Sự giao thoa văn hoá của cộng đồng ngời Chăm với dân tộc Kinh, dân tộc Mờng ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng người chăm ở vĩnh lộc thanh hóa (Trang 104 - 109)

dân tộc Mờng ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Thanh Hoá là nơi có 7 dân tộc (Kinh, Mờng, Thổ, Thái, Dao, H’Mông và Khơ Mú) cùng sinh sống. Vĩnh Lộc là một huyện nằm giữa miền núi và đồng bằng, với đầy đủ các dạng địa hình, tạo điều kiện thuận lợi để nhiều dân tộc cùng c trú. Ngoài ngời Kinh là chủ yếu, Vĩnh Lộc còn là địa bàn c trú của ngời Mờng và ngời Chăm.

Hiện nay, trong số 16 xã và thị trấn huyện Vĩnh Lộc, ngời Kinh chủ yếu c trú trên 10 xã thuộc đồng bằng và trung tâm huyện.

Ngời Mờng ở Vĩnh Lộc là dân tộc thiểu số nhng có dân số đông, đứng thứ 2, sau ngời Kinh. Ngời Mờng chủ yếu c trú ở 6 xã có núi, đồi cao nh Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hùng, Vĩnh long, Vĩnh Hng và Vĩnh An.

Ngời Chăm sống xen kẽ cùng ngời Kinh và ngời Mờng. Do những biến động của lịch sử nên đến nay ngời Chăm của Vĩnh Lộc chiếm số lợng ít. Tuy nhiên, đây là vùng giao thoa văn hoá Việt - Mờng - Chăm nên dấu ấn văn hoá Chăm khá rõ nét ở Vĩnh Lộc.

Xuất phát từ những điều kiện lịch sử, từ quá trình cộng c lâu dài giữa dân tộc Chăm với dân tôc Kinh và dân tộc Mờng, một quá trình giao thoa văn hoá tự nhiên đã diễn ra giữa các dân tộc anh em. Thông qua giao lu văn hoá, các giá trị của văn hoá Chăm đợc xác lập trong tổng thể văn hoá của Việt - Mờng và khẳng định rõ bản sắc văn hoá của dân tộc Chăm. Văn hoá Chăm với văn hoá

Kinh - Mờng vốn có những liên hệ từ lâu đời, mối quan hệ văn hoá Chăm - Kinh - Mờng là mối quan hệ gắn bó và hỗ tơng đợc hình thành trong lịch sử. Qua văn hoá Chăm, ngời Kinh, Mờng đã gián tiếp hấp thu văn hoá ấn Độ, qua văn hoá Kinh, Mờng, ngời Chăm đã tiếp thu những ảnh hởng của văn hoá Trung Hoa. Do cùng có mối liên hệ cội nguồn qua nền văn hoá Nam á, cùng chung sống trong một môi trờng tự nhiên và một khu vực lịch sử văn hoá suốt nhiều thế kỷ, mối quan hệ Chăm - Kinh - Mờng có một quá trình phát triển liên tục, lâu dài và toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, ngôn ngữ, văn hoá, nghệ thuật,... và kể từ khi dân tộc Chăm trở nên một thành viên của khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam, mối quan hệ Chăm - Kinh - Mờng ngày càng thêm gắn bó. Những hệ quả giao lu văn hoá Chăm - Kinh - Mờng đã chỉ ra phần nào những đóng góp của văn hoá dân tộc Chăm trong nền văn hoá dân tộc Kinh, dân tộc Mờng. Về phơng diện ngôn ngữ và văn chơng, những từ “ni”, “tê” ( đây, đó) đã đi vào ngôn ngữ sinh hoạt của ngời dân tộc Kinh và dân tộc Mờng. Trong văn chơng, các truyện cổ tích “Tấm cám”, “Thằng cuội ngồi gốc cây đa”,... đợc nhắc trong “Lĩnh nam chích quái” (thế kỹ) có nguồn gốc từ trờng ca Ramayana

