Việc triển khai xây dựng và phát triển các TTHTCĐ ở tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Nghĩa Đàn nói riêng tuy có muộn hơn so với cả nước, nhưng tốc độ phát triển khá nhanh và bền vững. Sau khi chia tách thành lập Thị xã Thái Hòa, tại thời điểm năm 2008 Nghĩa Đàn đã có 24 TTHTCĐ/24 xã (đạt tỉ lệ 100%).
Trong năm 2010 các TTHTCĐ đã tổ chức được nhiều lớp học, với hơn 42.500 lượt người tham gia, số buổi học khoảng 2.400 buổi; năm 2011 đã thu hút được 48.682 người học, số buổi học tăng lên 2.456 buổi. Trong đó các chuyên đề chủ yếu là:
- Chuyển giao KHCN chiếm khoảng hơn 80% - Phổ biến giáo dục pháp luật chiếm khoảng 10 %
- Kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng chiếm khoảng 5%
Kết quả đánh giá, xếp loại về hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ trong 2 năm: năm 2009 và năm 2010 như sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả xếp loại 24 TTHTCĐ năm 2009 và năm 2010 TT Mức xếp loại Năm 2009 Năm 2010 1 Trung tâm HTCĐ được đánh giá đạt hiệu quả
hoạt động tốt 4/24 5/24
2 Trung tâm HTCĐ được đánh giá đạt hiệu quả
hoạt động khá 6/24 17/24
3 Trung tâm HTCĐ được đánh giá đạt hiệu quả
hoạt động trung bình 14/24 2/24
4 Trung tâm HTCĐ được đánh giá đạt hiệu quả
hoạt động Yếu 0 0
Bảng 2.1 cho thấy:
- Hoạt động của các TTHTCĐ ngày càng có hiệu quả, chất lượng ngày càng cao, cụ thể: Tỉ lệ các trung tâm được xếp loại tốt tăng từ 16,6% (năm 2009) lên 20,8% (năm 2010); loại khá tăng từ 25% lên 70,8%; loại trung bình giảm từ 58,3% xuống 8,3%; không có TTHTCĐ xếp loại yếu.
- Các TTHTCĐ ngày càng thu hút được nhiều người dân trong cộng đồng tham gia chứng tỏ sự cần thiết tồn tại và phát triển của mô hình học tập này.
Qua thực tế cho thấy: địa phương nào có TTHTCĐ hoạt động hiệu quả, chất lượng thì ở đó người dân có điều kiện được học tập; được tiếp thu thông tin, nâng cao hiểu biết về thời sự, về chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; biết áp dụng những thành tựu của KHKT, công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi; biết chú trọng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.... góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế - xã hội. Một số địa phương có TTHTCĐ hoạt động kém hiệu quả, chủ yếu tập trung ở các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người, đời sống dân trí
thấp, cuộc sống của nhân dân khó khăn; bên cạnh đó cán bộ quản lý TTHTCĐ ở đây năng lực quản lý còn hạn chế, chưa thật sự tâm huyết với mô hình giáo dục này và nhận thức chưa đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của TTHTCĐ.