V. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
19- Tham dự đầy đủ họp định kỳ, họp giao ban, hội nghị 4 điểm 20 Hàng năm có ít nhất 1 SKKN về mô hình nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ2 điểm
3.2.5. Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng; quản lý của Chính quyền, Phòng GD&ĐT huyện và công tác phối hợp với các ban ngành, tổ
quyền, Phòng GD&ĐT huyện và công tác phối hợp với các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội, TTGDTX huyện
* Mục tiêu của giải pháp
- Nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ
- Giúp cho cán bộ quản lý TTHTCĐ thấy được tầm quan trọng của công tác liên kết, phối hợp trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ
* Các biện pháp thực hiện
+ Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo đảng, sự quản lý của chính quyền đối với các TTHTCĐ
Trước hết cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền đối với các TTHTCĐ. Kinh nghiệm cho thấy khi cấp ủy và chính quyền các cấp nhận thức rõ tầm quan trọng của chủ trương “Xây dựng xã hội học tập”, thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, triển khai các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước vào cuộc sống thì ở những nơi đó phong trào khuyến học, khuyến tài, TTHTCĐ ở đó phát triển vững chắc và tổ chức hoạt động đem lại hiệu quả cao.
Để nâng cao vai trò của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các tổ chức đoàn thể của các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt tinh thần các Chỉ thị của Trung ương: Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Quyết định 112/QĐ-TTg ngày
18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005- 2010” và các chỉ thị, kế hoạch, chương trình của UBND tỉnh Nghệ An cũng như các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nghệ An. Làm cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhận thức đầy đủ và sâu sắc vị trí của TTHTCĐ “là cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm tự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của nhà nước; đồng thời phải phát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư để xây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm...”
Các cấp, các ngành cần quan tâm chỉ đạo sâu sát phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ; cần đưa chủ trương thực hiện “Nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ” vào trong Nghị quyết, kế hoạch hoạt động năm.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền nên mạnh dạn đưa các chỉ tiêu về công tác chỉ đạo, quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ vào tiêu chí xét thi đua, khen thưởng cuối năm.
+ Thứ hai: Nâng cao vai trò quản lý, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện
Phòng GD&ĐT huyện là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ do đó cần đẩy mạnh công tác quản lý mình đối với các TTHTCĐ để góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương , cụ thể như sau:
- Phòng GD&ĐT cần phải xây dựng được quy định về đánh giá xếp loại các TTHTCĐ với các tiêu chí cụ thể, chi tiết, phù hợp với thực tiễn của địa phương;
- Hướng dẫn công tác lập kế hoạch năm, tháng, quý cũng như kế hoạch trung hạn, dài hạn; công tác quản lý hồ sơ...v.v...
- Thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các TTHTCĐ, để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch và phát hiện nhân rộng những mô hình hoạt động có hiệu quả.
- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác của TTHTCĐ vào cuối hàng kỳ, hàng năm;
- Có kế hoạch tổ chức họp định kỳ, giao ban đối với cán bộ quản lý TTHTCĐ; quy định chế độ báo cáo để nắm bắt kịp thời kế hoạch hoạt động của các trung tâm;
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng vào cuối hàng kỳ, hàng năm. + Thứ ba: Tăng cường công tác phối hợp với Hội khuyến học, các tổ chức chính trị xã hội, trung tâm GDTX huyện.
- Phối hợp với Hội khuyến học:
Hội khuyến học Việt Nam là một tổ chức xã hội của người Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, góp sức xây dựng cho phong trào “toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục” và “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Hội khuyến học có nhiệm vụ:
• Khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập thường xuyên trong nhân dân, nhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của mọi người trong xã hội, góp sức phấn đấu cho sự công bằng xã hội về giáo dục, hình thành xã hội học tập, đặc biệt chú ý những người nghèo, người khuyết tật không có điều kiện học tập, những người có năng khiếu.
• Liên kết mọi gia đình và tổ chức xã hội cùng các cơ sở GD&ĐT thực hiện sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, học kết hợp với hành, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
• Tư vấn, phản biện về giáo dục trên cơ sở tập hợp ý kiến của đông đảo các nhà giáo dục, nhà khoa học và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; kiến nghị với Đảng, chính quyền, ngành giáo dục cùng cấp về các chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển giáo dục, hình thành xã hội học tập.
Từ những nhiệm vụ của Hội khuyến học, chúng ta thấy các tổ chức hội ở cơ sở là mạng lưới liên kết, là nguồn lực quan trọng trong việc giúp TTHTCĐ nắm bắt được nhu cầu của cộng đồng; nguồn lực có ngay tại cộng đồng, tại mỗi gia đình, dòng họ; là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch hoạt động của trung tâm phù hợp với nhu cầu của người dân , tổ chức các hoạt động có hiệu quả, chủ động tìm ra được những nguồn lực cần thiết để duy trì hoạt động của trung tâm. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ cán bộ quản lý cần phải coi trọng vai trò tham mưu của Hội khuyến học.
- Phối hợp với các ban, ngành, tổ chức đoàn thể:
Chúng ta biết rằng, khi muốn tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng là cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị; từ Cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc đến tất cả các cán bộ đảng viên, hội viên v.v...
Do vậy mà các tổ chức như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và các ban ngành tại địa phương là những nguồn lực cần thiết cho tổ chức hoạt động của TTHTCĐ. Cán bộ quản lý TTHTCĐ cần phối hợp với tất cả các tổ chức này trên mọi mặt từ tuyên truyền, vận động người dân tham gia học tập đến làm báo cáo viên, hướng dẫn viên giảng dạy cho trung tâm.
Nhiệm vụ của TTGDTX được quy định rõ tại điều 3 của Quy chế tổ chức và hoạt động của TTGDTX ban hành kèm theo Quyết định 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 2/1/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT như sau:
• Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục: Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, chuyển giao công nghệ; ...
• Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở GD&ĐT, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.
Nhiệm vụ của TTGDTX huyện đối với TTHTCĐ được Sở GD&ĐT Nghệ An cụ thể hóa tại công văn số 1863/SGD&ĐT-GDTX ngày 14/9/2010 như sau:
• Tư vấn, chọn, điều động giáo viên tham gia giảng dạy về chuyên môn, nghiệp vụ, biên soạn tài liệu cho TTHTCĐ; chủ động với Hội khuyến học giúp đỡ các TTHTCĐ về nội dung, chương trình hoạt động.
• Phối hợp với phòng GD&ĐT đánh giá hoạt động các TTHTCĐ để từ đó có biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của của các trung tâm này.
Cán bộ quản lý TTHTCĐ cần tìm hiểu, nghiên cứu các chức năng, nhiệm vụ được giao của TTGDTX để làm căn cứ chủ động phối hợp, tích cực khai thác nguồn lực hỗ trợ hoạt động cho TTHTCĐ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm.
* Điều kiện thực hiện giải pháp
- Mọi cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần chủ trương lớn của Đảng về “xây dựng xã hội học tập”, phải thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.
- Cán bộ quản lý TTHTCĐ cần tăng cường sự hợp tác, liên kết với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức hội để triển khai có hiệu quả hoạt động của trung tâm.