Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học phổ thông quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 93)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chuyên môn

3.3.7.1. Mục tiêu của giải pháp:

Hình thành tổ chuyên môn vững vàng trong chuyên môn, có tinh thần tập thể cao.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tổ chuyên môn thường xuyên.

Khuyến khích tổ chuyên môn tạo ra các sản phẩm sáng tạo phục vụ giảng dạy.

3.3.7.2. Nội dung giải pháp:

Muốn tổ chuyên môn mạnh phải chọn người đứng đầu giỏi. Cần xây dựng tại các tổ chuyên môn các lực lựơng nòng cốt. Ngoài chuyên môn vững vàng, tổ trưởng chuyên môn còn phải là người có tinh thần tập thể , luôn luôn phấn đấu làm cho bộ môn mình mạnh hơn. Tổ trưởng phải là cầu nối quan trọng giữa GVBM với phó hiệu trưởng chuyên môn và hiệu trưởng nhà trường, phải là người tham mưu kịp thời và chính xác về bộ môn mình phụ trách.

Việc duy trì chế độ họp tổ chuyên môn 2 lần / tháng theo qui định của Bộ GD-ĐT là hết sức cần thiết. Nội dung họp tổ cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, tập trung sâu vào vấn đề chuyên môn như: phân bố chương trình, thời lượng mỗi bài, phân tích các bài dạy cụ thể, các bài khó, phương pháp dạy cho từng đối tượng học sinh sao cho hiệu quả cao nhất, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn…

Ngoài số tiết qui định về dạy tốt, tổ chuyên môn cần bố trí dự giờ thao giảng các GV giỏi, GV mới ra trường để cùng chia sẻ kinh nghiệm. Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng chuyên môn cùng với tổ trưởng cần phải tăng cường dự giờ GV bằng 2 hình thức: định kỳ và đột xuất nhằm quản lý được hoạt động dạy của giáo viên trên lớp và nắm bắt được trình độ năng lực và tình hình học tập của HS.

Phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV một cách cụ thể. Xây dựng lộ trình chi tiết để mỗi GV đều có cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chọn lựa các GVBM có năng lực tham dự các lớp tập huấn giáo viên cốt cán bộ môn để tổ chức triển khai sâu rộng trong tổ chuyên môn và toàn trường.

Nhà trường phải có quy định cụ thể về hình thức khen thưởng về chuyên môn cho các GV đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi; giáo viên có công bồi dưỡng HS đạt giải Học sinh giỏi văn hoá, thí nghiệm thực hành, giải toán bằng máy tính; giáo viên dạy đạt tỉ lệ tốt nghiệp cao; giáo viên có công bồi dưỡng học sinh yếu kém tiến bộ…Đây là một trong những hình thức ghi nhận kịp thời của nhà trường về sự nỗ lực của GVBM để họ không ngừng phấn đấu đạt thêm những thành tích mới.

Cần tổ chức tốt phong trào: nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học. Đó là thành quả trí tuệ của từng cá nhân giáo viên bộ môn. Nếu được nhà trường và tổ chuyên môn tổ chức tốt sẽ phát huy

cao sự tìm tòi sáng tạo về chuyên môn. Nhà trường phải khuyến khích và trân trọng các sản phẩm sáng tạo của GVBM. Đó là những nội dung quan trọng cần được chia sẻ cho đồng nghiệp.

Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là nâng cao chất lượng dạy học. Giáo viên bộ môn là người trực tiếp quyết định chất lượng chuyên môn của nhà trường. Có nhiều giáo viên bộ môn giỏi, tổ chuyên môn sẽ mạnh, chất lượng giảng dạy của nhà trường sẽ được nâng cao.

3.3.7.3. Cách thực hiện giải pháp:

Chọn người đứng đầu tổ chuyên môn có năng lực chuyên môn cao, tâm huyết và có khả năng điều hành hoạt động của tổ chuyên môn.

