Đời sống văn nghệ

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng người chăm ở vĩnh lộc thanh hóa (Trang 95 - 104)

Cũng nh những dân tộc khác, ngời Chăm ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá có truyền thống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần vô cùng phong phú, trong đó đời sống văn nghệ Chăm đóng vai trò không kém phần quan trọng và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

* Âm nhạc

Âm nhạc của ngời Chăm ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá diễn ra ở mọi không gian và thời gian. Nó phản ánh cuộc sống của con ngời nơi dây một cách sinh động, phong phú, trong lao động, trong các lễ hội, cới xin, tang ma, tình yêu, ... đều có âm nhạc vang lên. Thông qua các tiết tấu, âm thanh,... nó đã giúp con ngời thổ lộ tình cảm, giãi bày tâm sự, nhắn nhủ ngời thơng, khuây khoả nỗi lòng hay giảm bớt mệt nhọc,... để cuộc sống của con ngời nơi đây ngày càng tơi đẹp hơn. Âm nhạc truyền thống của ngời Chăm ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá đợc hình thành bởi ba thể loại: âm nhạc tế tục, âm nhạc cung đình và âm nhạc nghi lễ. Song xã hội Chăm cổ là một xã hội tôn giáo, cho nên giữa ba thể loại âm nhạc này luôn có sự hoà hợp và đan xen lẫn nhau, trong đó thể loại âm nhạc nghi lễ đóng vai trò chủ đạo và âm nhạc cung đình Chăm luôn chiếm vai trò quan trọng trong sinh hoạt nghi lễ Chăm. Do đặc điểm tôn giáo và tính chất xã hội nên giữa âm nhạc cung đình và âm nhạc nghi lễ tôn giáo luôn có sự hoà hợp, từ đó tạo ra

một hệ thống âm nhạc đồng nhất, huyền thoại mang âm hởng tâm linh thần thánh.

Đặc tính của âm nhạc Chăm là chất thiếng nghiêng về triết lý nội suy, cố gắng chắt lọc cái tinh tế nhất của con ngời để tìm hiểu những bí mật tâm linh. Chất thiêng này vốn bắt nguồn từ vũ đạo ấn Độ cùng với huyền thoại thần Shiva, một vị “Tam vị nhất thể” đợc tôn vinh nh là Natasaja (vua vũ đạo) đang thể hiện điệu múa vi diệu của vũ trụ, một chân dẫm lên đầu quỷ, một tay lắc chiếc trống con, thân ngời uyển chuyển theo nhịp trống biểu trng cho sự khai sáng thế giới đi từ một cõi h vô. Vũ đạo ấn Độ và dân tộc Chăm đợc xem nh là sáng tạo của thần linh. Âm nhạc trong vũ đạo là chất nhạc của thần linh, vì thế cái chất thiêng đợc khơi dậy từ tâm, cảm nhận bằng tâm. Chữ tâm ở đây theo thuật ngữ Sansksit là sự vận hành liên tục của những làn sóng ý thức ba động trong một bản chất nguyên vẹn nhất nh. Nó không giới hạn trong ý nghĩ thông thờng nh ta tởng, bởi sự hạn chế về cách biểu đạt từ của chữ tâm Trung Quốc. Chính vì thế mà với cộng đồng ngời Chăm, âm nhạc là cuộc sống, là thớc đo giá trị nhân cách, là một thiết chế xã hội phồn thịnh hay suy vong.

Ngay từ thuở ấu thơ ngời Chăm đã tiếp xúc với âm nhạc. Từ điệu hạt ru mang âm hởng tâm linh thần thánh ẩn sâu vào những câu triết lý sâu xa nguỵ trang bằng ngôn ngữ dân dã, những trẻ thơ Chăm đã tiếp xúc với cái thiêng ấy rồi. Hát ân tình, hát đối đáp, hò xay lúa, giã gạo, hát đố,... là loại hình âm nhạc dân gian nhng vẫn mang nặng yếu tính tôn giáo. Họ xem tất cả các loại hình âm nhạc dân gian ấy một cách thiêng liêng thành kính mà sống hết mình vào đó. Có thể nói, trong xã hội Chăm từ thủa xa xa tín ngỡng và tôn giáo đã chi phối hầu hết các lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hoá - xã hội, những chức sắc trong các đạo giáo vừa giữ quyền điều hành, lãnh đạo xã hội, kinh tế lại vừa có vai trò quan trọng trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Tuy nhiên, khi du nhập vào xã hội Chăm tôn giáo đã dung hoà nghệ thuật âm nhạc dân gian bản địa với nền văn hoá tôn giáo để tạo thành nghệ thuật âm nhạc truyền

thống Chăm giàu bản sắc. Ngời Chăm đã thu hút vào sinh hoạt nghi lễ những yếu tố văn hoá dân gian bản địa, trong đó có nghệ thuật âm nhạc dân gian, đồng thời góp phần bảo lu những giá trị văn hoá và những nhạc khí truyền thống thông qua sinh hoạt âm nhạc nghi lễ của mình.

