9. Cấu trúc của luận văn
2.2.3 Thực trạng về kết quả dạy học
2.2.3.1. Về kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh 2 năm học 2010-2011 và 2011-2012:
- Ở trường Vĩnh Lộc hạnh kiểm Trung bình và Yếu của học sinh sau 2 năm học có tỷ lệ giảm 3%, tuy nhiên ở khối 10 lại tăng (2,3%), khối 12 tăng (4,3%). Điều đó cho thấy về kỷ cương nền nếp của nhà trường chưa khả quan.
- Về mặt học lực Giỏi, Khá , Trung bình của học sinh sau hai năm có tăng đáng kể (14,9%), điều đáng nói là tỷ lệ ở khối 12 lại giảm (1,6%), số lượng học sinh kém còn khá cao nhất là ở khối 10 và khối 11. Ban quản lý nhà trường nên xem xét lại việc phân công giáo viên giảng dạy khối lớp 12 và giáo viên hỗ trợ học sinh yếu kém ở khối 10 và khối 11.
ii. Thực trạng giáo dục tại trường THPT An Lạc:
- Ở trường THPT An Lạc, hạnh kiểm Tốt và Khá của toàn trường sau 2 năm học có tăng nhưng chưa cao (1,3%), tuy nhiên tỷ lệ hạnh kiểm Trung bình và Yếu của học sinh khối 10 lại tăng rất cao (10,9%). Vậy nên nhà trường cần đổi mới việc đảm bảo kỷ cương nền nếp trong nhà trường.
- Về học lực Giỏi, Khá, Trung bình của học sinh sau hai năm có giảm sút (2,3%), ở cả ba khối đều giảm trong đó khối 10 là giảm nhiều nhất (15,1%). Điều này phản ánh chất lượng giảng dạy của giáo viên chưa đạt ở mức mong muốn.
iii. Thực trạng giáo dục tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh:
- Ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, hạnh kiểm Tốt và Khá của học sinh toàn trường tăng nhưng không cao (0,6%), mức hạnh kiểm Trung bình và Yếu ở học sinh khối 10 năm học 2011-2012 cao hơn toàn trường (2,1%). Cho thấy nền nếp học sinh khối 10 mới vào trường chưa tốt.
- Học lực Giỏi, Khá , Trung bình của học sinh có tăng (6,5%), tuy nhiên tỷ lệ học lực yếu kém ở khối 11 còn cao hơn trung bình của toàn trường là (2,1%).
Bảng 2.3: Báo cáo thống kê chất lượng học sinh các trường THPT ở quận Bình Tân.
BÁO CÁO THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH THPT QUẬN BÌNH TÂN Cuối năm học 2011 - 2012 Loại hình (1): Công lập 2010-2011 2011-2012 Tổng số Chia ra Tổng số Chia ra Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 I. Tổng số học sinh theo xếp loại hạnh kiểm 3968 1742 1171 1055 3842 1257 1517 1068 Chia - Tốt 1836 800 401 635 2028 630 782 616 Trong đó: + Nữ 1128 478 245 405 813 169 270 374 + Dân tộc 62 13 21 28 71 19 20 32 + Nữ dân tộc 40 8 13 19 40 11 11 18 - Khá 1630 681 566 383 1393 374 597 422 Trong đó: + Nữ 810 353 284 173 539 114 249 176 + Dân tộc 81 22 34 25 69 15 26 28 + Nữ dân tộc 44 12 16 16 32 6 14 12 - Trung bình 455 241 177 37 389 236 123 30 Trong đó: + Nữ 173 100 57 16 115 77 29 9 + Dân tộc 30 15 10 5 36 29 6 1 + Nữ dân tộc 13 7 3 3 17 14 3