Luôn duy trì chế độ họp tổ chuyên môn thường xuyên 2 lần / tháng. Nhà trường có những quy định cụ thể cho tổ chuyên môn về: số tiết dự giờ, thao giảng, dự giờ giáo viên khác, chuyên đề….

Có những quy định khen thưởng xứng đáng cho các tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Hiệu phó chuyên môn cùng với tổ trưởng chuyên môn tăng cường dự giờ giáo viên đặc biệt giáo viên mới ra trường để hướng dẫn, giúp đỡ.

Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cụ thể cho giáo viên.

Tổ chức các phong trào thi đua cho các tổ chuyên môn về nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học….

3.3.8. Khuyến khích giáo viên bộ môn tăng cường hoạt động phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém:

3.3.8.1. Mục tiêu của giải pháp:

Nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và uy tín của nhà trường đối với xã hội.

Hạn chế bớt tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.

3.3.8.2. Nội dung của giải pháp:

Vào đầu năm học, nhà trường cần tiến hành khảo sát, kiểm tra và đánh giá chính xác năng lực học tập của học sinh. Từ kết quả đó, phân loại học sinh yếu kém tổng hợp danh sách để làm căn cứ chọn lựa và phân công giáo viên giảng dạy.

Nhà trường cần chỉ đạo cho GVBM luôn nghiên cứu để tìm ra phương pháp phù hợp đối với học sinh yếu kém, cần yêu cầu vừa sức, tránh giao việc vượt quá khả năng. Cần động viên khuyến khích để các em phấn đấu học tập.

GVCN và ban cán sự lớp được giao trách nhiệm theo dõi quá trình học tập và rèn luyện của những học sinh yếu kém và báo cáo cho nhà trường theo định kỳ.

Cần phát huy vai trò của các đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi đoàn giáo viên trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém. Phát huy vai trò tự quản của học sinh.

Nhà trường cần thành lập Tổ theo dõi công tác phụ đạo ghi nhận đầy đủ các tiết dạy của GVBM, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về CSVC cho giáo viên giảng dạy, báo cáo đầy đủ và kịp thời trước toàn trường về hoạt động này, đề xuất tuyên dương khen thưởng các cá nhân tiêu biểu.

Nhà trường cần phải xây dựng những quy định hướng vào việc khuyến khích hoạt động phụ đạo. Tập thể phải luôn trân trọng công lao giúp đỡ học sinh của những giáo viên có tâm huyết và nhiệt tình, luôn sẵn lòng giúp đỡ học sinh.

Động cơ dạy phụ đạo học sinh yếu kém xuất phát từ tấm lòng của giáo viên mong muốn học sinh mình tiến bộ, thi đạt kết quả cao. Người dạy phụ đạo làm việc trên tinh thần tự nguyện và không vì mục đích kinh tế. Chính vì thế, hiệu trưởng nhà trường cần động viên khuyến khích kịp thời và đừng tiếc

lời khen ngợi họ trước tập thể nhà trường, trước phụ huynh học sinh và trước các cấp lãnh đạo. Sự ghi nhận đúng lúc, đúng nơi, đúng người, đúng việc sẽ có giá trị rất lớn về mặt tinh thần.

Vào thời điểm hiện nay, hoạt động dạy thêm học thêm phát triển tương đối mạnh. Nhu cầu người học thêm càng lớn, người dạy thêm ngày một nhiều hơn. Đa số giáo viên dạy thêm đúng qui định của ngành nhưng một số người vẫn tìm cách để o ép học sinh học thêm. Một bộ phận GVBM rất coi trọng việc dạy thêm và xem đó là công việc chính, là nguồn sống chính của gia đình mình. Chính vì thế, việc khuyến khích GVBM dạy phụ đạo tự nguyện cho học sinh là một việc làm rất cần thiết.

3.3.8.3. Cách thực hiện giải pháp:

Tiến hành khảo sát đầu năm để đánh giá năng lực cụ thể của học sinh. Tổng hợp danh sách học sinh yếu kém để chia lớp và chọn lựa giáo viên giảng dạy phù hợp.