Âm nhạc Chăm mang nặng tính thiêng, chỉ để phục vụ nghi lễ. ở tín ngỡng của ngời Chăm, các chức sắc đảm nhiệm công việc điều hành nghi lễ và âm nhạc. Đội ngũ chức sắc này phần lớn là chuyên nghiệp, đôi khi đợc mời từ các khu vực khác để phục vụ âm nhạc cho nghi lễ. Có thể nói, hầu nh trong các nghi lễ của ngời Chăm, âm nhạc đều tham gia một cách tích cực và trở thành nhân tố quan trọng trong nhiều nghi lễ.

Ngoài loại hình dân ca vừa nêu trên, ngời Chăm còn có riêng cho mình một hệ thống nhạc lễ. Đây là một cách sử dụng âm nhạc và vũ đạo trong việc tế lễ, tổ chức tởng niệm các bậc khai quốc công thần, triệu thỉnh những oan hồn tử sĩ, vong linh đợc siêu thoát. Thể loại này đợc quy định bằng 72 nhạc điệu riêng biệt, thể hiện đúng 72 điệu trống khác nhau, có những tiết tấu nhanh, thuận phách và nghịch phách, sôi nổi bốc lửa nhng cũng có những tiết tấu chậm, trữ tình, tự sự. Một thể loại nhạc lễ đợc xem đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của ngời Chăm đó là táng ca, đợc tổ chức nhằm cầu siêu cho vong hồn đợc đầu thai về một kiếp sống khác tốt đẹp hơn.

Để đáp ứng cho nhu cầu âm nhạc trong cuộc sống và tâm linh ngời Chăm đã có rất nhiều nhạc cụ đợc xem là truyền thống, hội đủ các yếu tố cần có của một dàn nhạc nh: bộ gõ baranng, ginăng, hagar prong (trống lớn), chiêng; bộ thổi hơi gồm saranai, abaw (tù và), taliak (đàn nhị mu rùa); rabap kadauh (đàn bầu), champi (đàn tranh),... Hệ thống nhạc khí Chăm phần lớn là ngoại nhập và bắt nguồn từ ấn Độ, Mã Lai hoặc Java.

Có thể nói, ngời Chăm có một nền âm nhạc dân gian truyền thống rất phong phú, đợc hình thành và phát triển sớm trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, đến xã hội Chăm, chúng ta sẽ chứng kiến những lễ hội đan xen, dày đặc trong năm

mang đậm tính tôn giáo. Bởi thế, nên bất kỳ lễ hội nào của họ cũng có âm nhạc. Âm nhạc trở thành một yếu tố của lễ, là nghi thức của buổi lễ và còn là linh hồn của buổi lễ. Ngời Chăm ví âm nhạc nh phần hồn của cả dân tộc và dờng nh bất biến với thời gian.

Xa âm nhạc Chăm mang nặng tính thiêng, chỉ để phục vụ nghi lễ. Ngời Chăm không dám sử dụng các nhạc cụ làm chức năng vui chơi giải trí có tính chất trần tục, vì nh thế là xúc phạm đến các thần linh, trái với đạo đức, phong tục tập quán. Theo trào lu cuộc sống mới, dần dần nghệ thuật âm nhạc Chăm đ- ợc đa lên sân khấu biểu diễn và sử dụng rộng rãi khắp mọi lúc, mọi nơi. Có nghĩa là loại hình nghệ thuật này đã đợc sử dụng trong quần chúng nhân dân, nhng phải tuân theo nguyên tắc chặt chẽ, nghệ thuật âm nhạc của dân tộc.

* Dân ca

Dân ca của dân tộc Chăm ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá rất phong phú, giàu tính chất trữ tình, chứa đựng nội dung đa dạng, tình yêu, lối sống, các mối quan hệ,... Trong đó tiêu biểu và điển hình nhất là những làn điệu sau: hát ân tình, hát đối đáp, hát đố, hò say lúa, giã gạo, hát ru,…

Hát ru: Cũng nh nhiều nơi, nhiều vùng, ngời Chăm ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá có những bài hát ru bé thơ nhẹ nhàng, êm ái, dân dã,... nuôi dỡng tâm hồn trẻ thơ Chăm trong mọi không gian và thời gian.

Hát ân tình: Là điệu hát rất đợc a thích, phổ biến trong nhân dân nhất là

thanh niên, nội dung chủ yếu là nói về tình yêu nam nữ nên tính chất trữ tình, đ- ợm buồn đợc thể hiện rõ nét trong làn điệu này. Hát ân tình thờng đợc sử dụng nhiều trong các cuộc vui nh: đám cới, lễ hội,... với những làn điệu chậm rãi, dìu dắt, nhiều mốt luyến láy, có lúc nhẹ nhàng, thiết tha, man mác buồn nhng cũng có lúc lại vui tơi, sống động.

