Vài nét về điều kiện kinh tế văn hóa – giáo dục ở Quận Bình Tân –

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học phổ thông quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 43)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.2 Vài nét về điều kiện kinh tế văn hóa – giáo dục ở Quận Bình Tân –

Bình Tân – TP.HCM (Theo báo cáo Tình hình KT-XH năm 2011 và định hướng phát triển KT-XH của Quận Bình Tân năm 2012)

i) Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế:

Quy mô tăng trưởng theo nhóm ngành. Khu vực nông nghiệp, thuỷ sản có quy mô rất nhỏ trên địa bàn quận năm 2003. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản là do tốc độ đô thị hoá ngày càng mạnh trên địa bàn quận những năm gần đây khiến quỹ đất dành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm.

- Khu vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp-xây dựng là động lực tăng trưởng chính của kinh tế trên địa bàn quận.

- Khu vực thương mại-dịch vụ (TM-DV) gồm các ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, tài chính tín dụng, vận tải kho bãi, bưu chính viễn thông, kinh doanh bất động sản, khoa học công nghệ, công tác đảng, đoàn thể, quản lý nhà nước…

- Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận Bình Tân theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng của khu vực CN-TTCN-XD và giảm dần tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, thuỷ sản. Khu vực thương mại dịch vụ có tỷ trọng tương đối ổn định. Sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp-thương mại, dịch vụ-nông nghiệp này là đúng hướng và phù hợp với xu thế công nghiệp hoá- hiện đại hoá và quá trình hiện đại hoá nhanh của một quận đô thị mới.

- Mặc dù kinh tế trong nước và thành phố vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự tập trung quản lý, điều hành, thông qua các chương trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách hành chính và nhất là chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp theo Nghị quyết 11/NQ-CP, kinh tế quận vẫn tiếp tục tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp.

- Tổng giá trị sản phẩm năm 2011 ước đạt 11.675,989 tỉ đồng, đạt 99,35% kế hoạch năm và tăng 30,55% so với cùng kỳ. Có khoảng 4.007 đơn vị đầu tư mới với tổng vốn đăng ký 6.044,61 tỉ đồng; nâng tổng số đơn vị đang hoạt động trên địa bàn là 29.639 đơn vị.

- Khu công nghiệp do thành phố quản lý: Trên địa bàn quận Bình Tân hiện có hai khu công nghiệp do Ban quản lý các khu công nghiệp Thành Phố quản lý là khu công ngiệp Tân Tạo và khu công nghiệp Vĩnh Lộc (Văn phòng Ban quản lý đặt tại phường Bình Hưng Hoà). Riêng khu công nghiệp giày da POUYUEN là khu công nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất giày da, diện tích 58 ha.

Khu công nghiệp Tân Tạo: Được thành lập theo quyết định số 906/TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 30/11/1996 với diện tích theo giấy phép là 181 ha (giai đoạn 1). Sau đó được mở rộng thêm với diện tích 262 ha (giai đoạn II).

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc: Được thành lập theo quyết định số 81/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 05/02/1997 với diện tích theo giấy phép là 207 ha.

Cụm công nghiệp do Quận quản lý: Hiện trên quận Bình Tân có 4 cụm công nghiệp do quận quản lý với tổng diện tích 31,4 ha. Tất cả 4 cụm công nghiệp trên địa bàn quận đều hình thành tự phát do các doanh nghiệp (chủ đầu tư) tự đứng ra đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, hệ

thống nước thải… rồi cho các doanh nghiệp khác thuê lại để sản xuất kinh doanh theo phương thức khai thác đến đâu, mở rộng đến đó.

ii) Về giáo dục :

Quận Bình Tân là Quận được tách ra từ Huyện Bình Chánh nằm ở khu vực phía Tây Nam TP.HCM. Là quận mới thành lập nhưng tốc độ phát triển về kinh tế xã hội rất nhanh và mạnh. Đầu tư cho giáo dục được đặc biệt ưu tiên : hệ thống trường THPT năm học 2003-2004 và 2004-2005 (mới tách Quận) là 1 trường THPT An Lạc và 9 trường THPT Tư thục, Dân lập…với cơ sở vật chất tạm được.