Nhà trường cần hỗ trợ giáo viên bộ môn tìm ra cách giúp đỡ, khuyến khích các em phấn đấu .

Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp theo dõi việc học tập của lớp để tìm ra các em yếu kém báo cáo lại cho nhà trường.

Chỉ đạo các đoàn thể: công đoàn, chi đoàn giáo viên, đoàn thanh niên hỗ trợ thường xuyên cho học sinh yếu kém.

Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất để giáo viên bộ môn giảng dạy.

Ghi nhận, tuyên dương giáo viên tiêu biểu, học sinh tiến bộ.

Nhà trường luôn tìm mọi cách động viên về mặt tinh thần và vật chất đối với các giáo viên bộ môn nhiệt tình trong công tác phụ đạo học sinh yếu.

Qua lấy ý kiến của 10 CBQL, 100 GV và 100 HS về các mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp cho kết quả thể hiện như sau:

3.4.1. Khảo sát mức độ cần thiết của các giải pháp:

Bảng 3.1 Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của CBQL, GV về những giải pháp.

STT Các giải pháp Mức độ cần thiết

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1

Xây dựng nền nếp kỷ cương trong

trường học 90 15 5

2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 109 1 0

3

Tổ chức phong trào thi đua nội bộ: - Thi đua học sinh

- Thi đua giáo viên

- Kết hợp thi đua học sinh và thi đua giáo viên

- Qui ra điểm số các hoạt động của học sinh

- Qui ra điểm số hoạt động giáo viên - Xếp hạng chuyên môn GV sau mỗi kỳ thi

98 8 4

4

Tổ chức thi tập trung, ra đề chéo, chấm thi chéo:

- Ra đề thi chéo - Chấm thi chéo - Thi tập trung

- Phân phòng thi theo trình độ học sinh

100 5 5

quản lý:

-Xếp thời khoá biểu -Phân công chuyên môn

-Theo dõi kỷ luật lao động và thực hiện quy chế chuyên môn

-Xử lý kết quả học sinh

-Xử lý kết quả thi đua giáo viên

6

Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

107 2 1

7

Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn:

- Họp tổ chuyên môn định kỳ.

-Thực hiện đúng quy chế chuyên môn.

-Thi đua chuyên môn: SKKN, nghiên cứu khoa học…

97 9 4

8

Khuyến khích GVBM tăng cường hoạt động phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém

88 12 10

Bảng 3.2 Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của HS về những giải pháp.

STT Các giải pháp Mức độ cần thiết

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

trường học

2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 85 13 2

3

Tổ chức phong trào thi đua nội bộ: - Thi đua học sinh

- Thi đua giáo viên

- Kết hợp thi đua học sinh và thi đua giáo viên

- Qui ra điểm số các hoạt động của học sinh

- Qui ra điểm số hoạt động giáo viên - Xếp hạng chuyên môn GV sau mỗi kỳ thi

88 7 5

4

Tổ chức thi tập trung, ra đề chéo, chấm thi chéo:

- Ra đề thi chéo - Chấm thi chéo - Thi tập trung

- Phân phòng thi theo trình độ học sinh

80 12 8

5

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý:

-Xếp thời khoá biểu -Phân công chuyên môn

-Theo dõi kỷ luật lao động và thực hiện quy chế chuyên môn

-Xử lý kết quả học sinh

-Xử lý kết quả thi đua giáo viên

88 7 5

công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

7

Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn

- Họp tổ chuyên môn định kỳ.

-Thực hiện đúng quy chế chuyên môn.

-Thi đua chuyên môn: SKKN, nghiên cứu khoa học…

80 10 10

8

Khuyến khích GVBM tăng cường hoạt động phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém

90 6 4

3.4.2. Khảo sát mức độ khả thi của các giải pháp:

Bảng 3.3 Kết quả đánh giá về mức độ khả thi của CBQL, GV về những giải pháp.