Hát đối đáp và hát đố: Là làn điệu dân ca phổ biến trong dân tộc Chăm, nó đợc sử dụng trong các cuộc vui, trong lao động, trong sinh hoạt hàng ngày,... Hát đối đáp và hát đố có tính chất trong sáng, vui vẻ, nó thay lời chào hỏi, lời mời,.... độc đáo mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Hò xay lúa, giã gạo: Là một loại dân ca dùng trong lao động, trong sinh

hoạt, đời sống hàng ngày nhằm khuây khoả nỗi lòng, giảm bớt mệt nhọc và làm cho con ngời thêm yêu cuộc sống.

Tóm lại, các làn điệu dân ca của ngời Chăm ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá rất phong phú, đa dạng. Nó chính là phơng tiện để chuyển tải các nội dung văn học, xã hội,... Tuy giản dị, mộc mạc nhng nó đã lột tả đợc trạng thái tình cảm của con ngời nơi đây. Nó là một bộ phận không thể thiếu đợc trong đời sống văn hoá tinh thần của họ, đồng thời nó cũng góp phần to lớn tạo nên bản sắc văn hoá truyền thống đặc trng của ngời Chăm nơi đây.

* Dân vũ

Múa Chăm là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc Chăm. Múa gắn liền với các lễ hội nh: Rija Ngar, Katê, Rija Praung,... ở mỗi làng hay trên tháp. Đó là những dịp mà ngời Chăm thể hiện sự tởng nhớ của mình đối với những ngời có công xây dựng đất nớc, hay sự sùng bái một - một vài vị vua đợc thần hoá. Đi kèm với múa là những nhạc cụ dân tộc truyền thống nh: trống Ginăng, trống Baranng, Ceng (chiêng), kèn Saranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi,... phổ biến hơn cả là bộ ba Ginăng, Baranng và Saranai, trong đó chủ đạo vẫn là Ginăng, vì chúng có âm mạnh mẽ, hùng hồn rất phù hợp trong dịp lễ hội, hơn thế nữa còn thể hiện đợc tính cách của ngời Chăm. Có thể phân múa Chăm làm 2 loại: múa dân gian và múa cung đình

Múa dân gian: Là một kho tàng nghệ thuật quý báu không chỉ của dân tộc Chăm mà còn của Việt Nam và nhân loại. Bên trong những điệu múa ấy, ngời ta có thể phần nào cảm nhận đợc tâm hồn đầy chất văn hoá biển, dạt dào và sôi động, không ít sự lãng mạn trong tâm hồn của dân tộc Chăm. Múa dân gian Chăm có các loại chính:

Múa quạt (Tamia tadik): Một hình thức múa dân gian lâu đời. Dụng cụ

chính là những chiếc quạt vải có rua nhiều màu sắc và khăn dài, xoè ra hay xếp lại cả cặp hoặc một xoè một xếp, tợng trng cho những cánh chim nh những điệu múa Piđiềng (chim công), Kamang (galôi), Marai (chim trĩ),... Có thể múa cá

nhân trong các ngày lễ hay múa tập thể trong những ngày lễ hội. Múa quạt thể hiện tính chất rộn ràng, vui tơi, sống động. Chiếc quạt nh tiếng nói thân tình, khi vui quạt rung lên, khi buồn thì úp xuống, lúc yêu đơng lại duyên dáng đẩy đa, khi nghĩa tình quạt sóng đôi bay lợn,...

Múa đội lu (Tamia đwabuk): Xuất phát điểm là múa đội Thong hala (cổ

bồng trầu) trong lễ dâng nớc thánh trên tháp, sau đó nó đợc kết hợp với thao tác đội lu nớc trong sinh hoạt ngày thờng, thành loại hình múa này. Múa đwa buk có nhiều biến thái đẹp mắt, nhng thao tác đặc sắc hơn cả là các cô gái thả cả hai tay, khi thì đứng lúc lại ngồi hay nghiêng mình dịu dàng, sâu lắng, tế nhị. Múa đwa buk đợc ngời Chăm yêu thích vì nó thể hiện đợc khát vọng của ngời Chăm trên miền đất nắng hạn, cằn cỗi. Trong lễ nghi tín ngỡng của ngời Chăm, chúng ta thấy sự có mặt của hầu hết các đạo cụ múa khác nhng lại không thấy hình ảnh của chiếc buk tham gia vào trong những lễ nghi của họ. Điệu múa đwa buk đợc xem là điệu múa thuần Chăm nhất, nó đợc sử dụng trong sinh hoạt dân gian rất lâu đời của cộng đồng dân tộc Chăm.

