Tiềm năng và những nhân tố chủ yếu ảnh hởng tới sự phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 36)

Phần nội dung

1.1.2.Tiềm năng và những nhân tố chủ yếu ảnh hởng tới sự phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở Nghệ An

triển làng nghề thủ công truyền thống ở Nghệ An

1.1.2.1. Tiềm năng phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở Nghệ An a. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Tỉnh Nghệ An nằm trong toạ độ từ 18035’00’’ đến 20000’10’’ vĩ độ Bắc, và từ 150050’25’’ đến 105040’30’’ kinh độ Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông là Biển đông, phía tây giáp các tỉnh Xiêng Khoảng, Bolikhămxay, Hủaphăn thuộc nớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với đờng biên giới dài 419 km.

Trong qúa trình phát triển của lịch sử dân tộc. Trải qua nhiều lần phân hợp, đến nay, Nghệ An có một thành phố loại hai (thành phố Vinh), một thị xã (thị xã Cửa Lò), và 17 huyện: Kỳ Sơn, Tơng Dơng, Con Cuông, Anh Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Đô Lơng, Nam Đàn, Thanh Chơng, Hng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lu.

Đất đai: Diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An có 16,370 km2. Đất đai trồng trọt phong phú, nhất là vùng đất đỏ Ba-zan Phủ Quỳ, rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp dài ngày nh cao su, chè dâu tằm, cà phê, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp ngắn ngày nh lạc, mía... Đất phù sa ven sông, ven biển, có độ màu mỡ cao thuận lợi cho việc thâm canh cây lơng thực.

Địa hình: Địa hình Nghệ An rất đa dạng, núi đồi trung du là dạng địa hình chiếm phần. Không chỉ các huyện miền núi, mà các huyện đồng bằng ven biển cũng đều có đồi núi xen kẽ, tuy có làm cho đồng bằng bị chia cắt nhng đã tạo thế nông - lâm kết hợp và cảnh quan đẹp mắt. Tuy nhiên do địa hình dốc, lợng ma lớn nên hàng năm có khoảng1/4 diện tích canh tác bị bào mòn, rửa trôi khá mạnh, gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải.

Khoáng sản: Trong lòng đất chứa nhiều khoáng sản kim loại nh: vàng, thiếc, chì, kẽm, mănggan... Về khoáng sản phi kim có các loại đất sét làm gạch ngói, đá hoa. Đặc biệt, đá vôi có trữ lợng rất lớn (khoảng 250 triệu m3), phân bố rải rác nhiều nơi trong tỉnh, nhiều nhất là ở Quỳnh Lu, Anh Sơn. Đó là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các công trình xây dựng, cho các nhà máy xi măng, lò nung vôi.

Rừng: Nghệ An có hầu hết các loài động vật, thực vật của vùng nhiệt đới và cận ôn đới. Hệ thực vật rừng phong phú và đa dạng. Trữ lợng gỗ rất lớn, với nhiều loại gỗ quý nh Pơmu, lát hoa, lim, sến, mật, táu, săng lẻ, chò chỉ, dỗi, vàng tâm..., cùng các loại khác nh song mây, tre nứa, luồng mét... Nghệ An còn có những khu rừng đặc chủng nh quế, thông, bạch đàn với hàng ngàn ha mỗi loại. Trong rừng có nhiều dợc liệu quý nh Trầm hơng, quế, sa nhân, cánh kiến, nhựa thông, mật ong...

Biển: bờ biển Nghệ An dài 92 km, có nhiều cửa lạch nh: lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội... Độ mặn trung bình 3,4 - 3,5%. Nhờ độ mặn nh vậy mà nghề làm muối có sản lợng cao trong mùa nắng. Gần các cửa biển có nhiều sinh vật phù du tạo cho các đàn tôm có thể quần tụ và sinh trởng. Biển có các loại hải sản quý nh: cá thu, cá chim, cá ngừ, cá nhám, tôm, mực, cua, ốc... Ven các cửa lạch có nhiều bãi lầy, đầm phá có thể khai thác làm các đầm nuôi tôm, cua nớc mặn.

Sông ngòi: Nghệ An có con sông lớn nhất là sông Lam (tức sông Cả), bắt nguồn từ thợng Lào, chảy về biển theo hớng Tây bắc - Đông nam, dài 523km (trong địa bàn tỉnh Nghệ An có 375km). Hệ thống sông Lam có tới 151 nhánh lớn nhỏ. Các phụ lu chính trong đất Nghệ An có sông Nậm Mô, sông Con, sông Giăng...Các sông khác đều ngắn bắt nguồn từ trong tỉnh, chảy trực tiếp ra biển, tạo ra các cửa lạch, phần lớn là sông nớc lợ: sông Hoàng Mai, sông Dâu, sông Thơi, sông Bùng. Ngoài sông tự nhiên còn có hệ thống kênh đào nối các sông với nhau, lớn nhất là kênh Nhà Lê.

