Những sáng tạo về ngữ âm trong Bóng chữ

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong tập bóng chữ của lê đạt (Trang 31 - 42)

2.1.1.1. Phát huy hiệu quả nghệ thuật của hình thức láy âm ở từ láy

Nhiều nhà ngôn ngữ học đã quan tâm đến vấn đề từ láy âm trong tiếng Việt. Đỗ Hữu Châu cho rằng: "Từ láy là từ đợc cấu tạo theo phơng thức láy, đó là phơng thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu), biến đổi theo hai nhóm (Nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang; Nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa" [6, tr.41]. Bộ phận từ này có nhiều tên gọi khác nhau: từ lấp láy, từ láy âm, từ láy... Nhìn chung, còn có những ý kiến không hoàn toàn giống nhau về từ láy, nhng các quan niệm đều có điểm chung khi cho rằng từ láy có hai phần: thành tố gốc và thành tố láy. Trong đó, cái thứ nhất (yếu tố gốc) sản sinh ra cái thứ hai (thành tố láy). Còn cái thứ hai chính là cái thứ nhất biến dạng theo quy tắc láy nhất định.

Từ láy có nhiều dạng. Có từ láy nguyên vẹn, láy bộ phận, láy hài thanh, láy luân phiên, láy xen kẽ tạo ra sự đa dạng của từ láy [26, tr.246]. Từ láy có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngôn ngữ nghệ thuật, nhất là ngôn ngữ thơ ca. Từ láy

làm phong phú cho ngôn ngữ cả mặt cấu trúc lẫn ý nghĩa, đem lại giá trị biểu trng hóa về âm, về nghĩa nhất định. “Có thể gọi từ láy là một bức tranh thu nhỏ trong ngôn ngữ. Vì vậy, từ láy sử dụng nhiều trong thơ ca và trong ngôn ngữ hội thoại” [26, tr.247].

Sinh thời, Lê Đạt là ngời xem trọng những giá trị vốn có trong văn học dân tộc. Đặc biệt, ông luôn có ý thức gìn giữ và sáng tạo từ ngữ. Lê Đạt tâm niệm rằng: “Sáng tạo trên từng con chữ để tạo nghĩa”. Ông đã tận dụng sự phong phú về âm điệu, vần điệu và thanh điệu có sẵn trong tiếng Việt và hiệu quả của từ láy đem lại cho thơ. Trớc Lê Đạt, cũng có một số nhà thơ dùng khá nhiều từ láy. Ví dụ: trong 1000 câu thơ đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du dùng 218 từ láy, chiếm tỉ lệ hơn 4 câu có một từ láy. 452 câu của bản dịch Chinh phụ ngâm có 85 từ láy, chiếm tỉ lệ 5 câu có một từ láy. Trong 3157 câu thơ của Tố Hữu đợc khảo sát, có 375 từ láy, bình quân cứ 8 câu có một từ láy... [29, tr.161]. Số lợng từ láy trong thơ Lê Đạt cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Tập Bóng chữ gồm 108 bài với 1095 câu thơ, Lê Đạt sử dụng tới 169 từ láy, chiếm tỉ lệ hơn 6 câu thơ có một từ láy. Bảng thống kê sau đây cho ta một số thông tin cần thiết:

Bảng 1

Số từ láy: 169

Từ láy hoàn toàn 23 từ = 14% Số bài trong tập thơ: 108 Số câu thơ Từ láy bền vững: 114 = 67% Từ láy lâm thời: 55 = 33%

Từ láy phụ âm đầu 113 từ = 66%

Để có cái nhìn định lợng về từ láy trong thơ Lê Đạt, chúng tôi đã khảo sát đối sánh một số bài thơ của ông với các bài thơ của nhà thơ Hoàng Cầm, ngời bạn

thơ cùng thời với Lê Đạt. Chúng tôi khảo sát 10 bài thơ của mỗi nhà thơ một cách ngẫu nhiên và nhận thấy tỉ lệ từ láy trong thơ của hai tác giả có sự khác nhau. Mời bài thơ của nhà thơ Hoàng Cầm đợc rút trong: Hoàng Cầm thơ văn và cuộc đời, Hoài Việt su tầm và biên soạn, Nxb Văn hóa thông tin 1997, gồm: Cây tam cúc,