STT Các giải pháp Mức độ khả thi

Rất khả

thi Khả thi

Không khả thi

1 Xây dựng nền nếp kỷ cương trong

trường học 95 10 5

2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 100 10 0

3 Tổ chức phong trào thi đua nội bộ: - Thi đua học sinh

- Thi đua giáo viên

- Kết hợp thi đua học sinh và thi đua giáo viên

- Qui ra điểm số các hoạt động của học sinh

- Qui ra điểm số hoạt động giáo viên - Xếp hạng chuyên môn GV sau mỗi kỳ thi

4

Tổ chức thi tập trung, ra đề chéo, chấm thi chéo:

- Ra đề thi chéo - Chấm thi chéo - Thi tập trung

- Phân phòng thi theo trình độ học sinh

98 6 6

5

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý:

-Xếp thời khoá biểu -Phân công chuyên môn

-Theo dõi kỷ luật lao động và thực hiện quy chế chuyên môn

-Xử lý kết quả học sinh

-Xử lý kết quả thi đua giáo viên

98 8 4

6

Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

99 10 1

7

Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn:

- Họp tổ chuyên môn định kỳ.

-Thực hiện đúng quy chế chuyên môn.

-Thi đua chuyên môn: SKKN, nghiên cứu khoa học…

8

Khuyến khích GVBM tăng cường hoạt động phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém:

87 14 9

3.4.3. Khảo sát tổng hợp mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp:

Bảng 3.4 Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

STT Các giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi

Số

lượng (%)

Số

lượng (%) 1 Xây dựng nề nếp kỷ cương trong

dạy học 197 93.8 105 95.5

2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 208 99.0 110 100

3 Tổ chức phong trào thi đua nội bộ 201 95.7 102 92.7

4 Tổ chức thi tập trung, ra đề chéo,

chấm thi chéo 197 93.8 104 94.5

5 Ứng dụng công nghệ thông tin

trong quản lý 195 92.9 106 96.4

6

Phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

7 Nâng cao hiệu quả hoạt động của

tổ chuyên môn 196 93.3 104 94.5

8

Khuyến khích GVBM tăng cường hoạt động phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém

196 93.3 101 91.8

Cộng trung bình tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp: - Tính cần thiết của các giải pháp: 94.9%

- Tính khả thi của các giải pháp : 95.6%

- Tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp : 95.3%

Qua bảng tổng hợp ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp cho thấy: Đa số CBQL, GV và HS đều tán thành và ủng hộ các giải pháp về tính cần thiết và tính khả thi do tác giả đề xuất. Điều đó chứng tỏ rằng các giải pháp xây dựng để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh do tác giả đề xuất là có thể chấp nhận được.

- Về mức độ cần thiết: Mặc dù mức độ đánh giá về sự cần thiết của các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn ở các trường THPT quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh có khác nhau, nhưng nhìn chung các ý kiến đều đánh giá ở mức độ rất cần thiết. Nếu tính tỷ lệ bình quân thì có 86.8% số người được hỏi khẳng định các giải pháp nêu trên là rất cần thiết, chỉ có 5.2% số người được hỏi cho là không cần thiết. Đặc biệt có 99% người được hỏi ý kiến đều cho rằng giải pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là rất cần thiết.

- Về mức độ khả thi: Tuy tỷ lệ ý kiến với từng giải pháp có khác nhau, nhưng bình quân có 86.4% ý kiến cho rằng các giải pháp rất khả thi, 9.2% cho rằng các giải pháp là khả thi, còn lại số ít 4.4% cho rằng khó khả thi. Trong

đó, đối với giải pháp: “Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên” được 100% số người được hỏi đồng tình ủng hộ. Nguyên do đây là một giải pháp thiết thực, lâu bền để có thể nâng cao được chất lượng chuyên môn trong trường học.

Nhìn chung về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp đạt trung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học phổ thông quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w