Năm học 2007-2008 Quận đầu tư xây mới 1 trường: THPT Vĩnh Lộc trong Dự án khu dân cư mới Vĩnh Lộc, trường tuy mới xây nhưng chất lượng chưa thật sự tốt.

Năm học 2010-2011 Quận đầu tư xây mới 1 trường: THPT Nguyễn Hữu Cảnh, cơ sở vật chất tốt, rộng rãi, thoáng mát.

Năm học 2011-2012 Quận đầu tư xây mới 2 trường: THPT Bình Hưng Hòa, THPT Bình Tân, với cơ sở vật chất tốt, rộng rãi, thoáng mát.

Địa bàn Quận Bình Tân không rộng, có 10 phường nhưng mật độ dân số rất cao, tổng số dân trên địa bàn Quận hiện nay trên 600.000 người, trong đó trên 400.000 người là dân cơ học (nhập cư). Dân cư trên một phường cao hơn số dân cư trên một Quận khác tại TP.HCM. Dân cư ngày càng đông đúc là do kinh tế phát triển, có nhiều khu công nghiệp và nhiều dịch vụ được mở, mặt hàng sản xuất chủ yếu của các khu công nghiệp là giày da và may mặc. Vì kinh tế phát triển nhanh, mạnh và bền vững (với tổng số thu thuế hàng năm là trên 2.000 tỷ/năm) nên thu hút được người lao động đến sinh sống. Song song với việc giải quyết tốt việc làm cho người dân trong độ tuổi lao động là việc các tệ nạn xã hội luôn luôn dẫn đầu thành phố về số vụ việc vi phạm.

Mặt khác, các dịch vụ vui chơi giải trí như Billards, Games online, cờ bạc…. thu hút chẳng những người lớn, mà còn lôi kéo trẻ con ngày càng nhiều. Hiện tượng bỏ học đa số rơi vào con em các gia đình nhập cư (cha mẹ đi làm, không có thời gian chăm sóc nên bỏ mặc các em cho nhà trường).

Địa bàn Quận trải dài trên trục lộ chính là Quốc lộ 1A và con đường xuyên suốt các tỉnh miền Tây nên việc đi lại rất thuận tiện. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những điểm thường xảy ra các tệ nạn (dễ trốn thoát khi vi phạm pháp luật vì giao thông thông thoáng) và là nơi thường xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Một số cơ sở trường đóng trên trục đường Quốc lộ 1A phải phối hợp địa phương để bảo vệ tài sản nhà trường và giúp hướng dẫn các em học sinh khi tham gia lưu thông trên tuyến đường đó.

Tuy nhiên, an ninh trong trường học các năm qua tốt, không xảy ra các vụ tệ nạn hay mất mát tài sản nào. Tỷ lệ học sinh cấp THPT bỏ học dao động từ 1% đến 2.5 %. Số học sinh bỏ học là do chuyển chỗ ở thường xuyên (theo cha mẹ khi chuyển chỗ làm việc). Số học sinh có học lực dưới trung bình, hạnh kiểm yếu thấp (dao động từ 2% đến 4 % ).

Mặc dù là khu vực tập trung phát triển kinh tế là trọng yếu, nhưng vấn đề xã hội và giáo dục vẫn được chính quyền địa phương quan tâm kiểm tra, giám sát. Việc chăm lo cho con em gia đình diện chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn được chính quyền Quận và Phường quan tâm tận tình nên việc huy động trẻ đến trường luôn đạt yêu cầu do Thành phố đề ra (100% trẻ lớp 1, lớp 6 được huy động đến trường). Chính quyền địa phương hỗ trợ nhà trường vận động học sinh trở lại lớp, ra lớp… một cách tích cực, nhiệt tình và tận tâm.

Tổ chức tổng kết 3 năm thực hiện công tác phổ cập giáo dục và tổ chức 5 lớp bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ chuyên môn hè cho hơn 1.881 giáo viên. Khảo sát, tổng hợp danh mục nhu cầu mua sắm trang thiết bị dạy và học,

sửa chữa trường lớp năm 2011; tiến hành kiểm tra y tế ở tất cả các trường, đảm bảo tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh chuẩn bị cho năm học mới, hoàn thành tốt công tác tuyển sinh ở các lớp đầu cấp, phát động “Tháng an toàn giao thông” trong trường học.