Lá diêu bông, Em có về không, Đêm thổ, Đêm Kim, Đêm Mộc, Đêm Thủy, Đêm Hỏa, Gặp, Ước nguyện. Mời bài thơ Lê Đạt lấy từ tập Bóng chữ, Nxb Hội nhà

văn 1994, gồm: Thuở xanh hai, Hoa mời giờ, Gốc khế, Hái hoa, Anh muốn,

Chiều Bích Câu, Thủy lợi, Sông quê, Quá em, Quen...lạ.

Bảng 2

Tên tác giả Số bài thơ Số câu thơ Số từ láy

âm %câu thơ có từ láy âm Lê Đạt 10 135 18 7.5 Hoàng Cầm 10 166 17 9.8

Kết quả thống kê cho thấy Lê Đạt dùng từ láy âm trong thơ nhiều hơn so với nhà thơ Hoàng Cầm. Trong 10 bài thơ đợc khảo sát của Lê Đạt, cứ 7,5 câu thơ có một từ láy, trong khi ở Hoàng Cầm, cứ 10 câu thơ mới có một từ láy.

Lê Đạt chủ yếu sử dụng từ láy phụ âm đầu: ngo ngó, thòm thèm, lắp lẫn,

lung liêng, tha thẩn, ngơ ngác, nghều nghào, phập phồng, thao thức, bồng bông....(xem bảng 1). Bên cạnh việc sử dụng từ láy bền vững có sẵn, Lê Đạt cũng

sáng tạo đợc tới 33% từ láy lâm thời. Đó là những từ láy do nhà thơ sáng tạo và chỉ xuất hiện một lần trong tác phẩm của chính mình nh: la lã, rùng rình, u ú,

lăm răm, liêu liễu, nu nú, lú bú, son son, trun trút, lung liêng.... Đây cũng là mặt thành công, mặt độc đáo của Lê Đạt so với các nhà văn, nhà thơ trớc và cùng thời với ông. Xin đa một dẫn chứng: bài thơ Quan họ. Bài thơ tả một cảnh sinh hoạt nơi bến sông đầu bãi. Những từ láy đợc sử dụng khiến bài thơ toát lên một vẻ e ấp, quyến rũ, đầy tình tứ:

Tóc bạc tầm xanh qua cầu với gió Đùi bãi ngô non

ngo ngó sông đầy Cây gạo già

lơi tình lên hiệu đỏ La lã cành

cởi thắm

để hoa bay Em về nói làm sao với mẹ.

Đoạn thơ trên chỉ sử dụng hai từ láy, nhng có một điều đặc biệt, hai từ láy la

lã và ngo ngó đều là những cách tạo từ mới mẻ, bất ngờ của Lê Đạt. Thông thờng,

ta nghe nói la cà, la đà…chứ cha thấy ai dùng từ la lã. Nhng đó mới chính là dấu ấn độc đáo của sự sáng tạo, và nhờ đó mà bài thơ ngoài nhiệm vụ tả cảnh sinh hoạt thờng ngày, ẩn đằng sau nó là sự điệu đà đáng yêu, giống nh nét duyên ngầm của ngời thiếu nữ dậy thì.

Ngay ở một đề tài có thể xem là đã cũ, Lê Đạt vẫn có cách diễn đạt mới, không hề lặp lại những ngời đi trớc. Chúng tôi muốn nói đến bài Thủy lợi.

...