ấn Độ ảnh hởng vào Đại Việt thông qua dân tộc Chăm. Về âm nhạc, nghệ thuật những điệu múa quạt, múa khăn, chầu văn ít nhiều chịu ảnh hởng của cổ nhạc Chăm, các nhạc cụ cũng có những nét tơng đồng nh trống cơm Việt có hình dạng giống trống ginăng của ngời Chăm, cái nhị Việt giống với kanhi Chăm,... Ngày nay đã có không ít những ngời dân tộc Kinh, dân tộc Mờng ở Vĩnh Lộc sử dụng thành thạo các nhạc cục Chăm này. Trong nghệ thuật tạo hình, phong cách kiến trúc Chăm đợc tìm thấy trong một số công trình kiến trúc Vĩnh Lộc nh: Thành Tây Đô, chùa Hoa long, chùa Thông,... Các điêu khắc thời Trần với những hoạ tiết chim thần garuda, và vũ nữ apsara mang đậm nét văn hoá Chăm. Tác động của nền điêu khắc Chăm còn đợc tìm thấy qua các tợng ông phỗng tại một số đền đình tại Vĩnh Lộc. Về tôn giáo - tín ngỡng, theo nhiều nhà nghiên cứu thì tục chầu đồng (lên đồng) của ngời Kinh có xuất xứ từ ngời

Chăm. Vì ngay từ cuối thế kỷ XIV đầu thứ kỷ XV, ngời Chăm đã cùng tham gia với ngời Kinh, ngời Mờng khai hoang lập ấp ở nhiều nơi trên vùng đất Vĩnh Lộc.

Sách THVLHC cho biết, Lê Thọ Vực ngời thôn Đoài, xã Thái Đờng (Vĩnh Lộc) đã cùng Lê Thánh Tông đánh giặc Chiêm, vây thành Đồ Bàn, nhờ lập đợc công lớn bình Chiêm nên đợc vua phong là Sùng Quận Công và ban cho ông nhiều tù binh, về quê lập trang sở, khai khẩn đất đai, mở các đạo lộ,... nay trở thành các trang nh Quân Bổ, Quan Bốn, phần lớn đều mang họ Vũ [28, 343]. Việc sử dụng các giống lúa Chiêm và kỹ thuật sạ lúa cũng đợc ngời Kinh học tập từ ngời Chăm.

Có thể nói, sức lan toả của văn hoá Chăm đối với dân tộc Kinh, dân tộc M- ờng ở Vĩnh Lộc tơng đối lớn, dù đậm nhạt khác nhau trong văn hoá các dân tộc này đều có dấu ấn của văn hoá Chăm. Tuy nhiên, mối quan hệ văn hoá Chăm - Kinh - Mờng là mối quan hệ gắn bó và hỗ tơng dợc hình thành từ lâu đời trong lịch sử. Vì vậy, sẽ thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến quá trình hấp thu văn hoá ngợc trở lại của dân tộc Chăm đối với dân tộc Kinh và dân tộc Mờng. Thật vậy, trong suốt quá trình cộng c lâu dài dân tộc Chăm đã hấp thu và chịu ảnh hởng sâu sắc, toàn diện đến đậm nét các giá trị văn hoá của dân tộc Kinh và dân tộc Mờng.

Ngôn ngữ: Nh chúng ta đã biết, ngôn ngữ Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Trong tiếng Việt có sự pha trộn của nhiều yếu tố ngôn ngữ nh: Tày - Thái, Hán, Môn - Khơ me, Mã Lai,.... Ngời Chăm thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo (Malayo - Polynesian) còn ngời Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mờng. Tuy nhiên, hiện nay tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp chính của nhân dân các dân tộc huyện Vĩnh Lộc. Tại huyện Vĩnh Lộc khoảng 90% dân số Chăm biết tiếng Việt.

m thực: Trong lĩnh vực văn hoá ẩm thực, dân tộc Chăm chịu ảnh hởng sâu

sắc văn hoá ẩm thực của dân tộc Kinh và dân tộc Mờng. Bên cạnh những món ăn truyền thống, đặc trng của dân tộc, ngời chăm đã tiếp thu không ít những

món ăn phong phú, độc đáo cùng với các gia vị đắng, cay, chua, chát,... của dân tộc Việt. Thậm chí, trong những món ăn truyền thống cách thức chế biến cũng có nhiều cải biên, pha trộn giữa Chăm và Việt.

Ngời Chăm rất thích uống nớc chè và có thói quen dùng nớc chè để làm đồ uống thông thờng hàng ngày hay để tiếp khách. Văn hoá uống nớc chè xanh của ngời Chăm ngày nay có nguồn gốc từ ngời Việt và mang đậm dấu ấn văn hoá Việt.

Trang phục: Ngày nay, trong cuộc sống hoà hợp với xã hội văn minh, không chỉ riêng dân tộc Chăm mà ngay cả ngời Kinh, ngời Mờng, cũng không ai hoàn toàn còn giữ đợc lối ăn mặc của tổ tiên ta từ mấy thế kỷ về trớc. Từ khi Pháp đô hộ Việt Nam, phong trào ấn hoá về cách phục sức đã xâm nhập vào xã hội Việt Nam dĩ nhiên trong đó có cả dân tộc Chăm.

