+ Hoạt động của TTHTCĐ được đánh giá là có hiệu quả, có chất lượng khi:
- Số lượng người tham gia vào các hoạt động giáo dục theo từng lĩnh vực ngày càng tăng, phát huy được tinh thần làm chủ của người dân trong cộng đồng.
- Người dân biết vận dụng các kiến thức KHCN mới được tiếp thu từ TTHTCĐ để áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt góp phần nâng cao năng suất lao động; biết vận dụng kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình; có ý thức bảo vệ môi trường sống...
- Cộng đồng dân cư hiểu biết về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình; không vi phạm pháp luật, không vi phạm các tệ nạn xã hội góp phần nâng cao mặt bằng dân trí.
- Duy trì được các lớp xóa mù, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; tham gia công tác phổ cập giáo dục tại địa phương góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về PCGDTHCS.
- Huy động được nhiều nguồn lực từ chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và của các tổ chức kinh doanh, các học viên và từ lòng hảo tâm của các cá nhân ngay tại địa phương.
- Đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
+ Các yêú tố đảm bảo đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ:
- Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự đồng tình ủng hộ của chính quyền, của các ban ngành đoàn thể địa phương.
Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác “Xây dựng xã hội học tập”, quan
tâm chỉ đạo sát sao, biết đưa các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước vào cuộc sống thì nơi đó phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển mạnh; đặc biệt là hoạt động của các TTHTCĐ thực sự mang lại hiệu quả.
- Năng lực quản lý, tinh thần trách nhiệm của cán bộ phụ trách TTHTCĐ.
Cán bộ quản lý TTHTCĐ là những người tổ chức, giám sát, điều hành các hoạt động của trung tâm. Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất quyết định sự phát triển bền vững của TTHTCĐ. Bởi vì, TTHTCĐ có thu hút được đông đảo người dân tham gia hay không, có hấp dẫn hay không, có khai thác được các nguồn lực từ cộng đồng hay không là phụ thuộc vào tài tổ chức, tài lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý TTHTCĐ.
- Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo của Sở GD&ĐT; công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá xếp loại của phòng GD&ĐT huyện đối với TTHTCĐ và cán bộ quản lý TTHTCĐ.
Sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Sở GD&ĐT thông qua các văn bản, các chương trình tập huấn đã giúp cho các TTHTCĐ xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình; bên cạnh đó Phòng GD&ĐT huyện là cơ quan trực tiếp tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các TTHTCĐ cho nên cần phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, đánh giá xếp loại để biết được kế hoạch triển khai đến đâu, có vướng mắc khó khăn gì, đồng thời tìm các giải pháp để thúc đẩy hoạt động của các trung tâm và kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ cho TTHTCĐ hoạt động và có chế độ phụ cấp thỏa đáng cho cán bộ quản lý TTHTCĐ.
Để trung tâm bước đầu có thể triển khai được các hoạt động thì cần phải có cơ sở vật chất ban đầu như: loa đài, ti vi, đầu CVD, máy chiếu, tủ
sách vì vậy các địa phương cần phải cân đối ngân sách hỗ trợ kinh phí theo đúng quy định của Nhà nước cho các TTHTCĐ hoạt động và có chế độ phụ cấp cho ban quản lý TTHTCĐ một cách thỏa đáng để kịp thời động viên tinh thần làm việc, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với cộng đồng.
- Sự tự nguyện tham gia và tinh thần làm chủ của người dân trong cộng đồng.
TTHTCĐ chỉ có thể hoạt động, duy trì bền vững khi có sự tham gia một cách tự nguyện của người dân trong cộng đồng. Sự tham gia này chứng tỏ xuất phát từ lòng hiếu học và nhu cầu học tập thường xuyên, học suốt đời của người dân; đồng thời tạo điều kiện để huy động nguồn lực (vật lực, tài lực...) cho hoạt động của trung tâm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng ta thấy rằng TTHTCĐ ở nước ta đã hình thành và phát triển cho đến nay đã tròn 14 năm. Từ các mô hình thí điểm đầu tiên (năm 1997, 1998) hoạt động của các TTHTCĐ đã tỏ ra có hiệu quả và có tác dụng thật sự trong việc tạo cơ hội học tập cho mọi người trong cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Do đó việc xây dựng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ là một yêu cầu tất yếu.
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức việc tạo điều kiện và cơ hội cho nhân dân học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhà nước ta là Nhà
nước của dân, do dân và vì dân, vì vậy Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến việc phát triển mô hình giáo dục này để phục vụ nhân dân. Trên thực tế, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương và quyết sách đúng đắn, kịp thời cho nên TTHTCĐ đã phát triển hầu hết trên khắp cả nước. Nhiều trung tâm đã đi đúng hướng và thực sự có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều trung tâm hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, đặc biệt ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, đồng bào dân tộc ít người.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để trong những năm tiếp theo các TTHTCĐ trên phạm vi cả nước nói chung, huyện Nghĩa Đàn nói riêng đều đi vào hoạt động có hiệu quả, phát triển bền vững, phục vụ tốt nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời cho nhân dân, tạo tiền đề xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.
Chương 2