Ngoài ra trong năm học mới, khánh thành đưa vào sử dụng 9 trường học mới (02 trường THPT, 03 trường THCS, 03 trường tiểu học và 01 trường mầm non) với 5.309 học sinh tăng thêm và cấp kinh phí hoạt động cho 06 trường mới là 5.611 tỉ đồng do đó về cơ bản đảm bảo đủ yêu cầu trường lớp cho công tác giáo dục.

2.2. Thực trạng hoạt động chuyên môn ở các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh:

2.2.1 Thực trạng chung:

Theo báo cáo tổng kết năm học 2010-2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh:

- Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường nghiêm túc chấp hành các quy định theo quy chế chuyên môn, xem trọng việc xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ của nhà trường và của các tổ chuyên môn theo tinh thần 8 bài học đổi mới quản lý giáo dục.

Mọi hoạt động phải gắn kết với yêu cầu thực hiện có hiệu quả các chủ trương lớn trong toàn ngành. Tăng cường chỉ đạo và kiểm tra việc giảng dạy các môn học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng phù hợp với đối tượng học sinh; tăng thực hành thực tế, giảm lý thuyết hàn lâm, quan tâm đến học sinh chậm tiếp thu, tăng cường thực hiện “dạy học cá thể”; thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương, lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm trong các hoạt động giáo dục và trong nội dung một số các môn học. Đảm bảo chất lượng dạy và học Tin học và Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật. tiếng Trung); chương trình tăng

cường ngoại ngữ tiếp tục phát huy hiệu quả, quy mô ngày cáng phát triển, xã hội đồng tình. Tất cả giáo viên và CBQL được tập huấn nắm vững các yêu cầu, chủ trương lớn của ngành .

- Căn cứ điều kiện cụ thể, các cụm trường đều đã xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn, thống nhất các biện pháp giáo dục và các sinh hoạt chuyên môn trong toàn cụm. Các hoạt động chuyên môn tại các cụm trường, như: hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên đề, hội giảng, hội thi … đã góp phần thiết thực, có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

- Năm học 2010 – 2011, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường chỉ đạo các trường biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề, đồng thời đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị chuyên môn theo định hướng đổi mới công tác biên soạn đề kiểm tra, góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.

- Nhằm tiếp tục thúc đẩy nâng cao chất lượng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý, Sở GDĐT tổ chức tập huấn các công cụ thiết kế hồ sơ bài giảng E-Learning theo chuẩn quốc tế SCORM cho giáo viên cốt cán, tổ chức tập huấn và cung cấp các phần mềm ứng dụng.

- Sở Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục thành phố tổ chức hội thi thiết kế bài giảng môn Sinh học, Âm nhạc, có hơn 200 bài soạn giảng trên máy tính dự thi, có 24 sản phẩm dự thi đạt kết quả được trao giải, là những bài soạn giảng điển hình được nhân rộng trong giáo viên các trường thông qua trang Web của ngành giáo dục thành phố.

- Hoạt động hội thi giáo viên dạy giỏi tại hầu hết các quận, huyện và các cụm trường THPT được tổ chức nghiêm túc. Qua hội thi, nhiều giáo viên có phương pháp dạy học hiệu quả được suy tôn, được dư luận chuyên môn đồng tình, có tác dụng thiết thực trong việc nhân điển hình phương pháp dạy học hiệu quả.

- Kết quả cho thấy, trong năm học 2010 - 2011 các trường đều tổ chức giảng dạy nghiêm túc chương trình các môn học, giáo viên chủ động thực hiện đúng phân phối chương trình quy định; các nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục quốc phòng, sinh hoạt tập thể theo các chủ đề của cấp học được tổ chức nghiêm túc; hầu hết các đơn vị trường đã tổ chức thực hiện có chất lượng nội dung giáo dục địa phương theo quy định.

- Các Cụm trường trung học đã tổ chức các hoạt động chuyên môn thiết thực như hội thi thiết kế bài giảng trên máy tính, hội giảng bình chọn giáo viên dạy giỏi; ứng dụng CNTT và tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.

