TTHTCĐ và có chế độ phụ cấp thỏa đáng cho cán bộ quản lý TTHTCĐ
* Mục tiêu của giải pháp
Nhằm giúp cho cán bộ quản lý nắm vững nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất, tài chính của TTHTCĐ cũng như khai thác tài lực, vật lực từ cộng đồng; bên cạnh đó giúp cho các cấp lãnh đạo có sự quan tâm đúng mức, tạo điều kiện về kinh phí đảm bảo cho hoạt động của trung tâm và chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ quản lý TTHTCĐ.
* Nội dung của giải pháp
Cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của TTHTCĐ được quy định tại điều 21, 22 chương V của Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT.
- Cơ sở vật chất và các thiết bị cần thiết cho hoạt động của trung tâm trên cơ sở đầu tư, trang bị mới hoặc tận dụng cơ sở vật chất sẵn có trên địa
bàn cấp xã. Mỗi trung tâm tối thiểu phải có: Biển hiệu, con dấu, loa đài, ti vi, đầu VCD, tủ sách...
- Về kinh phí hoạt động của trung tâm được ngân sách nhà nước cấp và huy động từ các nguồn khác như từ các dự án, các chương trình khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, khuyến lâm; từ nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức kinh tế- xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các đoàn thể trong và ngoài nước...
Thông tư 96/2008/TT-BTC ngày 27/10/2008 của Bộ Tài chính` cũng đã hướng dẫn mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước gồm: Kinh phí mua sắm trang thiết bị ban đầu tối thiểu là 30 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên đối với TTHTCĐ các xã thuộc khu vực I tối thiểu 20 triệu đồng/năm, TTHTCĐ các xã thuộc khu vực II, III tối thiểu 25 triệu đồng/ năm.
- Về chế độ phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ quản lý TTHTCĐ được quy định Thông tư 96/2008/TT-BTC như sau: Hỗ trợ chi trả phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ tham gia vào công tác quản lý trung tâm do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định tùy thuộc vào kinh tế xã hội, khả năng ngân sách của địa phương.
Trên cơ sở thực hiện Thông tư 96/2008/TT-BTC, UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 3779/QĐ-UBND.VX ngày 5/8/2009 quy định mức hỗ trợ ban đầu cho các TTHTCĐ từ 5- 10 triệu đồng, kinh phí hoạt động thường xuyên 5- 25 triệu đồng.
* Các biện pháp thực hiện giải pháp
+ Thứ nhất: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học và kinh phí hoạt động cho TTHTCĐ
Để đảm bảo cho TTHTCĐ hoạt động đáp ứng được nhu cầu người học, mỗi trung tâm cần phải có cơ sở vật chất cơ bản như sau:
- Phòng học: Để thực hiện tốt chức năng giáo dục như học văn hóa, tập huấn, dạy nghề, thảo luận..
- Phải có thư viện, phòng đọc sách báo, tủ sách: Để thực hiện chức năng thông tin, tư vấn.
- Văn phòng làm việc: Là nơi cho Ban giám đốc sinh hoạt và còn là nơi hội họp để thực hiện chức năng liên kết, phối hợp.
- Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động học tập thì cần trang bị thêm máy chiếu Projecter, máy vi tính, máy in, nối mạng Internet; tủ đựng hồ sơ, các loại hồ sơ, tủ sách giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật; các loại dụng cụ thể thao như bóng bàn, cầu lông v.v...
Trên thực tế, mức hỗ trợ kinh phí thường xuyên cho hoạt động của trung tâm chi trả cũng chưa đầy đủ và kịp thời. Vì vậy, trong điều kiện nguồn kinh phí hạn hẹp của nhà nước cấp, cán bộ TTHTCĐ cần phải tích cực huy động các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, từ các dự án, chương trình để đảm bảo đủ chi cho hoạt động của trung tâm; mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho học tập để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ.
+ Thứ hai: Thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ quản lý TTHTCĐ một cách thỏa đáng.
Đối với chế độ phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ quản lý TTHTCĐ cũng cần phải được quan tâm đúng mức. Tục ngữ có câu “Có thực mới vực được đạo”; quản lý suy cho cùng là quản lý con người, là cách thức tổ chức nhằm thúc đẩy tính tích cực sáng tạo lao động của con người; con người hoạt động đều xuất phát từ những lợi ích , những nguyện vọng và những nhu cầu nhất định. Trong đó lợi ích kinh tế cá nhân chính là động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình tái tạo sức lao động; khi lợi ích này được thỏa mãn thì cá nhân sẽ cống hiến hết mình cho công việc từ đó tạo điều kiện thỏa mãn cho lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội. Vì vậy, chế độ chính sách cho cán bộ quản lý TTHTCĐ cần được chi trả một cách thỏa đáng.
Để đảm bảo chế độ chung và thống nhất cho cán bộ quản lý TTHTCĐ trong cả nước Bộ GD&ĐT cần phải tham mưu cho Bộ Tài chính quy định hệ số phụ cấp kiêm nhiệm cụ thể cho các chức danh giám đốc, phó giám đốc TTHTCĐ. Trong khi chưa có văn bản của Bộ GD&Đ thì Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh quy định về mức chi trả phụ cấp cho cán bộ quản lý TTHTCĐ một cách thỏa đáng hơn nhằm động viên kịp thời cho cán bộ quản lý phát huy tinh thần, trách nhiệm trong công việc.
* Các điều kiện thực hiện giải pháp
- Để thu hút được sự đầu tư về tài chính từ cộng đồng, thì TTHTCĐ trước hết phải tổ chức được một số hoạt động đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng;
- Thực hiện công khai tài chính, thu chi minh bạch, đúng mục đích; - Vận động một số tổ chức, cá nhân có điều kiện kinh tế đi đầu trong cuộc vận động ủng hộ nguồn lực vì cộng đồng;
- Trước mắt đối với UBND huyện, UBND tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến chế độ đãi ngộ cho cán bộ quản lý TTHTCĐ.