Những nguyên tắc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các TTHTCĐ huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 58)

hoạt động các TTHTCĐ huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi một số giải pháp đề xuất phải hướng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An để các TTHTCĐ hoạt động mang tính bền vững, có chất lượng và hiệu quả nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân trong cộng đồng có cơ hội học tập, góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội địa phương; thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với thực tiễn về kinh tế- xã hội ở Nghệ An nói chung và ở huyện Nghĩa Đàn nói riêng; đồng thời phải phù hợp với năng lực quản lý của cán bộ địa phương; phong tục, tập quán, tâm lý lứa tuổi của người dân và phù hợp những hoạt động giáo dục đặc trưng của mô hình TTHTCĐ.

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện

Nguyên tắc này đòi hỏi một số giải pháp được đề xuất phải tác động lên toàn bộ các quy định về tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ tại các xã, phường, thị trấn, bao gồm: Mục tiêu, kế hoạch hoạt động, chương trình giảng dạy, tổ chức và quản lý, cơ sở vật chất, tài chính, kiểm tra đánh giá v.v...

3.1.4. Nguyên tắc hiệu quả

Tính hiệu quả được thể hiện ở chỗ số lượng các cấp quản lý ít, chi phí thấp song lại có hiệu quả cao nhất. Vì vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w