Hệ thống sông đó không chỉ cung cấp một lợng phù sa màu mỡ, nguồn nớc tới cho một vùng nông nghiệp trù phú mà . Đặc biệt, hệ thống sông này có ý nghĩa lớn trong việc phát triển nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở Nghệ An.

Khí hậu: Nghệ An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Trong phạm vi khí hậu Việt Nam, Nghệ An ở khoảng trung gian giữa hai miền khí hậu: miền Bắc và miền Trung. Ngoài những nét chung, do địa hình phức tạp, tạo cho Nghệ An những đặc điểm riêng về khí hậu. Từ tháng 10 đến giữa tháng 4 năm sau có gió mùa Đông bắc, rét mớt, ít ma. Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 10 có gió Tây nam (gió Lào). Khi vợt dãy Trờng Sơn, gió Tây nam trở nên khô nóng, thổi mạnh từng cơn, có đợt kéo dài một vài tuần, nhiệt độ không khí có thể lên tới 390C. Từ tháng 7 đến tháng 10 th- ờng có bão và ma gây ngập úng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,90C (trừ vùng cao trên 1.700m), trung bình tháng thấp nhất là 17,70C (tháng 1), tháng cao nhất là 29,40C (tháng 6 và tháng 7). Lợng ma trung bình hàng năm ở Vinh là 1.859mm. L- ợng ma ở vùng đồi núi thấp và các vùng đồng bằng thờng cao hơn các vùng khác. Mùa ma bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9, 10.

Lợng ma trong các tháng này chiếm 80 - 95% lợng ma cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Trong những tháng này, ở vùng núi thờng có hạn gay gắt. Riêng ở đồng bằng và trung du, từ tháng 1 đến tháng 3 có ma phùn, lợng ma tuy ít, nhng nhờ có ngày ma nhiều, độ ẩm cao nên cũng giảm đợc hạn hán.

Có thể nói, khí hậu Nghệ An khắc nghiệt hơn nhiều vùng trong cả nớc, với gió Lào, hạn hán gay gắt, giông bão, lũ lụt trầm trọng... Tuy nhiên, nhờ có lợng nhiệt và lợng ma dồi dào nên thời gian sinh trởng của cây trái có thể kéo dài trong cả năm.

Giao thông vận tải: Nghệ An có Quốc lộ 1A xuyên Việt ở phía đông, Quốc lộ 15A xuyên Việt ở phía tây, đi suốt chiều dài bắc nam của tỉnh. Quốc lộ 7 xuất phát từ Quốc lộ 1A tại ngã ba Diễn Châu, đi theo hớng tây bắc sang tận Xiêng Khoảng (Lào). Quốc lộ 48, Yên Lý - Quế phong; Quốc lộ 46, Cửa Lò - Dùng - Đô Lơng; Các tỉnh lộ 558, Vinh - Rú Thành; 534, Quán Hành - Bảo Nham; 537, Cầu Giát - Lạch Quèn; 538, cầu Bùng - Công Thành; 545, Tân Kỳ - Nghĩa Đàn. Đờng sắt bắc nam đi qua các ga của Nghệ An từ ga Hoàng Mai đến ga Yên Xuân. Ngoài ra còn có nhánh đờng sắt Cầu Giát - Thái Hoà.

Về đờng sông, sông Lam, sông Con rất thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản từ miền ngợc về miền xuôi. Các con kênh nhân tạo đặc biệt là kênh Nhà Lê, cũng là một trục giao thông đờng thuỷ quan trọng từ thời Tiền Lê (980 - 1009). Hệ thống giao thông thuỷ quan trọng trong giao lu kinh tế, văn hoá, lu thông hàng hoá trong vùng, với các vùng, các miền khác trong khu vực.

Cảng Cửa Lò đợc xác định là cảng vùng, phục vụ cho ba tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh và trung chuyển cho vùng Hạ Lào. Các tàu lớn có thể đậu ở đảo Hòn Ng để trung chuyển hàng vào cảng. Hiện nay, tàu 10.000 tấn có thể ra vào dễ dàng.

Phía nam thành phố Vinh, có cảng sông Bến Thuỷ. Cảng này có từ thời Pháp thuộc, đợc nạo vét, mở rộng từ năm 1929. Hiện nay cảng hoạt động nhộn nhịp và cảnh quan thêm tơi đẹp, bởi cầu Bến Thuỷ nối liền hai bờ nam, bắc sông Lam.

