Nội dung kiến thức phải nằm trong chương trình.
Các dữ kiện cho trước và các kết quả tính toán được của bài tập thực nghiệm phải phù hợp với thực tế.
Bài tập phải vừa sức với trình độ học sinh và theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Phải chú ý đến các yêu cầu kĩ năng cần đạt được (thi lên lớp, thi tốt nghiệp hay thi đại học) để từng bước nâng cao khả năng giải bài tập của cả lớp.
Phải đủ các dạng: dễ, trung bình, khó theo các mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng, sáng tạo.
Bài tập phải rõ ràng chính xác không đánh đố học sinh.
1.4.5. Sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực [21].
Trong dạy học tích cực, bài tập hoá học được sử dụng theo một số phương hướng sau:
1.4.5.1. Sử dụng bài tập hóa học để hình thành khái niệm hóa học.
Sự hình thành các khái niệm hoá học phải dựa trên các kiến thức thực tiễn đơn giản, vốn kiến thức hoá học mà học sinh có được từ trước hoặc từ các môn học khác thông qua con đường quy nạp từ các hình mẫu - kiến thức, hay từ sự phân tích tính chất, hoặc so sánh đối chiếu rồi tổng hợp. Các khái niệm được hình thành phải chính xác, nhất quán để gây ấn tượng mạnh, nhớ lâu cho học sinh. Vì vậy khi hình thành khái niệm hoá học ta có thể xây dựng
hệ thống các bài tập, câu hỏi về nội dung của khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau để học sinh tìm hiểu một cách đầy đủ khái niệm đó.
Ví dụ: Quan sát mô hình phân tử oxi (O2) và ozon (O3) (mỗi khối cầu là một nguyên tử oxi, một gạch là một liên kết). Oxi và ozon được gọi là các dạng thù hình của nhau. Khái niệm về dạng thù hình đúng là:
A. Dạng thù hình là các chất có những bộ phận cấu tạo giống nhau
B. Dạng thù hình là những chất khác nhau được tạo nên từ hai hoặc ba nguyên tử.