Khảo sát mức độ khả thi

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học phổ thông quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 101)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4.2 Khảo sát mức độ khả thi

Bảng 3.3 Kết quả đánh giá về mức độ khả thi của CBQL, GV về những giải pháp.

STT Các giải pháp Mức độ khả thi

Rất khả

thi Khả thi

Không khả thi

1 Xây dựng nền nếp kỷ cương trong

trường học 95 10 5

2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 100 10 0

3 Tổ chức phong trào thi đua nội bộ: - Thi đua học sinh

- Thi đua giáo viên

- Kết hợp thi đua học sinh và thi đua giáo viên

- Qui ra điểm số các hoạt động của học sinh

- Qui ra điểm số hoạt động giáo viên - Xếp hạng chuyên môn GV sau mỗi kỳ thi

4

Tổ chức thi tập trung, ra đề chéo, chấm thi chéo:

- Ra đề thi chéo - Chấm thi chéo - Thi tập trung

- Phân phòng thi theo trình độ học sinh

98 6 6

5

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý:

-Xếp thời khoá biểu -Phân công chuyên môn

-Theo dõi kỷ luật lao động và thực hiện quy chế chuyên môn

-Xử lý kết quả học sinh

-Xử lý kết quả thi đua giáo viên

98 8 4

6

Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

99 10 1

7

Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn:

- Họp tổ chuyên môn định kỳ.

-Thực hiện đúng quy chế chuyên môn.

-Thi đua chuyên môn: SKKN, nghiên cứu khoa học…

8

Khuyến khích GVBM tăng cường hoạt động phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém:

87 14 9

3.4.3. Khảo sát tổng hợp mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp:

Bảng 3.4 Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

STT Các giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi

Số

lượng (%)

Số

lượng (%) 1 Xây dựng nề nếp kỷ cương trong

dạy học 197 93.8 105 95.5

2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 208 99.0 110 100

3 Tổ chức phong trào thi đua nội bộ 201 95.7 102 92.7

4 Tổ chức thi tập trung, ra đề chéo,

chấm thi chéo 197 93.8 104 94.5

5 Ứng dụng công nghệ thông tin

trong quản lý 195 92.9 106 96.4

6

Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

7 Nâng cao hiệu quả hoạt động của

tổ chuyên môn 196 93.3 104 94.5

8

Khuyến khích GVBM tăng cường hoạt động phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém

196 93.3 101 91.8

Cộng trung bình tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp: - Tính cần thiết của các giải pháp: 94.9%

- Tính khả thi của các giải pháp : 95.6%

- Tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp : 95.3%

Qua bảng tổng hợp ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp cho thấy: Đa số CBQL, GV và HS đều tán thành và ủng hộ các giải pháp về tính cần thiết và tính khả thi do tác giả đề xuất. Điều đó chứng tỏ rằng các giải pháp xây dựng để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh do tác giả đề xuất là có thể chấp nhận được.

- Về mức độ cần thiết: Mặc dù mức độ đánh giá về sự cần thiết của các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh có khác nhau, nhưng nhìn chung các ý kiến đều đánh giá ở mức độ rất cần thiết. Nếu tính tỷ lệ bình quân thì có 86.8% số người được hỏi khẳng định các giải pháp nêu trên là rất cần thiết, chỉ có 5.2% số người được hỏi cho là không cần thiết. Đặc biệt có 99% người được hỏi ý kiến đều cho rằng giải pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là rất cần thiết.

- Về mức độ khả thi: Tuy tỷ lệ ý kiến với từng giải pháp có khác nhau, nhưng bình quân có 86.4% ý kiến cho rằng các giải pháp rất khả thi, 9.2% cho rằng các giải pháp là khả thi, còn lại số ít 4.4% cho rằng khó khả thi. Trong

đó, đối với giải pháp: “Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên” được 100% số người được hỏi đồng tình ủng hộ. Nguyên do đây là một giải pháp thiết thực, lâu bền để có thể nâng cao được chất lượng chuyên môn trong trường học.

