Khái niệm hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện vũ quang tỉnh hà tĩnh (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Khái niệm hoạt động dạy học

“Dạy học là một hệ thống những tác động qua lại lẫn nhau giữa nhiều nhân tố nhằm mục đích trang bị kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo tơng ứng và rèn luyện đạo đức cho công dân. Chính những nhân tố hợp thành hoạt động này cùng với hệ thống tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng đã làm cho hoạt động dạy học thực sự tồn tại nh một thực thể toàn vẹn – một hệ thống" [28 – 1].

Với quan niệm trên, dạy học là một hoạt động mang tính hệ thống toàn vẹn. Theo tác giả Chu Thị Lục và Thái Văn Thành thì: “Dạy học là một bộ phận của quá trình s phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ và lĩnh hội những tri thức khoa học và những kỷ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực hiện, để trên cơ sở đó phát triển năng lực t duy và hình thành thế giới quan khoa học.

Theo từ điển Tiếng Việt: “Dạy học là để nâng cao trình độ văn hóa, phẩm chất đạo đức theo một chơng trình nhất định” [26].

Dạy học là một hoạt động chủ yếu trong nhà trờng, DH có một ý nghĩa vô cùng to lớn: dạy học là con đờng thuận lợi nhất giúp học sinh nắm đợc tri thức, là con đờng quan trọng nhất, giúp học sinh phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ nói chung và đặc biệt là năng lực t duy sáng tạo, là một trong những con đờng chủ yếu góp phần giáo dục cho học sinh thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Nh vậy, quá trình dạy học là toàn bộ hoạt động của giáo viên nhằm giúp học sinh tự giác, tích cực, chủ động năm vững hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, qua đó phát triển đợc năng lực nhận thức, năng lực hoạt động, hình thành cơ sở của thế giới quan khoa học.

Trong quá trình hoạt động dạy học, hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động trung tâm và là hai hoạt động có tính chất khác nhau nhng có quan hệ thống nhất và biện chứng với nhau, tác động qua lại giữa thầy và trò, chúng cùng diễn ra đồng thời trong những điều kiện CSVC và kỹ thuật nhất định.

Trong dạy học, công việc của nhà giáo là tổ chức điều khiển, hớng dẫn uốn nắn những hoạt động lĩnh hội tri thức của học sinh, dạy – học ngày càng phải đáp ứng nhu cầu của quá trình dạy học, phơng pháp dạy học phải “phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, t duy, sáng tạo của ngời học, bồi dỡng cho ngời học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vơn lên”.

Hoạt động học đợc thể hiện ở việc tiếp nhận nhiệm vụ và kế hoạch do GV đề ra, có kỹ năng thực hiện các thao tác học tập nhằm giải quyết các nhiệm vụ do GV yêu cầu, tự điều chỉnh hoạt động học tập dới sự kiểm tra của GV và tự kiểm tra của bản thân, tự tổ chức, tự điều khiển, tự đánh giá hoạt động học để đạt kết quả tốt. Nội dung của hoạt động học là: tiếp thu tri thức, kỹ năng và thái độ.

Hoạt động dạy học là một hoạt động tổ chức, điều khiển, định hớng ngời học thực hiện có hiệu quả hoạt động học của bản thân.

Có thể khẳng định rằng: quá trình dạy học luôn tồn tại đồng thời hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Chất lợng và hiệu quả của quá trình dạy học phụ thuộc vào chất lợng hiệu quả của hai hoạt động thành phần, đặc biệt phụ thuộc vào hiệu quả sự tơng tác lẫn nhau giữa hai hoạt động đó.

Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động: hoạt động dạy và hoạt động học, hai hoạt động này luôn gắn bó mật thiết với nhau. Trong hoạt động dạy thầy đóng vai trò chủ đạo tổ chức và điều khiển học sinh; trong hoạt động học, học sinh chủ động, tự giác và sáng tạo lĩnh hội tri thức dới sự điều khiển của giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện vũ quang tỉnh hà tĩnh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w