ra - Yếu 47 20 27 32 17 15 Trong đó: + Nữ 4 4 5 5 + Dân tộc 1 1 1 1 + Nữ dân tộc 1 1 II. Tổng số học sinh theo xếp loại học lực 3968 1742 1171 1055 3842 1257 1517 1068 Chia ra - Giỏi 59 28 16 15 178 100 54 24 Trong đó: + Nữ 49 23 14 12 83 32 31 20 + Dân tộc 2 1 1 6 3 2 1 + Nữ dân tộc 1 1 2 1 1 - Khá 1024 415 268 341 1277 397 531 349 Trong đó: + Nữ 668 272 170 226 538 121 195 222 + Dân tộc 47 12 17 18 52 16 15 21 + Nữ dân tộc 30 7 10 13 29 11 7 11 - Trung bình 2232 938 675 619 1923 504 799 620 Trong đó: + Nữ 1199 552 313 334 718 126 294 298 + Dân tộc 100 27 39 34 86 19 30 37 + Nữ dân tộc 55 15 17 23 44 8 18 18 - Yếu 596 316 200 80 428 224 129 75
Trong đó: + Nữ 242 140 80 22 125 73 33 19 + Dân tộc 23 9 9 5 31 23 6 2 + Nữ dân tộc 9 3 4 2 15 12 3 - Kém 57 45 12 36 32 4 Trong đó: + Nữ 19 14 5 8 8 + Dân tộc 2 2 2 2 + Nữ dân tộc 2 2
Qua bảng 2.3 ta có thể tổng hợp được bảng 2.16 như sau:
Bảng 2.4 Thống kê hạnh kiểm, học lực HS THPT quận Bình Tân
Các yếu tố Năm học 2010 – 2011 Năm học 2011 – 2012 Toàn quận K10 K11 K12 Toàn quận K10 K11 K12 Hạnh kiểm Tốt + Khá 87,3% 85% 82,6% 96,5% 89% 79,9% 90% 97,2% TB + Yếu 12,7% 15% 17,4% 3,5% 11% 20,1% 10% 2,8% Học lực Giỏi +Khá +TB 83,5% 79,3% 81,9% 92,4% 87,9% 79,6% 91,2% 93% Yếu + Kém 16,5% 20,7% 18,1% 7,6% 12,1% 20,4% 8,8% 7%
Biểu đồ 2.5 Hạnh kiểm HS THPT quận Bình Tân
Biểu đồ 2.6 Học lực HS THPT quận Bình Tân
-Qua bảng tổng hợp tình hình học lực, hạnh kiểm của toàn quận ta thấy về mặt hạnh kiểm của học sinh có tốt hơn tuy nhiên mức độ tăng chưa cao,
nhất là về hạnh kiểm Tốt và Khá chỉ tăng 1,7% nhưng ở học sinh khối 10 lại giảm (5,1%).
-Học lực Giỏi, Khá, Trung bình của học sinh có tăng 4,4% nhưng ở khối 10 tăng không đáng kể.
2.2.3.2. Về kết quả thi tốt nghiêp THPT của các trường ở quận Bình Tân qua các năm gần đây:
Bảng 2.7. Thống kê kết quả thi tốt nghiêp THPT
Năm thi TNPT 2009-2010 2010-2011 2011-2012
Trường THPT VĨNH LỘC 94,51% 96,80% 98,56 %
Trường THPT AN LẠC 95,53% 96,63% 97,61 %
TP Hồ Chí Minh 94,59% 96,67% 98,18 %
-Ở cả hai trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh có kết quả đậu tốt nghiệp phổ thông đều có tăng ổn định qua các năm, tuy nhiên trường THPT An Lạc có mức tăng chưa cao so với trường THPT Vĩnh Lộc và thấp hơn tỷ lệ tốt nghiệp của toàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động chuyên môn THPT quận Bình Tân:
2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt chuyên môn của đội ngũ giáo viên
Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy của đội ngũ giáo viên chúng tôi xin ý kiến đánh giá của 10 cán bộ quản lý nhà trường và 100 giáo viên giảng dạy ở 3 trường THPT quận Bình Tân thấy kết quả được thể hiện:
Qua kết quả điều tra cho thấy hai nội dung có đánh giá thực hiện tốt nhất đó là việc thực hiện quản lý chương trình và thực hiện các quy định về hồ sơ cá nhân của giáo viên.
Ba nội dung: Quản lý việc lập kế hoạch công tác, quản lý nền nếp, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh được đánh giá là tốt. Các hoạt động còn lại được đánh giá hoàn thành ở mức độ trung bình. Kết quả đánh giá cho thấy các hoạt động quản lý hoạt động dạy của giáo viên còn mang tính hành chính chưa chuyên sâu.
