tập của TTHTCĐ phù hợp với nhu cầu của mọi người dân và điều kiện thực tế của địa phương
* Mục tiêu của giải pháp
Nhằm giúp cho cán bộ quản lý TTHTCĐ nắm vững các bước lập kế hoạch; yêu cầu về xây dựng nội dung, chương trình học tập phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, văn hóa xã hội, phong tục tập quán, khả năng học tập của các đối tượng của từng địa phương.
* Nội dung của giải pháp
Xây dựng kế hoạch hay kế hoạch hóa, là chức năng cơ bản nhất trong những chức năng quản lý. Chức năng này bao gồm xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần phấn đấu; chương trình hành động và thiết lập các bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong một thời gian nhất định.
Kế hoạch hoạt động cần phải chi tiết, cụ thể đến từng năm, quý, tháng; ngoài ra cũng cần phải xây dựng kế hoạch có tính chiến lược như kế hoạch trung hạn, dài hạn. Tuy nhiên, công tác kế hoạch của TTHTCĐ phải có tính mềm dẻo, linh hoạt hơn nhiều so với các cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bởi vì, kế hoạch dựa trên cơ sở chủ yếu là nhu cầu, điều kiện, khả năng của người học.
Việc xây dựng chương trình, nội dung học tập của TTHTCĐ cần phải bám sát vào điều kiện cụ thể về kinh tế, văn hóa xã hội, phong tục tập quán của từng địa phương; khả năng và điều kiện học tập của người dân trong cộng đồng. Vì vậy, không có một chương trình, một nội dung học tập chung cho tất cả mọi người dân trong cộng đồng.
Nội dung, chương trình học tập tại các TTHTCĐ tuy có sự khác nhau về đặc điểm của từng địa phương, loại đối tượng, lứa tuổi nhưng cơ bản vẫn tập trung vào năm nhóm chương trình theo tinh thần của Thông tư 26/2010/TT-BGDĐT ngày 27/10/2010 của Bộ GD&ĐT về chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, bao gồm :
1. Chương trình giáo dục pháp luật.
2. Chương trình giáo dục văn hóa – xã hội. 3. Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường. 4. Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe. 5. Chương trình giáo dục phát triển kinh tế. * Các biện pháp thực hiện giải pháp
+ Thứ nhất: Tổ chức khảo sát, phân tích nhu cầu học tập của người dân theo từng thôn, bản và đối tượng học tập để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể.
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động, chương trình, nội dung học tập cho phù hợp với nhu cầu của mọi người dân và tình hình thực tế của địa phương là rất khó khăn, vì trong cùng một xã, phường, thị trấn nhưng mỗi thôn, bản lại có tập quán khác nhau, trình độ nhận thức khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau. Do đó, công tác lập kế hoạch cần dựa trên ba yếu tố cơ bản là:
- Nhu cầu học tập của người học: Người dân có những nhu cầu học tập rất khác nhau như học bổ túc văn hóa, xóa mù; học kiến thức liên quan đến sản xuất, chăn nuôi, chuyển giao KHKT; học kiến thức về chăm sóc sức khỏe, đời sống; tìm hiểu chính sách, pháp luật...v.v...
- Điều kiện của người học: Điều kiện học tập của người dân trong cộng đồng cũng rất đa dạng. Có người có khả năng theo lớp dài hạn, có người chỉ theo lớp ngắn hạn; có người học được vào ban ngày, có người chỉ có thể học vào ban đêm; có người có kinh phí để học, có người không có điều kiện về kinh phí...
- Khả năng của người học: Học viên theo học ở các TTHTCĐ chủ yếu là người lớn. Ở đối tượng này có sự chênh lệch nhau về trình độ, nhận thức, về kinh nghiệm sống, kinh nghiệm vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất, kinh doanh...
Để xây dựng được kế hoạch hoạt động đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi, cần phải tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Thu thập các thông tin cơ bản về cộng đồng, bao gồm:
• Tình hình kinh tế và đời sống của nhân dân;
• Điều kiện tự nhiên của địa phương;
• Trình độ văn hóa và tình hình giáo dục;
• Phong tục, tập quán;
• Các vấn đề về sức khỏe, môi trường, giao thông, tệ nạn xã hội;
• Các dịch vụ phục vụ đời sống;
• Các nguồn lực, tiềm năng phát triển...
Các thông tin trên được thu thập, khai thác thông qua hệ thống câu hỏi, phỏng vấn, trao đổi, thảo luận...; để thuận lợi hơn cần phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp khảo sát, điều tra mới có thể nắm bắt được nhu cầu học tập của người dân. Phải biết vận dụng đội ngũ ban cán sự khối,
xóm; hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh... của khối, xóm vào công tác điều tra, khảo sát.
- Bước 2: Phân tích, xác định các vấn đề cấp thiết và nhu cầu của cộng đồng
Sau khi có kết quả khảo sát, Ban quản lý THHTCĐ cần:
• Trao đổi, phân tích và sắp xếp các vấn đề theo 5 lĩnh vực (chương trình) cơ bản.
• Xác định các nhu cầu của cộng đồng có phù hợp với xu hướng phát triển của địa phương, của xã hội hay không? Có đảm bảo lợi ích của cá nhân và lợi ích tập thể hay không?
• Xác định trong các nhu cầu của cộng đồng thì nhu cầu nào là cấp thiết, cần được ưu tiên giải quyết trước? sắp xếp các vấn đề ưu tiên theo thứ tự 1,2..