Nay mùa bông lúa Ngô bồng bông con Nay đàn chữ lội Lá ô xòe đờng Nay hoa đơm lối Bớm về văn công

Một đàn ngày trắng phau phau Bì bạch bờ xoan nớc mát

Bài thơ gồm 13 câu, có 4 từ láy: bồng bông, phau phau, bì bạch, lum lúm. Ta thấy gợi lên một nét gì đó thanh bình, yên tĩnh và cũng rất đẹp của thôn quê Việt Nam. Nó còn gợi đến những cánh cò trắng muốt, những dòng nớc êm trôi... Những từ láy đó đi kèm với các từ rất phù hợp với đề tài thủy lợi nh: lội, nớc,

sông, bờ... khiến cho nội dung thơ lạ mà quen, quen mà lạ. Từ láy phau phau, bì bạch còn làm chúng ta liên tởng tới vế đối lí thú tơng truyền của Đoàn Thị Điểm:

“Da trắng vỗ bì bạch .”

Một trờng hợp khác: bài thơ Mới tuổi.

Chỗ khép lối đồi chim non câu ngủ Trang tầm xuân

Cau cha mở nụ ngà Bến của, ngực đèn, lòng ga trăng rõi Ngõ trắng bời bời mây nổi

U ú thiên hà

Tàu nhả khói ngã ba.

Bài thơ có âm hởng rất riêng, khó có thể lẫn với giọng điệu bất cứ bài thơ nào khác. Hai từ láy bời bời và u ú khá lạ. U ú tạo ra một âm thanh dờng nh không thể đè nén đợc. Âm thanh đó bị hút về một cõi vô thức của bản năng con ngời làm cho phút chốc bị lú lẫn, mê muội...

Trong Bóng chữ, còn có nhiều bài sử dụng hình thức láy âm độc đáo của Lê Đạt: Ơi em rất ô Ơi em rất hồ Trắng vỗ ồ hô trúc bạch Bớc động ngày thon róc rách. (Vào hè) Hầm cỏ Nguyễn Du trời tên lửa Bia hồ liêu liễu mới Đờng thi

Tóc súng tiễn nhau đi Nu nú ngồng non

chiều lú bú Xanh thênh thang

mùa bay mở

én ra càng. (Hà Nội B52)

Có câu thơ dùng hai từ láy liên tiếp, gợi đến một tâm trạng: Gió bồ kết

nắng lung liêng mày cúc Mà phập phồng

xa thao thức bỗng xanh. (Tù và)

Bài thơ Thu nhà em cũng là một trờng hợp cho thấy cách dùng từ láy có nhiều nét lạ:

Anh đến mùa thu nhà em Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ Mà cho đấy rửa lông mày Nông nỗi heo may từ đấy.

Lăm răm là một từ láy thu hút sự chú ý của độc giả trớc hết bởi cái âm h- ởng lạ của nó. Ta đã quen với những từ lâm râm, lăm tăm ... Đặng Tiến cho biết, trớc Lê Đạt, Tản Đà trong bài Gửi chị hàng cau (1916), cũng có từ lăm răm: “Ai

đang độ ấy lăm răm mắt”. Từ lăm răm đợc Tản Đà dùng ở đây gợi hình ảnh tình

tứ của đôi mắt. Còn ở Lê Đạt, từ láy lăm răm gợi tả ánh nắng lăm tăm, lăn tăn trên vũng nớc mà đồng thời cũng gợi hình ảnh của đôi mắt [57].

Thơ Lê Đạt luôn đòi hỏi cách đọc sáng tạo của độc giả. Nói cách khác, nhà thơ và độc giả nh đồng hành trong sáng tạo. Văn bản, dĩ nhiên do tác giả tạo nên.

Nhng ngữ nghĩa của nó (tức là sự lí giải, tiếp nhận) thì rất cần vai trò của độc giả. Để hiểu đợc thơ Lê Đạt, đơng nhiên, ngời đọc phải có một trình độ văn chơng nhất định. (Chú ý: dùng vào đâu cho hợp, không phải lúc nào cũng tùy tiện khái quát kiểu này)

Bóng chữ có tổng số là 108 bài thơ, chỉ có một số bài không có từ láy, có bài số từ láy lần lợt xuất hiện rất nhiều. ở bài thơ Ông cụ chăn dê, từ láy đợc dùng tới 32 lần, một số lợng tơng đối nhiều đối với một bài thơ.

