Lễ vật cúng trong ngày tang lễ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tục tang ma, cưới hỏi của người mường ngọc lặc thanh hoá (Trang 33 - 34)

Trong suốt thời gian lễ tang, mỗi ngày hai lần làm lễ cúng cơm vào giờ ăn cơm thờng ngày. Mỗi ngời con trai, gái phải đảm nhiệm lễ vật, bữa cúng cơm bằng một con lợn hoặc bò cùng với rợu gạo. Sau khi cúng cỗ đó là lơng thực, thực phẩm đãi khách. Nếu thiếu thì con trởng đảm nhiệm. Do đó thời xa trong gia đình đông con nếu có đám tang thì có khi phải giết mổ 2-3 con bò, 5-7 con lợn. Ngày nay tục ăn uống trong đám tang đó đã giảm bớt nhng một đám tang ít nhất cũng phải giết mổ từ 1-3 con lợn.

2.2.6. Nhạc tang

Khi có đám tang thì dân tộc Mờng Ngọc Lặc sử dụng 3 loại nhạc tang.

- Một là loại nhạc tang có ba loại nhạc cụ gồm: trống cái, cồng to và kèn. Trống và kèn đánh thổi có bài bản. Cồng thì đánh theo nhịp trống kèn. Đây là các loại nhạc cụ chung đợc dùng phổ biến.

- Hai là loại nhạc gồm năm nhạc cụ: một trống cái, một cồng lớn, một kèn, một nạo bạt, một cái chậu đánh bằng một bó đũa. Loại nhạc này cử nhạc theo nhiều điệu khác nhau: điệu bình thờng, điệu chầu, điệu khóc, điệu cúng cơm, điệu đi đờng. Loại này đơch dân tộc Mờng sử dụng nhiều nhất.

- Ba là loại nhạc tang có tám nhạc cụ gồm có: một trống bản, một kèn, một trống cái, một cồng lớn, một cồng nhỏ, một trống bậc nhỏ, một nạo bạt, một thanh la. Trong đó trống bản và nhạc cụ dẫn đầu, trống bản kèm đánh và thổi bản ba tiếng một lại nghỉ còn tất cả các loại nhạc cụ khác đều đánh theo nhịp trống bản. Cả dàn nhạc cử nhạc theo nhiều làn điệu khác nhau để phục vụ cho từng nghi lễ khác nhau nh nhạc bình thờng gọi là trống sét, nhạc khóc, nhạc lúc cúng, phúng viếng, nhạc phục vụ cho các điệu mo và nhạc đa tang (trống dẫn)

Loại nhạc tang có nhiều nhạc cụ khi cử nhạc theo nhiều làn điệu khác nhau nh trên là khó sử dụn. Do đó phải có hội phờng trống chuyên nghiệp. Thờng mỗi làng có một phờng trống, cũng có làng hai đến ba phờng trống. Khi có ngời chết tang chủ chọn mời hai hoặc ba phờng trống trong làng. Nếu ngời chết và tang chủ là ngời có nhiều tình cảm rộng rãi thì phờng trống các làng xung quanh có thể tự động đến phục vụ để tỏ thịnh tình với tang chủ. Do đó có đám có đến năm, bảy phờng trống phục vụ. Trờng hợp này ngời ta gọi "phờng trống cấp" là "đi cấp trống" khi phờng trống cấp đến cổng nhà đám tất cả các loại nhạc cụ sẽ đồng loạt rung ba hồi. Nghe phờng trống cấp đến, tang chủ phải cùng phờng trống trong nhà mang đĩa trầu, chai rợu cử nhạc điệu "trống dẫn" từ trong nhà ra đón mời ph ờng trống cấp rồi cả hai phờng trống cùng cử nhạc "trống dẫn" đi vào nhà. Tang chủ phải thiết đãi phờng trống cấp với hình thức trọng vọng để đáp lại tình cảm lớn của phờng trống cấp.

Nói chung ba loại nhạc cụ nói trên đều thể hiện đợc tính buồn, có điệu buồn thê thảm, lại có điệu buồn nh tiếng khóc nức nở, tiếng khóc gào thét đau lòng xé ruột, đáp ứng đợc tình cảm xót xa của ngời sống đối với ngời chết.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tục tang ma, cưới hỏi của người mường ngọc lặc thanh hoá (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w