V. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
4 Tăng cường công tác đánh giá xếp loại hoạt động của
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu đối với một luận văn, bao gồm: cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Trung tâm học tập cộng đồng là một mô hình giáo dục, có khả năng to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mỗi người dân và của cả cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội học tập. Vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng; là đòi hỏi có tính khách quan, phù hợp với yêu cầu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, văn hóa của người dân ở các địa phương trong cả nước nói chung, trong huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An nói riêng.
1.2. Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cộng đồng; vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế trong khâu bố trí cán bộ quản lý, xây dựng kế hoạch, thực hiện chương trình, kinh phí hoạt động.
1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ huyện Nghĩa Đàn. Trong đó giải pháp đảm bảo CSVC, kinh phí phục vụ cho hoạt động của TTHTCĐ và có chế độ phụ cấp thỏa đáng cho cán bộ quản lý TTHTCĐ được xem là giải pháp trung tâm.
Kết quả thăm dò cho thấy các giải pháp này nếu được thực hiện đồng bộ sẽ đem lại hiệu quả cao cho các TTHTCĐ.
1.4. Luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
1.5. Với hướng nghiên cứu này, có thể mở rộng hướng nghiên cứu về vấn đề giải pháp thu hút nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng và phát triển TTHTCĐ.
Luận văn này làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ phụ trách các TTHTCĐ.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với UBND tỉnh
- Tham mưu, đề xuất cho Bộ Nội vụ sớm ban hành chính sách về chế độ phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ phụ trách TTHTCĐ.
- Tiết kiệm các nguồn vốn để đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các TTHTCĐ, đặc biệt đối với các huyện miền núi, các huyện có nền kinh tế thấp tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao mặt bằng dân trí, rút ngắn giữa miền núi và miền xuôi, giữa nông thôn với thành thị.
2.2. Đối với Sở GD&ĐT
- Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ phụ trách TTHTCĐ; tăng cường công tác thi đua- khen thưởng; tổ chức hướng dẫn biên soạn tài liệu để phục vụ cho các hoạt động của TTHTCĐ.
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh thực hiện đúng tinh thần Thông tư 40/2010/TT-BGD về việc bố trí 1 giáo viên có đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn về công tác tại TTHTCĐ và Thông tư 96/2008/TT-BTC về hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên cho các TTHTCĐ tối thiểu từ 20- 25 triệu đồng/năm và chế độ cho ban quản lý TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các TTHTCĐ hoạt động.
- Tăng cường kiểm tra và có biện pháp xử lý việc thực hiện làm con dấu và mở tài khoản riêng của các TTHTCĐ.
2.3. Đối với Phòng GD&ĐT huyện:
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT;
- Xây dựng kế hoạch công tác, chương trình hoạt động cụ thể về lĩnh vực quản lý, chỉ đạo hoạt động các TTHTCĐ;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các TTHTCĐ; công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ; công tác tổ chức hội nghị, giao ban rút kinh nghiệm, công tác thi đua khen thưởng
2.4. Đối với Đảng ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm và chỉ đạo thường xuyên hơn đối với TTHTCĐ. Các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành, đoàn thể cần tích cực phối hợp với TTHTCĐ trong các hoạt động để góp phần xây dựng xã hội học tập ./.