Có thể khẳng định rằng vai trò của rừ láy trong thơ rất lớn, nó tạo một âm h- ởng đặc biệt mà không một từ khác nào có thể thay thế đợc. Bóng chữ đã có nhiều thành công nhất định, những tìm tòi, sáng tạo, những cách tân mới lạ về con chữ trong thơ, bắt những con chữ bình thờng phải phát nghĩa...và bên cạnh đó hình thức láy âm cũng là một thành công của Lê Đạt. Những âm hởng trong Bóng chữ có đợc là nhờ vào một phần nghĩa của các từ láy âm mà Lê Đạt tạo nên.

2.1.1.2. Sử dụng phơng thức hiệp vần

Trong tập thơ Bóng chữ của Lê Đạt, dù thể thơ tự do chiếm u thế, nhng số bài có vần chiếm tỉ lệ khá cao. Theo thống kê của chúng tôi, trong 108 bài của tập thơ này thì chỉ có 5 bài không vần (Chiều Bích Câu, Tóc phố, Mắt bãi, Phá từng,

PAM), một tỉ lệ tối thiểu.

Về hình thức, vần là yếu tố có tính truyền thống của thơ Việt. Mọi thể thơ từng tồn tại và phát triển thời trung đại đều coi trọng vần. Thơ mới 1932 - 1945 dù đã làm một cuộc cách mạng trong thi ca dân tộc, vẫn không hề bỏ vần. Những thể thơ đợc dùng nhiều trong thơ mới nh thể tám chữ, thể năm chữ, lục bát đều xem… vần là yếu tố không thể thiếu. Sau 1945, Nguyễn Đình Thi là nhà thơ tiên phong trong đổi mới thơ. Ông đã sáng tác nhiều bài thơ không vần và điều này đã bị phê phán nặng nề. Giờ đây đọc lại thơ không vần của Nguyễn Đình Thi, ta mới thấy sự cạn hẹp trong quan niệm về thơ của những ngời phê bình ông hồi ấy. Thực tế sáng tác thơ sau này đã cho thấy những tìm tòi của Nguyễn Đình Thi là đúng h-

ớng. Thơ hiện nay rất phong đa dạng về hình thức. Thơ không vần đã trở nên hết sức quen thuộc trong cảm quan thẩm mĩ của ngời đọc.

Có điều lạ: là nhà thơ quyết liệt trong cách tân thơ, đặc biệt là ở phơng diện ngôn ngữ, nhng Lê Đạt lại không bỏ vần. Hẳn Lê Đạt tìm thấy trong vần của câu thơ cái khả năng chuyển tải những ý tởng, những quan niệm về thơ của ông.

Trong thơ Việt Nam, có những nhà thơ luôn đề cao yếu tố vần điệu, chẳng hạn Tố Hữu. Dù viết theo thể nào, thơ Tố Hữu vẫn luôn luôn có vần. Thậm chí, nhiều trờng hợp, mật độ của vần cao hơn so với những đòi hỏi về vần luật của thể thơ mà ông sử dụng. Đoạn mở đầu bài thơ Mẹ Tơm là một ví dụ.

Đề cao vai trò của vần, nhng Lê Đạt không hề chịu bó hẹp vào những khuôn phép có sẵn, ngợc lại, ông nỗ lực tìm tòi những cách gieo vần khác lạ, nhằm phá vỡ thói quen cảm thụ âm điệu theo lối mòn của độc giả. Sự tìm tòi của Lê Đạt có thể qui về hai khía cạnh: thứ nhất, vị trí của các tiếng hiệp vần trong câu thơ cũng nh vị trí của câu thơ hiệp vần trong bài thơ; thứ hai, độ mở cũng nh sự hòa phối về ngữ âm giữa các âm tiết hiệp vần.