Múa khăn (Tamia tanhiak): Cũng là điệu múa dân gian lâu đời của dân tộc

Chăm có mặt trong hầu khắp các sinh hoạt văn hoá. Những chiếc khăn đội đầu thờng ngày của phụ nữ đợc đa vào điệu múa với những biến hoá phong phú. Ng- ời nghệ sĩ cầm khăn, dùng cổ tay hất khăn lên lúc khoan thai, nhẹ nhàng khi mạnh mẽ, dứt khoát, lúc ẩn hiện, rộn ràng, theo nhịp điệu của nhạc. Múa khăn là điệu múa nêu bật đợc chủ đề ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô gái Chăm nh những bông hoa đầy tự hào và quyến rũ.

Múa dao: Điệu múa với dụng cụ là Carit, con dao có độ dài khoảng 40cm,

hình xoắn ốc rất đẹp. Múa dao là điệu múa đã ăn sâu vào trong tâm hồn mỗi ng- ời dân và góp phần không nhỏ tạo nên nét đặc sắc của múa truyền thống Chăm, mang đậm phong cách văn hoá của cộng đồng ngời Chăm.

Múa roi và múa đạp lửa (Tamia jwak apwei): Là điệu múa của nam giới,

nó biểu hiện sự khoẻ khoắn, lòng quật cờng có thể chiến thắng mọi chông gai thử thách. Nhịp điệu múa tợng trng cho sự đấu tranh kiên cờng, quyết vợt qua

khó khăn, gian khổ, chiến thắng tà ma quỷ quái để dành lại cuộc sống thanh bình.

Múa chèo thuyền (Theo điệu trống wah gaiy): Là điệu múa lâu đời nhất

trong kho tàng nghệ thuật múa Chăm. Múa chèo thuyền là một tác phẩm phản ánh sinh hoạt lao động vùng biển của ngời Chăm với nội dung đầy tính nhân văn. Nó không chỉ miêu tả quá trình lao động trên biển của c dân, mà còn đề cao đức độ con ngời, đồng thời khẳng định ý chí con ngời có thể chiến thắng mọi gian nan thử thách.

Múa âm dơng (Tamia klai kluk): Ngời múa là nam, với khúc gỗ đợc đẽo

nh hình dơng vật, múa dẫn đờng, sau đó là các cặp nam nữ khác vừa vui nhộn vừa linh thánh. Ngời Chăm quan niệm sống phải có âm, có dơng nên kết cấu ngôn ngữ của từng động tác múa phải theo quy tắc cân đối, thợng hạ âm dơng t- ơng đồng. Sự cân đối không chỉ nằm trong không gian mà cân đối trong từng chi tiết động tác. Nếu một bên tay thợng thì phải có một bên chân hạ, hay t thế bên dới gối khuỳnh ra thì bên trên tay cũng phải khuỳnh ra, tay trên ngữa thì tay dới úp,...

Có thể nói, múa dân gian Chăm dựa trên bốn động tác cơ bản nh: múa con công, múa con gà tây, múa quý phái và múa hoàng tử. Các nghệ nhân đã phát triển, biến hoá, kết hợp lại tạo thành những động tác múa hoàn chỉnh. Có thể xuyên suốt bài múa chỉ có bốn động tác chính mang tính chất quy nạp, chủ đạo nhng vẫn tạo đợc ấn tợng độc đáo, cuốn hút ngời xem vào không khí linh thiêng, sâu thẳm nhng chứa đầy ẩn vọng. Động tác tay có bốn động tác, còn động tác chân trong múa Chăm truyền thống chỉ có một bớc nhún nhng không thể thiếu, đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển của các điệu múa Chăm. Động tác nhún êm dịu, bồng bềnh nh những đợt sóng nhẹ trên mặt biển mênh mông. Trong động tác Chăm có những nét phụ tô điểm cho những nhịp chính gây cảm giác lạ thờng.

Múa cung đình: Đây là một trong những vũ điệu độc đáo và đặc sắc nhất của ngời Chăm ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá. Nó thể hiện vẻ đẹp huyền diệu từ chính

cái đẹp của con ngời, hợp nhất giữa ớc mơ và hiện thực để tiến tới một tơng lai tơi sáng.

Vào đầu Công nguyên, trong cuốn "Lý thuyết về múa hát Natyashatra" của Bharada đã liệt kê có 24 động tác một tay, 13 động tác hai tay; còn cuốn "Abhinaya Darapanar" của Nadikesbvars thì có đến 28 động tác một tay và 23 động tác hai tay. Theo NSND Đặng Hùng, qua những tác phẩm điêu khắc Chămpa xa, ông “giải mã” chúng, rút tỉa tổng hợp đợc 8 thế tay và 4 thế chân.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng người chăm ở vĩnh lộc thanh hóa (Trang 95 - 104)