Đối với dân tộc Chăm ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá hiện nay, những ngời ở nhà nhất là phụ nữ Chăm luôn luôn mặc y phục Chăm cổ muôn thuở, nhìn cách ăn mặc, đi từ xa, ta biết họ là ngời Chăm ngay. Riêng các em học sinh, sinh viên hay những ngời công chức thì họ ăn mặc giống nh ngời Việt. Nếu họ không nói chuyện có lẽ không thể biết họ là ngời Chăm. Tuy nhiên, trong những ngày lễ hội ngời Chăm thờng có khuynh hớng ăn mặc theo lối cổ truyền riêng của dân tộc mình.

Nhà ở: Có thể nói, cấu trúc nhà ở của dân tộc Chăm chịu ảnh hởng đậm nét văn hoá Việt - Mờng. Ngày nay đến những làng Chăm ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá khó có ai có thể tin đợc những ngôi nhà độc đáo, xinh đẹp mang phong cách kiến trúc hiện đại lại chính là nhà của ngời dân tộc Chăm. Bên cạnh việc tiếp thu văn hoá kiến trúc nhà ở ngời Chăm còn tiếp thu văn hoá ngủ trên giờng hay đi giày, dép của ngời Việt. Hiện nay, những phong cách văn hoá này đã trở thành thói quen của ngời dân tộc Chăm.

Phơng tiện vận chuyển, đi lại: Để phục vụ cho sản xuất cũng nh nhu cầu của cuộc sống, ngời Chăm đã tiếp thu các phơng tiện hiện đại của ngời Kinh và ngời Mờng nh: ô tô, xe máy, xe đạp, máy cày, máy bừa,...

Hoạt động kinh tế: Xuất phát từ những điều kiện lịch sử, từ quá trình cộng c lâu dài giữa dân tộc Chăm với dân tộc Kinh và dân tộc Mờng. Bên cạnh quá trình giao lu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, phơng thức canh tác, ngời chăm đã tiếp thu kỹ thuật sử dụng phân bón, các công cụ sản xuất của ngời Việt. Đặc biệt trong hoạt động kinh tế thơng mại ngời Chăm đã tiếp thu phơng thức sử dụng tiền làm phơng tiện trao đổi, mua bán.

Có thể nói, dù đậm nhạt khác nhau nhng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế của dân tộc Chăm đều có dấu ấn của dân tộc Kinh và dân tộc Mờng.

Đời sống văn nghệ: Trong các lễ hội, lễ Tết tất cả các dân tộc đều tham gia một cách tích cực. Bởi vậy trong quá trình giao lu văn hoá văn nghệ giữa các dân tộc cũng có nhiều nét pha trộn. Việc ngời Chăm hát dân ca chính là ảnh h- ởng của hát Việt.

Ngoài việc tiếp thu các yếu tố văn hoá, ngời Chăm còn tiếp nhận các yếu tố nhân chủng thông qua các cuộc hôn nhân hợp huyết giữa các dân tộc. Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần thắt chặt tính đoàn kết của ba dân tộc Chăm - Kinh - Mờng ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá nói riêng và các dân tộc Việt Nam nói chung. Thông qua hôn nhân, đời sống văn hoá tinh thần trong hôn nhân, tang ma của dân tộc Chăm cũng có nhiều nét pha trộn với dân tộc Kinh - Mờng nh: trai - gái tự do tìm hiểu nhau, tục hỏi dâu,...

Đặc biệt trong quá trình giao thoa văn hoá, ngời Chăm không chỉ học tập kinh nghiệm, tiếp thu tinh hoa văn hoá Việt, mà còn thông qua tiếng nói, chữ viết phổ thông để tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá, văn minh nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

Có thể nói, trải qua một quá trình làm ăn, sinh sống lâu dài, hiện nay ngời Chăm trên vùng đất Vĩnh Lộc cũng nh ở tỉnh Thanh Hoá nói chung đã bản địa hoá, nhng, mặc dù vậy, ngời Chăm vẫn giữ đợc những sắc thái riêng về văn hoá và yếu tố giúp ta có thể dễ dàng nhận ra, đó là phơng ngữ giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng người chăm ở vĩnh lộc thanh hóa (Trang 104 - 109)