C. KMnO4, O2, H2O D KClO3, O2, O3.
b) Sử dụng bài tập sơ đồ chưa đầy đủ để rèn luyện thao tác tư duy vận dụng kiến thức kĩ năng.
dụng kiến thức kĩ năng.
VD 5: Hãy chọn một công thức hoá học thích hợp điền vào chỗ trống và lập
thành phương trình hoá học hoàn chỉnh. a) Ag + ... → ... + O2 b) H2SO4 + H2O2 + ……. → MnSO4 + O2 + …….. + H2O c) H2O2 + ………... → KNO3 + H2O d) O3 + ………… + H2O → I2 + KOH + ………. e) H2O2 + KI → …….. + ………… f) ……….. o t → K2MnO4 + ……. + O2 g) … →đpdd H2 + O2. Hướng dẫn:
Qua bài này ta thấy các PTHH liên quan đến tính chất hóa học của H2O2 và phương pháp điều chế khí O2. Trong H2O2 oxi có SOH -1 là SOH trung gian của oxi nên vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử, khi bị oxi hóa cho oxi đơn
chất, khi bị khử cho oxi -2.Còn oxi được điều chế theo nguyên tắc nhiệt phân các hợp chất giàu oxi nhưng kém bền nhiệt như: KMnO4, KClO3, O3….
a) Ag + 2O3 → Ag + 3O2 b) 3H2SO4 + 5H2O2 + 2KMnO4→ 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O c) H2O2 + KNO2→ KNO3 + H2O d) O3 + 2KI + H2O → I2 + 2KOH +O2 e) 2H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH f) 2KMnO4 o t → K2MnO4 + MnO2 + O2 g) 2H2O →đpdd 2H2+ O2 2.4.1.3. Sử dụng đồ thị để giải bài tập
VD 6: Oxi được điều chế từ H2O2 với chất xúc tác thích hợp: 2H2O2 (dd) 2H2O (l) + O2 (k)
Phản ứng xảy ra nhanh hay chậm được xác định theo thể tích khí oxi thu được theo thời gian ở điều kiện của phòng thí nghiệm. Kết quả của phản ứng được ghi lại theo đồ thị như hình bên:
a) Hãy căn cứ vào đồ thị để cho biết:
- Khoảng thời gian nào khí oxi thoát ra nhiều nhất ?
- Thể tích khí oxi thu được khi phản ứng kết thúc ?
- Đến khi phản ứng kết thúc thì thời gian là bao nhiêu? b) Dùng những số liệu trên đồ thị, hãy cho biết:
- Số mol khí oxi điều chế được
- Số mol H2O2 tham gia phản ứng để điều chế lượng khí oxi đã thu được.
1100 120100 100 120 20 40 60 80 140 20 40 60 80 2 CO V
- Tính thể tích dung dịch H2O2 0,25M trước khi tham gia phản ứng. Biết 1 mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là 22,4 lít.
c) Cho biết tên và CTHH của chất xúc tác đã dùng.
Hướng dẫn:
1. Đồ thị cho biết:
a) Khoảng thời gian 20 giây đầu tiên, khí oxi thoát ra là nhiều nhất. b) Khi phản ứng kết thúc, khí oxi thu được là 120 cm3.
c) Phản ứng kết thúc vào khoảng 100 giây. 2. Số liệu trên đồ thị cho biết:
a) Só mol khí oxi điều chế được: n=120/24000=0,005 (mol)
b) Theo PTHH: 2H2O2 2H2O + O2
n(H2O2) =2n(O2)=2.0,005=0,01 (mol)
c) Thể tích dung dịch H2O2 0,25M tham gia phản ứng: V= 1000.0,01/0,25=40 (cm3)
3. Tên và CTHH của chất xúc tác: Mangandioxit-MnO2.
Qua bài tập này HS sẽ biết cách suy luận từ đồ thị các kết quả của bài toán và ngược lại sẽ biết được mức độ của phản ứng.
