Đánh giá trình độ phát triển tư duy của học sinh Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh qua hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, đồ thị [phần phi kim hoá học 10 THPT nâng cao] (Trang 27 - 31)

Đánh giá trình độ phát triển tư duy của HS thông qua quá trình DH HH là:

Đánh giá khả năng nắm vững những cơ sở khoa học một cách tự giác, tự lực, tích cực và sáng tạo của HS (nắm vững và hiểu, nhớ và vận dụng thành thạo)

Đánh giá trình độ phát triển năng lực nhận thức và năng lực thực hành trên cơ sở của quá trình nắm vững hiểu biết.

Căn cứ vào chất lượng của quá trình lĩnh hội và kết quả của nó, có bốn trình độ nắm vững kiến thức, khái niệm, kĩ năng, kĩ xảo… sau:

Trình độ tìm hiểu: Nhận biết, xác định, phân biệt và nhận ra kiến thức tìm hiểu.

Trình độ tái hiện: Tái hiện thông báo về đối tượng theo trí nhớ hay ý nghĩa (kiến thức tái hiện).

Trình độ kỹ năng: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống quen thuộc (kiến thức kỹ năng). Nếu thành thạo tự động hoá gọi là kiến thức kĩ xảo.

Trình độ biến hoá: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng cách chuyển tải chúng vào những đối tượng và tình huống quen biết nhưng đã bị biến đổi hoặc chưa quen biết.

Như vậy, trong quá trình DH HH muốn rèn luyện, phát triển tư duy của HS cần phải có các biện pháp DH hợp lý để HS thực sự nắm vững hiểu biết một cách tự giác, tích cực, tự lực để có được những hiểu biết đó.

1.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực [7], [8], [21]. [21].

1.3.1.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học.

Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ:” Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niền vui, hứng thú học tập cho học sinh.”

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông mà trọng tâm là đổi mới PPDH. Chỉ có đổi mới căn bản PP dạy và học thì mới có thể tạo được sự đổi mới trong giáo dục, mới có thể đào tạo những lớp người năng động, sáng tạo.

Cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập tích cực, chống lại thói quen học tập thụ động. Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức tương tác xã hội trong dạy học với định hướng:

Chuyển từ mô hình dạy học một chiều sang mô hình dạy học hợp tác hai chiều.

Chuyển từ xu hướng dạy học “lấy giáo viên làm trung tâm “sang quan điểm lấy dạy học “lấy học sinh làm trung tâm “, “hoạt động hóa người học”.

Dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tự học và tự đánh giá. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc các phương pháp dạy học hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống.

Tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học, lưu ý đến ứng dụng của CNTT.

Tuy nhiên, đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các PPDH hiện có theo quan điểm dạy học tích cực kết hợp với các PPDH hiện đại.

1.3.2. Phương hướng chung:

Từ thực tế ngành giáo dục, cùng với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước, chúng ta đang tiến hành đổi mới PPDH, chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, coi học sinh là chủ thể của quá trình dạy học. Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh được coi là nguyên tắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Nguyên tắc này đã được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ trên thế giới và được xác định là một trong những phương hướng cải tiến giáo dục phổ thông Việt Nam. Những tư tưởng, quan điểm, những tiếp cận mới thể hiện nguyên tắc trên đã được chúng ta nghiên cứu, áp dụng trong dạy học các môn học và được coi là phương hướng dạy học tích cực.

1.4. Bài tập hóa học một phương pháp dạy học tích cực [7], [14].1.4.1. Khái niệm bài tập hoá học 1.4.1. Khái niệm bài tập hoá học

Theo từ điển tiếng Việt, bài tập là bài giao cho HS làm để vận dụng kiến thức đã học, còn bài toán là vấn đề cần giải quyết bằng phương pháp khoa học.

Theo các nhà lý luận dạy học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán, mà trong khi hoàn thành chúng, HS nắm được hay hoàn thiện một tri thức hoặc một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời vấn đáp, trả lời viết hoặc có kèm theo thực nghiệm. Hiện nay ở nước ta, thuật ngữ “bài tập ” được dùng theo quan niệm này.

1.4.2. Vai trò của bài tập hóa học trong hoạt động nhận thức hóa học

Làm cho HS hiểu sâu hơn các khái niệm, định luật đã học và rèn luyện ngôn ngữ hoá học cho HS.

Đào sâu, mở rộng sự hiểu biết của HS một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của HS.

Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất.

Tạo điều kiện phát triển tư duy HS.

Thông qua việc giải bài tập, rèn cho HS tính kiên trì, kiên nhẫn, tính linh hoạt, sáng tạo... Với các bài tập thực hành còn giúp hình thành ở HS tính cẩn thận, tiết kiệm, tác phong làm việc khoa học: chính xác, tỉ mỉ, gọn gàng, sạch sẽ, ...

1.4.3. Phân loại bài tập hoá học [7], [8], [23].

Có nhiều cách phân loại bài tập hóa học, tuy nhiên, căn cứ vào hình thức người ta có thể chia bài tập hoá học thành hai nhóm lớn: bài tập tự luận (trắc nghiệm tự luận) và bài tập trắc nghiệm (trắc nghiệm khách quan).

Bài tập tự luận: khi làm bài, HS phải viết/trình bày câu trả lời, phải lý

giải, lập luận, phải chứng minh bằng ngôn ngữ của mình. Trong bài tập tự luận, lại chia ra: bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập có sử dụng hình vẽ, bài tập thực tế... dựa vào tính chất, nội dung bài tập. Gần đây, việc kiểm tra đánh giá HS đã chuyển dần sang trắc nghiệm nhưng bài tập tự luận vẫn đang được phát triển và sử dụng khá rộng rãi do những ưu điểm của nó như: đo được khả năng độc lập suy nghĩ, phát huy được tính sáng tạo của HS.... Và để tăng cường hứng thú học tập, nghiên cứu hoá học cho HS, bài tập thực tế, bài tập có sử dụng hình vẽ hiện nay cũng được chú trọng xây dựng.

Bài tập trắc nghiệm: khi làm bài, HS chỉ phải đọc, suy nghĩ để lựa

chọn đáp án đúng trong số các phương án đã cho. Thời gian giành cho mỗi câu từ 1 - 2 phút. Bài tập trắc nghiệm được chia thành 4 dạng chính: dạng điền khuyết, dạng ghép đôi, dạng đúng sai, dạng nhiều lựa chọn. Hiện nay, bài tập trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn là loại bài tập thông dụng nhất do những ưu điểm của nó như: có độ tin cậy cao, tính giá trị tốt hơn (đo được khả

năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng quát hoá...), thật sự khách quan khi chấm bài (điểm số của bài trắc nghiệm khách quan không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của HS và vào trình độ người chấm bài)...

1.4.4. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học. phương pháp dạy học hóa học.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh qua hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, đồ thị [phần phi kim hoá học 10 THPT nâng cao] (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w