Nhìn chung về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp đạt trung bình 95.3%. Điều này cho thấy các giải pháp mà chúng tôi đề xuất là phù hợp và đáp ứng được sự mong muốn của đội ngũ CBQL, GV. Tuy nhiên để những giải pháp này thực sự có hiệu quả đối với việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh cần có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục và sự nỗ lực của những người thực hiện.

Tóm lại, qua nghiên cứu kết quả ở các điều tra tôi đi đến nhận định rằng các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn mà chúng tôi đề xuất là rất cần thiết và rất khả thi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Xác định các nguyên tắc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất 8 giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn trong các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tăng cường nề nếp kỷ cương trong dạy học. + Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên. + Tổ chức phong trào thi đua nội bộ.

+ Tổ chức thi tập trung, ra đề chéo, chấm thi chéo.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động chuyên môn.

+ Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

+ Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn.

+ Khuyến khích giáo viên bộ môn tăng cường hoạt động phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém.

- Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp.

Đánh giá chung các giải pháp đều giải quyết được những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn của các THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, góp phần không nhỏ trong việc hướng dẫn thực hiện chiến lược phát triển giáo dục THPT quận Bình Tân nói riêng và cả thành phố Hồ Chí Minh nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Trong luận văn chúng tôi đã tập trung thực hiện nghiên cứu nhằm giải quyết 3 nhiệm vụ chính của đề tài đã đề ra.

Chúng tôi đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THPT, trong đó tập trung phân tích những khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, chuyên môn, hoạt động chuyên môn, chất lượng hoạt động chuyên môn, quản lý hoạt động chuyên môn.

Luận văn đã chỉ ra được một số vấn đề chính về việc quản lý hoạt động chuyên môn, thực trạng hoạt động chuyên môn , CBQL ở các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề, công tác xây dựng và phát triển năng lực quản lý hoạt động chuyên môn của CBQL, tôi đề xuất 8 giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên

môn ở các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian sắp tới như sau:

- Tăng cường nề nếp kỷ cương trong dạy học. - Đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên. - Tổ chức phong trào thi đua nội bộ.

- Tổ chức thi tập trung, ra đề chéo, chấm thi chéo.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động chuyên môn. - Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giảng dạy và giáo dục

học sinh.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn.

- Khuyến khích giáo viên bộ môn tăng cường hoạt động phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém.

Nếu các giải pháp đã đề xuất trong luận văn được sự quan tâm các cấp lãnh đạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cũng như các cấp quản lý trong nhà trường và sự kết hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh thì chắc chắn các giải pháp đó sẽ góp một phần vào việc nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.

2. Kiến nghị:

2.1. Đối với cấp lãnh đạo, đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh:

- Tham mưu với Ủy ban Nhân dân thành phố có chính sách quan tâm đúng mức để thu hút được người tài giỏi vào ngành sư phạm, với chính sách tiền lương phù hợp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý trong nhà trường thực hiện tốt, chủ động trong việc tuyển dụng giáo viên.

- Cần quản lý thống nhất mọi hoạt động giáo dục và đào tạo trong thành phố.

- Xây dựng kế hoạch phát triển số lượng, chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thành phố trước mắt và lâu dài.

- Kiểm tra và có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thường xuyên cho lực lượng CBQL các đơn vị.

- Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên một cách thiết thực và hiệu quả.

- Tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên môn nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn giữa các đơn vị trong và ngoài thành phố.

2.2. Đối với giáo viên:

Đề xuất đối với giáo viên quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh:

- Tiếp tục chấn chỉnh kỷ cương nề nếp dạy - học. Xây dựng và bổ sung các văn bản, quy định có liên quan đến cán bộ, giáo viên và học sinh phù hợp với loại hình trường.

- Cần lưu tâm hơn nữa đến chương trình khuyến khích giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn.

- Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với thực tiễn của xã hội.

2.3. Đối với phụ huynh và học sinh:

- Phụ huynh cần phối hợp với nhà trường để giáo dục con em, lưu tâm nhiều hơn nữa đến việc học của con em, thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở, nhất là khi các em đang ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tích cực hỗ trợ,

đóng góp về tinh thần và vật chất đối với các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Học sinh nên xác định động cơ học tập đúng đắn, sống có lý tưởng, chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học phổ thông quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w