Về vị trí của vần, trong thơ Việt có vần chân và vần lng. Vần chân là vần đợc gieo ở tiếng nằm cuối câu thơ. Vần lng là vần nằm giữa câu thơ. Hai loại vần này đều đợc Lê Đạt sử dụng rộng rãi trong Bóng chữ.

Vần chân trong thơ Lê Đạt cũng rất biến hóa. Sự biến hóa này thể hiện ở vị trí các câu thơ có chứa vần trong bài thơ. Có khi ông dùng vần chân đối với hai câu kề nhau:

Hè thon cong thân nắng cựa mình Gió ngỏ tình

xanh nín lộc

giả làm thinh

(Nụ xuân)

Có khi ông hiệp vần chân theo kiểu truyền thống, câu lẻ với câu lẻ, câu chẵn với câu chẵn:

Để mẹ già tóc bạc Lng còng trên gậy tre Để ngời yêu ngơ ngác Gốc khế xanh đầu hè

(Gốc khế)

Có khi vần đợc gieo ở những câu cách quãng:

Có quẹt đúng tẩu ông già gỗ săng Mồi thuốc Mán bỗng rực

Ông rít hơi dài

Đàn dê bỏm bẻm trăng

(Ông cụ chăn dê)

Lại có khi, vần chân đợc dùng ở một chuỗi câu thơ liên tiếp: Lũ vật lớn bốc Một đàn lốc nhốc guốc khua cốc cốc sơn bốn chân thò mộc lộc ngộc ngựa quần cộc (Ông phó cả ngựa)

Do vị trí cố định của tiếng hiệp vần trong câu thơ, vần chân ít nhiều có sự gò bó. Nhng dờng nh Lê Đạt vẫn rất thoải mái trong cách gieo vần của mình, thể hiện ở chỗ ông có thể chọn câu thơ ở bất cứ vị trí nào trong bài để hiệp vần với nhau. Sự lựa chọn này không có qui luật.

Tuy nhiên, mọi tìm tòi của Lê Đạt về vần điệu biểu hiện rõ nhất ở cách gieo vần lng của ông. Câu thơ, nhất là thơ tự do, số tiếng không hạn định. Vần lng có thể đợc gieo ở bất cứ vị trí nào trong câu thơ. Sự sáng tạo ở cách gieo vần lng trong thơ Lê Đạt chung qui thể hiện ở hai phơng diện: hoặc linh hoạt về vị trí của tiếng gieo vần; hoặc mật độ của vần cao hơn so với thông thờng.

Có lúc, nhà thơ sử dụng vần lng theo cách quen thuộc, khiến câu thơ có dáng dấp một cặp song thất truyền thống:

Không ai chọn đất mình sinh đẻ Nh không ai chọn mẹ chọn cha

(Thuở xanh hai)

Vần lng đợc hiệp giữa các câu thơ khác nhau đã đành, Lê Đạt còn phối vần giữa các tiếng trong nội bộ một câu thơ:

Tàu ú còi tu hú kêu vờn đỏ Tuổi vào ga mùa ủ lửa má vừa

(Vải Thanh Hà)

ấn tợng nhất là những bài sử dụng vần với mật độ cao một cách khác thờng hoặc phối hợp cả vần chân và vần lng:

Vờn chôm chôm

mùa khem thòm thèm trái cấm Vui mồm lắp lẫn

nhiều kinh kệ không quen Amen

(Khuyết điểm)

Bài thơ dùng nhiều vần đan xen nhau, có tới 14 chữ mang thanh bằng, bên cạnh đó Lê Đạt còn sử dụng hai từ láy âm: thòm thèm, lắp lẫn, làm cho bài thơ có âm hởng rất lạ.

Nhiều đoạn thơ đọc lên chúng ta cảm thấy những âm thanh nhạc điệu có thể cảm nhận đợc.

ở đoạn thơ trên, Lê Đạt sử dụng một loạt vần liền, cùng với cách gieo vần trắc

Một phần của tài liệu Luận văn ngôn ngữ trong tập bóng chữ của lê đạt (Trang 31 - 42)