Công cụ chủ yếu để quản lý và giám sát việc thực hiện nội dung và kế hoạch giảng dạy của nhà trường là chương trình giảng dạy, nó cũng là căn cứ để giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy của mình. Cụ thể hoá một số quy định về thực hiện chương trình, nội dung này các trường đã làm tốt, trên cơ sở bộ chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo, các trường đã xây dựng quy định cụ thể về chương trình giảng dạy.
Các trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện chi tiết hoá chương trình giảng dạy nhất là với các chương trình mà bộ mới ban hành. Các trường THPT trên địa bàn quận Bình Tân đã giám sát việc thực hiện chương trình của giáo viên theo giải pháp: Kiểm tra thực hiện kế hoạch giảng dạy bộ môn: Giám sát việc thực hiện chương trình , yêu cầu giáo viên báo cáo việc thực hiện chương trình và tiến hành thanh tra việc thực hiện chương trình giảng dạy.
Các giải pháp này về cơ bản nhà trường đã giám sát tương đối tốt việc thực hiện chương trình của giáo viên. Song kết quả điều tra cho thấy việc quản lý và sử dụng sổ ghi đầu bài để giám sát việc thực hiện chương trình còn hạn chế. Công tác thanh tra việc thực hiện chương trình vẫn chủ yếu dựa vào sự tự giác của giáo viên và báo cáo của các tổ chuyên môn .
- Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của giáo viên.
Việc lập kế hoạch của giáo viên là khâu quan trọng có tính định hướng cho toàn bộ quá trình hoạt động dạy học của giáo viên và việc quản lý giảng
dạy của nhà trường. Đa phần chỉ có tổ trưởng chuyên môn thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn. Hiếm thấy giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân.
- Thực trạng việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp
Công tác chuẩn bị cho giờ dạy của giáo viên có vai trò rất quan trọng, trong thực tiễn giảng dạy của đơn vị cho thấy giáo viên nào có ý thức chuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của giáo viên đó được đồng nghiệp và học sinh đánh giá có chất lượng tốt.
Ý thức được tầm quan trọng của soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên các nhà trường đã đề ra một số giải pháp quản lý cơ bản trong nội dung này. Thực trạng quản lý soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV
Các trường đã có những giải pháp để quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên: Đề ra những quy định về việc soạn bài, kiểm tra hồ sơ giáo án của các giáo viên theo định kỳ, kiểm tra công tác chuẩn bị lên lớp của các giáo viên chú trọng giáo viên trẻ, thanh tra hồ sơ, bồi dưỡng năng lực và sử dụng kết quả kiểm tra soạn bài trong việc đánh giá chất lượng công tác của giáo viên.
Tuy nhiên, việc quản lý soạn bài lên lớp vẫn còn nặng tính hành chính và giao cho các tổ chuyên môn là chủ yếu . Một số giải pháp đề ra còn hạn chế, chung chung, chưa thể hiện tính khoa học và thực tiễn .
Hạn chế lớn nhất của nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp là tổ chức bồi dưỡng năng lực soạn bài cho GV. Vì vậy việc soạn bài và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, nên họ có nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, mặt khác trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy thì việc đổi mới cách thức soạn bài là một nhu cầu vì vậy khi không thực hiện tốt giải pháp bồi dưỡng năng lực soạn bài cho các GV sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động dạy học
Các nhà trường đã nhận thức vai trò quan trọng của công tác quản lý nền nếp lên lớp, để thực hiện tốt nhiệm vụ này nhà trường có những giải pháp cụ thể: Xây dựng quy định ghi trong nghị quyết hội đồng chuyên môn về các yêu cầu thực hiện nền nếp lên lớp và tổ chức hoạt động chuyên môn.
Đồng thời ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu các nhà trường đã lập kế hoạch quản lý việc thực hiện nền nếp lên lớp, tổ chức hoạt động chuyên môn, phân công lớp trực ban theo dõi nền nếp lên lớp . Để quản lý và nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện nền nếp lên lớp, sử dụng công nghệ thông tin theo dõi việc thực hiện nền nếp của các GV, đánh giá chất lượng công chức và xếp loại thi đua. Tuy nhiên chỉ có một trường thực hiện tốt.