Về đờng hàng không: sân bay Vinh có từ năm 1929, hiện nay đang không ngừng mở rộng, nâng cấp để đáp ứng với yêu cầu vận tải hàng không dân sự và quân sự.

Nh vậy, với sự đa dạng của đặc điểm tự nhiên nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho vùng đất Nghệ An sớm tụ c và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Là cơ sở hình thành những nghề, làng nghề TCTT, tập trung nhiều hoạt động kinh tế phong phú, đa dạng. Bên cạnh nghề trồng lúa nớc thì hầu nh làng nào cũng có một nghề phụ để bổ sung thu nhập cho nghề nông và nâng cao chất lợng cuộc sống. Bởi vậy, nghề thủ công luôn đợc lu truyền trong làng xã, từ đời này qua đời khác, trở thành những nghề TCTT ở Nghệ An.

b. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nguồn lao động: trong các làng nghề TCTT ở Nghệ An, lao động trẻ là chủ yếu, trình độ văn hoá khá cao, khả năng tiếp thu nhanh, cần cù chịu khó và năng động sáng tạo. Đặc điểm nổi bật của lao động trong vùng là kế thừa đợc trình độ kỹ thuật và công nghệ cổ truyền, nhng lại thích nghi nhanh với kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời cũng rất nhanh nhạy với sự biến động của thị trờng.

Lực lợng lao động trong các làng nghề có đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm đợc đúc kết từ lâu đời, đó là vốn quý để sản phẩm làm ra có chất l- ợng cao, mang đậm nét bản sắc văn hoá của dân tộc. Hơn nữa số nghệ nhân có thâm niên về nghề nghiệp, giàu kinh nghiệm còn khá lớn, đang là hạt nhân cho việc huấn luyện, đào tạo nghề cho lớp trẻ.

Thị trờng: thị trờng hàng TCTT ở Nghệ An rất phong phú, có bề dày lịch sử về quá trình ra đời và phát triển, nó tác động sâu sắc thúc đẩy sản xuất phát triển nhất là những mặt hàng độc đáo mang rõ sắc thái của địa phơng và của dân tộc. Đặc biệt từ sau Đại hội VI của Đảng, với sự đổi mới về cơ chế quản lý, thị tr- ờng nói chung và thị trờng hàng TCTT nói riêng cũng có sự đổi mới tiến bộ. Tại các chợ ở nông thôn, việc mua bán hàng hoá thủ công do sản xuất làng nghề sầm uất trở lại. Thị trờng các mặt hàng TCTT không ngừng đợc mở rộng và quan hệ chặt chẽ với thị trờng trong nớc và quốc tế, sản phẩm xuất khẩu có chất lợng tăng nhanh.

Thị trờng trong các làng nghề TCTT bây giờ không chỉ có thị trờng hàng hoá, thị trờng nguyên liệu mà dần dần đã có thị trờng tiền tệ, thị trờng công

nghệ, thị trờng thông tin đã hình thành... trong đó nổi bật là thị trờng xuất khẩu và thị trờng nội địa.

Thị trờng nội địa, sản phẩm của hàng TCTT Nghệ An không chỉ tiêu thụ trong vùng, mà còn lan sang các vùng lân cận và trên cả nớc nh các mặt hàng: vật liệu xây dựng, mây tre đan, đồ dệt, đồ dùng gia dụng, lơng thục thực phẩm... các sản phẩm này đều có nhu cầu rất lớn, bởi vì đời sống của nhân dân ngày càng đợc nâng cao.

Thị trờng xuất khẩu, về lâu dài sẽ là thị trờng rất quan trọng. Trớc đây sản phẩm hàng TCTT Nghệ An đợc xuất đi khắp các nớc Liên Xô (cũ), Đông Âu chủ yếu với mẫu mã, kiểu cách và chất lợng sản phẩm cha thật sự đợc chú ý. Nhng từ khi chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế, các làng nghề TCTT ở Nghệ An đã nhạy bén thay đổi mẫu mã, kiểu cách và nâng cao chất lợng hàng hoá. Vì thế, sản phẩm hàng TCTT đã và đang thâm nhập vào thị trờng các nớc trong khu vực và trên thế giới.

Thị trờng dịch vụ là thị trờng có tiềm năng lớn và khối lợng khách nớc ngoài vào nớc ta ngày một nhiều. Do vậy, lợng hàng hoá bán cho khách du lịch sẽ tiếp tục tăng và nh thế nhu cầu của thị trờng đợc mở rộng.