Tại các trường, hoạt động dự giờ trao đổi kinh nghiệm, các tiết thao giảng được tổ chức chu đáo, thiết thực, được giáo viên đồng tình.

- Hoạt động chuyên môn tại các trường trung học tiếp tục phát triển theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng "dạy học cá thể", đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình.

- Nề nếp kỷ cương chuyên môn đảm bảo; việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy tiếp tục được tăng cường; đẩy mạnh việc đổi mới biên soạn đề kiểm tra, tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh nghiêm túc, đúng thực chất; chất lượng dạy và học tiếp tục có nhiều tiến bộ.

2.2.2 Thực trạng giáo dục trung học phổ thông ở quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh: phố Hồ Chí Minh:

2.2.2.1. Quy mô trường lớp:

Năm học 2011-2012, quận Bình Tân có 3 trường trung học phổ thông công lập với 101 lớp học cho 3 khối lớp 10, 11, 12.

Tổng số học sinh THPT là 4.006 học sinh (trong đó có 2.055 nữ học sinh).

Nhìn chung ở quận Bình Tân số trường, lớp đảm bảo đủ cho số lượng học sinh trong độ tuổi theo học, sĩ số học sinh mỗi lớp trung bình 40 HS/ lớp, 100% học sinh lớp 11 đã được học Nghề phổ thông.

Bảng 2.1: Hệ thống trường lớp cấp THPT ở Quận Bình Tân năm học 2011-2012. Loại lớp Tổng số Chia ra Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng số 101 34 39 28 Trong TS: - Lớp có HS khuyết tật học hòa nhập - Lớp học 2 buổi/ngày 47 13 16 18 - Lớp có học sinh học nghề phổ thông 39 39 Chia

ra: + Nhóm nghề Nông lâm 3 3

+ Nhóm nghề Tiểu thủ CN

+ Nhóm nghề Dịch vụ 3 3

+ Nhóm nghề khác 33 33

Số lớp theo phân ban 101 34 39 28

Chia

ra: - Ban cơ bản 101 34 39 28

- Ban tự nhiên

- Ban xã hội

Bảng 2.2: Thông tin học sinh cấp THPT ở Quận Bình Tân năm học 2011- 2012. Loại học sinh Tổng số Chia ra Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Tổng số học sinh 4006 1347 1574 1085 Trong TS: - Nữ 2055 646 853 556 - Dân tộc 237 98 78 61 - Nữ dân tộc 90 33 27 30

Số học sinh tuyển mới 3845 1237 1523 1085

Trong - Nữ 1743 623 564 556

- Dân tộc 182 73 48 61

- Nữ dân tộc 89 33 26 30

+ Học sinh khuyết tật 3 1 2 0

Số HS lưu ban năm học trước 161 110 51 0

Trong - Nữ 56 39 17 0

- Dân tộc 3 0 3 0

- Nữ dân tộc 1 0 1 0

+ Học sinh khuyết tật 0 0 0 0

- Số học sinh chuyển đi trong hè 119 54 60 5 - Số học sinh chuyển đến trong hè 43 3 36 4 - Số học sinh bỏ học trong hè 86 35 51 0

- Nữ 38 12 26 0

Trong TS: - Nữ dân tộc 10 0 10 0 + Học sinh khuyết tật 0 0 0 0 Nguyên nhân bỏ học 86 35 51 0 Trong TS: + Hoàn cảnh gia đình khó khăn 5 0 5 0 + Học lực yếu kém 84 35 49 0

+ Xa trường, đi lại khó

khăn 10 0 10 0

+ Thiên tai, dịch bệnh 0 0 0 0

+ Nguyên nhân khác 2 0 2 0

- Số học sinh là Đoàn viên 500 44 172 284

Tổng số học sinh: 4.006HS. Trong đó, nữ: 2.055HS.

Tỷ lệ học sinh lưu ban còn cao (4%). Tỷ lệ học sinh chuyển nơi khác (3%).

Tỷ lệ học sinh bỏ học (2,1%), trong đó nguyên nhân nghỉ, bỏ học chủ yếu là học yếu, kém (97,7%).

Qua đây, phản ánh tình hình học tập của học sinh ở quận Bình Tân còn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học phổ thông quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w