Qua kết xem xét đánh giá thấy có giải pháp còn hạn chế trong công tác quản lý đó là: giải pháp kiểm tra nền nếp thông qua việc đối chiếu sổ ghi đầu bài với kế hoạch giảng dạy. Giải pháp này thực hiện chưa có hiệu quả là do công tác quản lý còn chung chung, chưa sâu sát.
Vì vậy, tổ chức dạy thay, dạy bù của các nhà trường thực hiện chưa được tốt. Việc dạy bù thường do giáo viên tự bố trí vì vậy công tác quản lý theo dõi của ban giám hiệu chưa được tốt .
Muốn bồi dưỡng và nâng cao năng lực CM cho đội ngũ GV các nhà trường đã rất quan tâm tới hoạt động dự giờ, xây dựng quy định cụ thể về chế độ dự giờ của mỗi GV .
Mặc dù các nhà trường đã xây dựng được hệ thống các giải pháp khá phong phú, để quản lý nội dung vận dụng cải tiến phương pháp giáo dục và đánh giá giờ dạy. Tuy nhiên khi thực thi các giải pháp còn hạn chế, dự giờ đột xuất còn ít, mới duy trì được việc dự giờ thường xuyên.
Tổ chức dự giờ đúng quy định, song việc tổ chức rút kinh nghiệm chưa thật có hiệu quả, đây là hạn chế vì nếu chỉ dừng lại ở việc dự giờ, không phân
tích đầy đủ và rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp giảng dạy chu đáo thì hiệu quả của dự giờ còn hạn chế.
Giải pháp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học, hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, cán bộ quản lý của các trường cũng không đánh giá cao hiệu quả của giải pháp này.
Để sử dụng các phương tiện dạy học, các kỹ thuật hiện đại thì việc bồi dưỡng và bồi dưỡng năng lực sử dụng các phương tiện kỹ thuật (như máy tính, thiết bị dạy học, truy cập và trao đổi thông tin trên mạng) là công việc thường xuyên và lâu dài, nhiều thời gian và công sức, vì vậy tổ chức bồi dưỡng của các nhà trường chưa thoả mãn được yêu cầu của giáo viên.
Trong nội dung quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh, một số giải pháp đánh giá thực hiện chưa có hiệu quả đó là:
- Các giải pháp xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở một số nhà trường hiệu quả của công tác chỉ đạo chưa cao, nên hạn chế rất lớn.
Cùng với sự đổi mới về phương pháp giảng dạy thì yêu cầu đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là rất cần thiết. Cách thức kiểm tra, đánh giá chi phối rất lớn tới hoạt động học và dạy, vì vậy việc đổi mới phương pháp giảng dạy không thể thực hiện tốt được khi hoạt động kiểm tra, đánh giá chậm đổi mới.
- Tổ chức kiểm tra việc chấm bài của GV là giải pháp quan trong nhưng hiệu quả chưa cao. Giải pháp này có vai trò rất quan trọng, vì nó nhằm nâng cao trách nhiệm của đội ngũ GV, trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Có thực hiện tốt giải pháp này thì mới đảm bảo sự công bằng, chính xác trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Thực trạng quản lý hồ sơ cá nhân: Hồ sơ cá nhân bao gồm kế hoạch công tác của mỗi GV (kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy bộ môn, kế
hoạch tự học, tự bồi dưỡng, kế hoạch chủ nhiệm); Các loại sổ cá nhân (Sổ điểm, sổ ghi chép học tập, sổ dự giờ) giáo án và các tài liệu tham khảo.
Việc quản lý nội dung này có vai trò quan trọng, nó đảm bảo cho người quản lý duy trì nền nếp chuyên môn, đồng thời hồ sơ cá nhân còn là cơ sở đánh giá chất lượng công tác của mỗi GV.
Ban giám hiệu các trường THPT coi trọng các giải pháp quản lý hồ sơ cá nhân của GV. Trên cơ sở những quy định chung của bộ giáo dục và đào tạo về hồ sơ cá nhân của GV, các trường đã cụ thể hoá số lượng của từng loại hồ sơ, từ đó chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra hồ sơ cá nhân. Kết quả đánh giá hồ sơ cá nhân đã được các tổ cùng Ban giám