- Bước 3: Lập kế hoạch hoạt động
Ở bước này Ban quản lý cần phải xác định: Mục tiêu tổng quát của kế hoạch; kế hoạch được thực hiện trong thời gian bao lâu (ngắn hạn, dài hạn, trung hạn); các nguồn lực (vật lực, tài lực, trí lực) đảm bảo cho việc thực hiện, triển khai kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ; dự kiến chỉ tiêu, kết quả đạt được.
Kế hoạch thực hiện cần phải chi tiết, cụ thể về các yêu cầu:
• Thời gian tổ chức
• Nội dung chuyên đề
• Đối tượng người học
• Số lượng người tham gia
• Địa điểm (Hội trường UBND xã, tại làng bản...)
• Hình thức tổ chức (cuộc thi, hái hoa dân chủ...)
• Kinh phí tổ chức (tài liệu,nước uống,bồi dưỡng giáo viên...)
• Bộ phận phụ trách lên lớp...v.v...
+ Thứ hai: Tổ chức xây dựng chương trình, lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp với nhu cầu học tập của người dân trong cộng đồng.
Nội dung, chương trình học tập tại TTHTCĐ không có một khung chương trình thống nhất và chung cho mọi người dân, mà phải là một chương trình học tập hết sức linh hoạt và “mở”; phương châm là “cần gì học nấy”.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, thì nội dung chương trình còn phải bám sát vào nhiệm vụ chính trị, những vấn đề bức xúc của địa phương, của xã hội.
Chương trình, nội dung học tập tại các TTHTCĐ cần phải linh hoạt ở chỗ:
- Phù hợp với từng đối tượng người học: Người học đến với TTHTCĐ có nhiều đối tượng với nhu cầu học khác nhau có người đến học để xóa mù, người đến học kiến thức về kỹ năng lao động, người học về chăm sóc sức khỏe, có người tìm hiểu về luật pháp, chế độ chính sách, người lại có nhu cầu về văn hóa, văn nghệ, thể thao...v.v...
Chẳng hạn: Ở thôn A, người dân đang bức xúc về vấn đề ô nhiễm môi trường đó là rác thải, sức khỏe cộng đồng thì chương trình, nội dung học tập ở đây cần tập trung vào lĩnh vực giáo dục bảo vệ sức khỏe và giáo dục bảo vệ môi trường; bên cạnh đó cần tuyên truyền, giáo dục về pháp luật.
Ở thôn B, người dân lại có nhu cầu tìm hiểu kinh nghiệm về chăn nuôi nhím, nuôi bò sữa, giải quyết tranh chấp đất đai thì chương trình lại cần tập trung vào lĩnh vực giáo dục pháp luật và giáo dục phát triển kinh tế v.v...
- Phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương: Đối với những địa phương thuộc một số xã vùng sâu, vùng xa phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số Thanh, Thái, Thổ sinh sống do đó chương trình dạy học ở TTHTCĐ chủ yếu là tập trung vào lĩnh vực xóa mù chữ, phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe. Đối với các địa phương thuộc khu vực trung tâm, có đời sống kinh tế phát triển thì chương trình học tập ở TTHTCĐ chủ yếu tập trung vào chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục- thể thao. Còn đối với các địa phương có nhiều giáo dân sinh sống thì chương trình cần tập trung vào lĩnh vực kế hoạch hóa, giáo dục pháp luật, phát triển kinh tế ...v.v...
+ Thứ ba: Tổ chức linh hoạt, đa dạng hình thức, phương pháp học tập. Đối tượng người học ở TTHTCĐ tuy đa dạng, nhưng chủ yếu là “người lớn”. Do đó khi lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức cũng phải hết sức phù hợp với tâm lý lứa tuổi, linh hoạt, đa dạng và phong phú.
Mô hình hoạt động của các TTHTCĐ phải là mô hình “Động”; các lớp học không chỉ tập trung ở hội trường UBND xã, mà cần đưa về tận các thôn, bản; có thể học tại một cánh đồng hay học tại một trại chăn nuôi. Lớp học có thể triển khai vào buổi ngày hoặc buổi tối hoặc ngày nghỉ hoặc học ngay trước lúc làm v.v... tùy thuộc vào điều kiện học tập của người dân.
Phương pháp dạy học phải biết lồng ghép nội dung các chuyên đề học tập vào nhau để tránh sự khô khan, nhàm chán; phải biết phát huy tính tích cực, độc lập của người học; phải chú ý tạo cơ hội để họ được nói lên kinh nghiệm của mình, được tham gia tranh luận, được học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra cần tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái có thể dưới dạng cuộc thi, hái hoa dân chủ để họ dễ tiếp thu, tránh gây căng thẳng, mệt mỏi.
+ Cán bộ quản lý TTHTCĐ phải thấy được vai trò, ý nghĩa của việc điều tra, nắm bắt nhu cầu học tập của cộng đồng và quy trình lập kế hoạch hoạt động để đạt hiệu quả.
+ Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy cần phải xác định rõ đối tượng người học ở TTHTCĐ, đặc điểm tâm lý của người lớn để có những hình thức, phương pháp tổ chức học tập phù hợp.
+ Ngành giáo dục cần tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý TTHTCĐ, cụ thể như: phương pháp điều tra nhu cầu học tập; các bước lập kế hoạch hoạt động; cách thức triển khai nội dung Thông tư 26/TT- BGDĐT về ban hành chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;