Tiềm năng về thị trờng của hàng TCTT ở Nghệ An còn rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng lúc này là cần phải có một chiến lợc phát triển sản xuất, phục vụ cho khách du lịch cũng nh tiêu dùng cả nớc với sản phẩm mang nét đặc thù, độc đáo và đặc sắc truyền thống Việt Nam.

1.1.2.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hởng tới sự phát triển làng nghề TCTT ở Nghệ An (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sở dĩ các làng nghề TCTT ở Nghệ An có sức sống mãnh liệt và trờng tồn cùng với lịch sử dân tộc bởi chúng đợc đảm bảo bằng những nhân tố sau đây:

a. Nhu cầu của ngời tiêu dùng trên thị trờng đối với hàng TCTT

Nhu cầu về hàng TCTT là rất lớn và hết sức đa dạng, vì nó gắn liền, thiết thực với mỗi con ngời. Đó là nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, vận tải, học hành; đó

cũng là nhu cầu thờ cúng, tôn giáo, tín ngỡng, dân gian... cùng tồn tại, phát triển suốt tiến trình lịch sử của dân tộc.

Có nhu cầu về hàng thủ công, tất yếu phải có sản xuất hàng thủ công. Khi đời sống vật chất ngày một cao thì nhu cầu sử dụng của con ngời cũng đợc nâng lên rõ rệt. Chính vì vậy, ngành nghề TCTT ở Nghệ An cũng theo đó mà ngày càng phát triển. Sự phát triển đó một phần đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh khi đã trở thành nghề nghiệp lại trở thành phơng tiện kiếm sống của rất nhiều ngời. Lúc này, họ sản xuất không chỉ để đáp ứng nhu cầu thị trờng nội tỉnh mà còn thị trờng trong nớc và quốc tế.

b. Trình độ của nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề

Vai trò của nghệ nhân đối với làng nghề TCTT là rất lớn. Không có nghệ nhân thì không có nghề, ít nhất là không có nghề nổi tiếng và khó có thể đứng vững đợc trên thị trờng. Tài năng và niềm say mê của các nghệ nhân đã tạo nên những sản phẩm quý giá và độc đáo, vừa có giá trị vật chất lẫn tinh thần mang đậm bảm sắc xứ Nghệ.

c. Chủ trơng chính sách của các cấp lãnh đạo

Chủ trơng chính sách trong việc khuyến khích phát triển các làng nghề cũng có tác động rất lớn tới sự phục hồi và phát triển các làng nghề TCTT. Từ xa, thờng đặt ra các quy ớc luật tục... để giữ nghề và duy trì nghề, song đó chỉ là những kế sách tạm thời. Còn phát triển nghề thì cha đủ, bởi phát triển một nghề truyền thống thì việc ban hành các chính sách phát triển sản xuất TTCN là rất quan trọng. Không phải bắt đầu từ bây giờ mà ngay từ thời phong kiến, các bậc Vua, Chúa đã từng ra Sắc dụ khuyến khích việc sản xuất thủ công. Nhà nớc phong kiến Việt Nam còn quản lý sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công của các ngành nghề bằng cách thu thuế, chủ yếu là thuế hiện vật; thực thi chính sách triệu tập thợ giỏi từ một số ngành nghề nổi tiếng về Kinh đô để sản xất hàng cao cấp cho triều đình. Vào thế kỷ XVIII, dới triều Nguyễn, vua Minh Mạng, Gia Long, Thiệu Trị, Tự Đức đã liên tục cho mời thợ đóng thuyền Trung Kiên vào Kinh đô đóng truyền phục vụ cho Nhà nớc... Sang thời Pháp thuộc thì các cuộc "Chấn hng nghề và làng nghề thủ công Việt Nam" vào những năm đầu thế kỷ thứ XX cũng đợc tiến hành. Cũng chính trong thời gian này,

các nghề TCTT ở Nghệ An đứng trớc những thách thức mới, có nghề nhờ đó mà thịnh đạt, nhng cũng có một số nghề mai một dần do không bắt kịp với thời cuộc và do thuế cao.

Hoà bình lập lại, với sự quan tâm của chính quyền mới các mặt hàng nghề TCTT lại có điều kiện để phát triển. Dới chế độ mới, nhân dân Nghệ An hăng hái lao động, sản xuất, phát triển làng nghề, nhờ đó nhiều mặt hàng thủ công chiếm vị trí cao trong sự lựa chọn của khách hàng. Chẳng hạn, nghề mây tre đan Nghi Phong trong giai đoạn từ 1965 trở đi là giai đoạn phát triển mạnh nhất, hàng hoá đ- ợc thị trờng các nớc nh Liên Xô, Đông âu tiêu thụ khá lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề thủ công truyền thống ở nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 36)