2.4.2. Dùng bài tập có hình vẽ, sơ đồ, đồ thị để thiết kế kế hoạch bài dạy hóa học. hóa học.
2.4.2.1. Dạng bài truyền thụ kiến thức mới
Bài tập hình vẽ, sơ đồ, đồ thị được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới thường là những bài tập được sử dụng như các tình huống có vấn đề. Với những kiến thức đã có, người học thường chưa giải được hoặc mới chỉ giải được một phần của bài tập, thường là dạng bài đưa ra một thí nghiệm có thể sử dụng để học sinh nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức mới, nghiên cứu tính chất của các chất, hình thành kĩ năng.
2.4.2.2. Dạng bài hoàn thiện kiến thức , kĩ năng.
Các bài tập hình vẽ, sơ đồ, đồ thị không chỉ nhằm tái hiện kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn là cần giúp cho học sinh biết sử dụng linh hoạt, phối hợp các kiến thức với nhau một cách nhuần nhuyễn khi giải bài tập. Việc tự giải các bài tập hình vẽ, sơ đồ, đồ thị học sinh sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã học và bước đầu biết vận dụng các kiến thức đã được học để giải bài tập từ đó giải quyết tình huống thực tiễn.
Bài tập sơ đồ, đồ thị rất phù hợp khi dạy bài luyện tập và ôn tập còn bài tập hình vẽ phù hợp khi dạy bài hình thành kĩ năng thí nghiệm, dạy nghiên cứu tính chất các chất và thực hành giúp hình thành kĩ năng ghi nhớ, tái hiện kiến thưc, rèn luyện thao tác tư duy.
- Dạy bài luyện tập. - Dạy bài ôn tập. - Dạy bài thực hành.
VD: bài 7 trang 53, bài 36 trang 90
Từ nhận xét này chúng tôi đã thiết kế kế hoạch bài dạy cho các bài dạy trên.
Giáo án bài dạy được trình bày ở phần phụ lục.
2.4.2.3. Dùng trong kiểm tra , đánh giá.
Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá là kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của môn học. Đánh giá phải đối chiếu với mục tiêu dạy học của lớp, chương, bài nhằm thu được thông tin phán hồi giúp đánh giá kết quả học tập của học sinh đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa. Từ kết quả kiểm tra, đánh giá giáo viên sẽ có những điều chỉnh thích hợp về nội dung, phương pháp dạy học thích hợp để có kết quả cao hơn tức là nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức tốt hơn. Nội dung của kiểm tra, đánh giá cần chú ý cân đối tỷ lệ giữa sự nhớ, hiểu, vận dụng kiến thức tùy theo mức độ nhận thức của học sinh trong lớp có nâng dần tỉ trọng của các bài tập hình vẽ, sơ đồ, đồ thị. Vì thời gian kiểm tra
là hữu hạn nên các giáo viên cần chọn số lượng bài tập hình vẽ, sơ đồ, đồ thị cũng như độ khó phù hợp với học sinh lớp đó.
Hiện nay, việc sử dụng bài tập hình vẽ, sơ đồ, đồ thị trong kiểm tra, đánh giá còn hạn chế, chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong các bài kiểm tra giữa kì, học kì, kì thi tốt nghiệp, đại học. Vì vậy, việc tăng cường các bài tập hình vẽ, sơ đồ, đồ thị trong viêc kiểm tra, đánh giá là thực sự rất cần thiết tạo nên sự phong phú đa dạng cho các bài tập và tăng cường khả năng tư duy cho học sinh.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
- Trong chương 2 chúng tôi đã tiến hành biên soạn và lựa chọn hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, đồ thị phần hóa phi kim-lớp 10-nâng cao.
- Nghiên cứu, đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng theo hướng dạy học tích cực. Những đề xuất này được chúng tôi tiến hành TNSP kiểm nghiệm tính hiệu quả của chúng và được trình bày ở chương sau.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm