9. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Tổ chức phong trào thi đua đẩy mạnh hoạt động chuyên môn
3.3.3.1. Mục tiêu của giải pháp:
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường đặc biệt là người dạy và người học.
Tạo ra môi trường thi đua lành mạnh.
Ghi nhận những thành quả đạt được của giáo viên, học sinh để làm mục đích phấn cho các tập thể và cá nhân khác.
3.3.3.2. Nội dung giải pháp
Xây dựng qui chế ràng buộc giữa HS, GVBM, GVCN, các bộ phận chuyên trách …thông qua các qui định thi đua chi tiết hướng đến việc qui thành điểm số các hoạt động học tập và rèn luyện của HS, qui thành điểm số hoạt động chuyên môn của giáo viên, kết hợp thi đua HS và thi đua GV.
Theo dõi kết quả hàng ngày, hàng tuần, học kỳ và cả năm về 4 mặt thi đua: nội qui, học tập, phong trào, lao động để quy thành điểm số từng nội dung dùng làm căn cứ xếp hạng thi đua giữa các lớp. Hàng tuần tổng kết, tuyên dương tặng cờ cho các tập thể tiêu biểu. Cuối học kỳ và cuối năm khen thưởng những tập thể xuất sắc các mặt: nội qui, học tập, lao động và phong trào.
*Đối với giáo viên:
Nhà trường đưa ra 4 nội dung tham gia đánh giá chất lượng công tác của giáo viên:
-Dùng kết quả cuối học kỳ của HS làm căn cứ xét thi đua cho GV. Từ kết quả thi tập trung theo phương thức ra đề thi chéo- chấm thi chéo, nhà trường tiến hành xếp hạng từng lớp từ cao đến thấp từ đó qui ra điểm số để đánh giá về công tác giảng dạy.
-Từ kết quả 4 mặt thi đua: nội qui, học tập, lao động, phong trào của học sinh qui ra thứ hạng để đánh giá về công tác của GVCN.
-Qua theo dõi kỷ luật lao động và thực hiện qui chế chuyên môn, qui ra điểm số để tính thi đua.
-Việc tham gia các hoạt động khác như hoạt động phong trào, dạy phụ đạo học sinh yếu kém và có những đóng góp cho tập thể sẽ được cộng điểm thưởng tùy theo mức độ.
Đối với các bộ phận chuyên trách như trợ lý thanh niên, thư viện, thiết bị…sẽ được nhận điểm chấm bình quân của các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn và lãnh đạo phụ trách trực tiếp.
Tổng hợp thi đua cuối học kỳ và cuối năm sẽ bao gồm: kết quả công tác giảng dạy hoặc chuyên trách (hệ số 4), công tác chủ nhiệm- kiêm nhiệm (hệ số 2), kỷ luật lao động (hệ số 1) và quy chế chuyên môn (hệ số 1).
Kết quả cuối cùng sẽ giúp nhà trường đánh giá chính xác năng lực giáo viên làm căn cứ quan trọng chọn lựa đội ngũ nòng cốt để nhà trường bổ sung, điều chỉnh lực lượng giáo viên dạy lớp 12, giáo viên dạy các lớp nâng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi… và đây là cơ hội tốt để giáo viên nhìn lại chính mình để không ngừng hoàn thiện về chuyên môn.
Trường THPT Vĩnh Lộc đã áp dụng cách làm trên từ 3 năm học qua. Trải qua thực tiễn nhiều năm, qui định thi đua của trường đã được tập thể đồng tình và tham gia góp nhiều ý kiển bổ sung hoàn chỉnh. Giáo viên và học sinh đã quen và tỏ ra hứng thú cao với cách làm này. Phong trào thi đua ở trường đã thực sự đi vào lòng người và góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục nhà trường nâng lên rõ rệt hàng năm.
3.3.3.3. Cách thực hiện giải pháp:
- Xây dựng quy chế thi đua của nhà trường.
- Theo dõi kết quả thi đua của tập thể học sinh hàng ngày, tuần, học kì, năm học.
- Theo dõi thi đua của từng giáo viên, kết quả học tập cuối học kì của học sinh để làm căn cứ xét thi đua cụ thể cho từng giáo viên. - Các đoàn thể và lãnh đạo trực tiếp theo dõi để chấm điểm thi đua
cho các bộ phận.
- Có kế hoạch khen thưởng các tập thể, cá nhân có kết quả thi đua tốt. Đồng thời nhắc nhở các bộ phận, cá nhân chưa tốt kịp thời.