, một ngữ đoạn lập tức hình thành.
ở cụm từ, quan hệ ngữ đoạn thể hiện ở quan hệ giữa từ làm trung tâm với những từ đóng vai trò là yếu tố phụ xuất hiện trớc hoặc sau từ trung tâm ấy. Đối với câu, quan hệ ngữ đoạn đợc quyết định bởi một cấu trúc ngữ pháp cụ thể. Chính cấu trúc ngữ pháp đã phân định rõ vai trò của từng thành tố cũng nh trật trự trớc sau của chúng trong ngữ đoạn.
Nói đến ngữ đoạn là phải nói đến vấn đề trật tự các thành tố. Trật tự ấy dĩ nhiên chịu sự qui định của ngữ pháp. Một trật tự đúng ngữ pháp là trật tự đảm bảo lôgic. Một khi lôgic bị phá bỏ, ngữ nghĩa của câu cũng bị triệt tiêu. Ngời ta chỉ có thể nói: Mẹ tôi là giáo viên, mà không thể nói: Giáo viên tôi mẹ là.
Mọi ngôn ngữ đều có lôgic trật tự. Nói cách khác, phơng thức trật tự là phơng thức ngữ pháp phổ biến của mọi ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, ở ngôn ngữ biến hình, ý nghĩa ngữ pháp đã thể hiện trong hình thái từ, cho nên, nhiều trờng hợp, trật tự không phải là vấn đề quá quan trọng. Tiếng Việt hoàn toàn khác. Là ngôn ngữ đơn lập không biến hình, nghĩa là từ dùng trong trờng hợp nào cũng không biến đổi hình thức ngữ âm, trong từ không có ý nghĩa ngữ pháp, do vậy, trật tự đợc xem là phơng thức ngữ pháp quan trọng nhất. Đối với tiếng Việt, hễ
thay đổi trật tự, lập tức dẫn đến thay đổi nghĩa. Tôi đã gửi th hoàn toàn không cùng nghĩa với Th tôi đã gửi.
Các nhà thơ một khi hiểu rõ đặc điểm trên đây của tiếng Việt thì họ sẽ có những vận dụng sáng tạo. Ta mới hiểu vì sao câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong bài Qua Đèo Ngang là Lom khom dới núi tiều vài chú chứ không phải là
Vài chú tiều lom khom dới núi. ở đây dĩ nhiên có vấn đề thi luật. Nhng gác sang
một bên vấn đề đó, ta sẽ nhận thấy giá trị biểu cảm của câu thơ cao hơn hẳn so với lối diễn đạt do ta thử đảo các vế của nó.
Những phơng diện của vấn đề ngữ đoạn trong tiếng Việt nh đã trình bày trên sẽ giúp ta có điều kiện tìm hiểu những sáng tạo khác lạ, táo bạo trong thơ mà Lê Đạt là một trong những trờng hợp tiêu biểu.